CV lễ tân - Nắm bắt cách viết để trúng tuyển ngay tức thì
Ngày đăng: 23/10/2020
Lễ tân là một vị trí việc làm khá quen thuộc và phổ biến hiện nay. Đây là việc làm mà bạn có thể lựa chọn để kiếm thêm thu nhập cho mình ngay khi còn đang đi học hoặc có thể lựa chọn làm công việc full time tùy theo nhu cầu. Và tất nhiên, để ứng tuyển vị trí này thì một bản CV lễ tân chuyên nghiệp sẽ là điều cần thiết. Vậy, viết CV lễ tân như thế nào để có thể nắm bắt cho mình cơ hội việc làm tiềm năng này?
Thực tế, một bản CV lễ tân sẽ bao gồm các phần nội dung chính sau đây: Phần thông tin cá nhân, Học vấn, Mục tiêu trong công việc, Kinh nghiệm và Kỹ năng liên quan. Đây sẽ là những nội dung chính mà ứng viên cần cung cấp cho nhà tuyển dụng trong bản CV lễ tân của mình để có thể trở thành một cái tên tiềm năng cho vị trí này.
1. Cách viết phần thông tin cá nhân trong CV lễ tân
Đây là phần thông tin đầu tiên xuất hiện trong bản CV lễ tân của bạn. Với phần này, những thông tin đưa ra đều là những thông tin cá nhân, thông tin liên hệ của bạn. Bao gồm: Họ tên, Ngày tháng năm sinh, Địa chỉ, Số điện thoại cá nhân và Địa chỉ email.
Các thông tin này đều là những thông tin cơ bản về bản thân bạn. Tuy nhiên, không nên vì quá dễ dàng mà bạn có thể chủ quan. Hãy ghi một cách cẩn thận và chính xác để đảm bảo rằng nhà tuyển dụng có thể liên lạc với bạn một cách tốt nhất.
Ngoài ra, trong phần này, một bức ảnh về bạn sẽ là điểm cộng rất lớn và giúp bản CV được ấn tượng hơn. Vị trí lễ tân thường khá quan trọng về ngoại hình. Do vậy, việc kèm theo ảnh sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá cao sự chuyên nghiệp của bạn.
2. Cách viết phần học vấn, bằng cấp trong CV lễ tân
Thực tế thì vị trí lễ tân sẽ không yêu cầu bằng cấp quá cao. Tuy nhiên, nếu bạn ứng tuyển vào những khách sạn hay những nơi làm việc sang trọng thì bằng cấp cũng sẽ là vấn đề được chú ý. Thông thường, với vị trí này thì những chuyên ngành phù hợp có thể là Quản trị nhà hàng, khách sạn hay Quản trị du lịch,...
Với phần này bạn cần đưa ra những thông tin như niên khóa, tên trường, chuyên ngành và loại tốt nghiệp. Thêm vào đó là các chứng chỉ liên quan như chứng chỉ ngoại ngữ hay các chứng chỉ về kỹ năng khác,...
Sở hữu các chứng chỉ giúp bạn có thể đưa ra sự đảm bảo về khả năng làm việc của mình với vị trí lễ tân này, cũng như việc được đào tạo một cách bài bản nhất.
3. Cách viết phần mục tiêu nghề nghiệp
Là phần được đưa ra nhằm thể hiện được những dự định và kế hoạch của bản thân với vị trí lễ tân, thế nhưng, rất nhiều ứng viên thường không quá quan trọng về vấn đề này. Nhà tuyển dụng thường có mong muốn tìm kiếm ứng viên biết lập kế hoạch và có định hướng cụ thể trong công việc. Do vậy, mục tiêu nghề nghiệp sẽ là phần mà nhà tuyển dụng đánh giá liệu bạn có thực sự nghiêm túc với việc ứng tuyển này hay không.
Để có thể trở thành một ứng viên sáng giá thông qua mục tiêu nghề nghiệp thì bạn hãy nên chia thành 2 mục nhỏ gồm mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Với mục tiêu ngắn hạn, đây sẽ là dự định việc bạn sẽ làm khi được nhận vào vị trí lễ tân này. Còn mục tiêu dài hạn sẽ là điều bạn muốn hướng đến trong tương lai khi đã làm việc vị trí này trong khoảng thời gian nhất định. Lưu ý là mục tiêu nghề nghiệp của bạn nên gắn với mục tiêu và định hướng phát triển của nơi bạn ứng tuyển.
4. Viết phần kinh nghiệm làm việc ra sao?
Kinh nghiệm sẽ là phần được chăm sóc một cách khá kỹ càng và cẩn thận. Bởi đây là điều mà nhà tuyển dụng quan tâm nhất. Trong quá trình viết, hãy đưa ra những kinh nghiệm có sự liên quan tới vị trí lễ tân, bởi nếu không thì bản CV lễ tân của bạn sẽ bị giảm “về chất lượng” đi khá nhiều.
Thêm vào đó, kinh nghiệm nên bắt đầu từ thời điểm hiện tại trở về trước. Ghi như vậy sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm bắt thông tin mới nhất của bạn một cách dễ dàng và thuận tiện hơn. Ngoài ra, việc sử dụng các từ khóa trong kinh nghiệm sẽ tăng hiệu quả hơn cho bản CV lễ tân của bạn.
Con số, từ khóa chỉ sự thăng tiến hay từ khóa chỉ việc khen thưởng sẽ là những từ khóa nên có và nên xuất hiện. Điều này giúp bạn làm tăng khả năng xác thực thông tin, đảm bảo độ chính xác, đồng thời giúp nhà tuyển dụng có thể nắm bắt được hiệu quả công việc mà bạn có thể tạo ra.
Khi ghi kinh nghiệm bạn cũng cần phải ghi rõ ràng, chi tiết nhưng không quá lan man. Hãy nêu rõ vị trí bản đảm nhận, công việc thực hiện và kết quả tạo ra. Như vậy, việc truyền tải thông tin sẽ được triển khai một cách tốt nhất.
5. Cách viết phần kỹ năng trong CV
Bên cạnh kinh nghiệm thì kỹ năng cũng sẽ là điều mà nhà tuyển dụng chú ý. Nhờ kỹ năng mà bạn có thể thực hiện công việc của mình một cách tốt nhất, hiệu quả nhất. Cũng như đảm bảo khả năng hoàn thiện công việc và đem đến hiệu quả nhất định.
Với vị trí lễ tân thì các kỹ năng cần có như:
- Có kỹ năng giao tiếp và ứng xử phù hợp.
- Kỹ năng đọc và xử lý tình huống một cách nhanh chóng.
- Kỹ năng tin học văn phòng cơ bản.
- Khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm hiệu quả.
- Kỹ năng đàm phán, thuyết phục khách hàng.
- Kỹ năng ngoại ngữ.
- Kỹ năng về quản lý sổ sách.
- Có trách nhiệm với công việc, chăm chỉ, và tinh thần cầu tiến.
Đây là những kỹ năng cơ bản mà một ứng viên cần có nếu như dự định ứng tuyển vào vị trí lễ tân. Sở hữu những kỹ năng phù hợp sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao cũng như làm tăng khả năng trúng tuyển của mình cho vị trí này.
Ngoài những nội dung chính trên thì bản CV lễ tân của bạn có thể có thêm các phần nội dung khác như điểm mạnh, sở thích, các hoạt động tham gia hay những thành tích đạt được,...
Việc có thêm vào hay không sẽ phụ thuộc vào việc độ dài CV của bạn đến đâu cũng như yêu cầu của nhà tuyển dụng hay ý đồ truyền tải thông tin của bạn trong bản CV lễ tân. Đặc biệt, với phần các hoạt động tham gia hay thành tích đạt được sx là điều cần thiết nếu như kinh nghiệm của bạn không thực sự “dồi dào” và “giàu có” cho lắm. Tuy nhiên, việc đưa những thông tin đó vào cũng cần phải có sự liên quan đến vị trí mà bạn ứng tuyển đó là vị trí lễ tân.
Nhìn chung, cách viết CV lễ tân thực sự không quá khó. Điều bạn cần làm đó chính là biết cách đưa ra những thông tin khiến mình nổi bật nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Khác biệt với những ứng viên khác nhưng vẫn thỏa mãn được những điều mà vị trí lễ tân cần có ở ứng viên.
Mong rằng, với những thông tin được chia sẻ trên đây đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về cách viết CV lễ tân. Thông qua đó, bạn có thể tự tạo cho mình một bản CV lễ tân chuẩn nhất.
Tin liên quan
- CV xin việc Designer và những bí quyết ứng tuyển Designer
- CV xin việc điều dưỡng - Cơ hội dành cho các ứng viên cẩn thận?
- Hướng dẫn viết CV xin việc part time cho sinh viên