Bí quyết Viết CV xin thực tập chuẩn chỉnh hút nhà tuyển dụng
Ngày đăng: 29/01/2021
Bên cạnh CV xin việc chính thức sau khi rời công trường đại học, CV thực tập để được rèn luyện, nâng cao chuyên môn tại những doanh nghiệp như cũng là một trong những kỹ năng quan trọng với sinh viên, đặc biệt với những sinh viên năm cuối. Vậy bạn đã biết tạo CV thực tập như thế nào cho chuẩn và cần lưu ý những gì? Cách download mẫu CV xin thực tập ra sao? Chúng ta hãy cùng vnx.com.vn khám phá ngay trong bài viết ngay dưới đây nhé.
1. Đôi nét về tầm quan trọng của CV thực tập
Với tất sinh viên đại học hay cao đẳng, ngoài lĩnh hội tri thức trên giảng đường hay rèn luyện kỹ năng qua những hoạt động ngoại khóa, thì thực tập là quãng thời gian mà bất kỳ ai cũng phải trải qua. Đây không chỉ là quá trình giúp sinh viên củng cố thêm chuyên môn, nền tảng mà còn là giai đoạn bắt buộc giúp bạn vượt qua kỳ tốt nghiệp cam go và chinh phục được vị trí công việc như mơ ước. Nhiều bạn may mắn được trường giới thiệu đơn vị thực tập và không cần đến tài liệu này. Tuy vậy, cũng có nhiều trường đại học, cao đẳng cho phép sinh viên được quyền lựa chọn đơn vị thực tập.
Trong trường hợp này, viết CV dành cho sinh viên thực tập thuyết phục đơn vị tuyển dụng tại một công ty phát triển không đơn thuần là bản tài liệu tóm lược những thông tin bản thân để các doanh nghiệp chuyên ngành xem xét và đồng ý nhận bạn vào đào tạo và nộp báo cáo lên nhà trường, mà đích thị là tài liệu tạo cơ hội cho bạn thử sức mình và gặt hái được những thành công đầu đời tại một công ty theo đúng lĩnh vực từng mơ ước trước đó. Đặc biệt, đây là bản tài liệu bắt buộc và gửi đến nhà tuyển dụng ứng viên thực tập và nắm hiệu quả chinh phục trái tim nhà tuyển dụng đến 70%. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách để tạo ra một bản CV thực tập hoàn hảo cho mình ngay trong lần thực tập đầu tiên trước khi rời ghế nhà trường. Nếu bạn nằm trong số đó, nội dung hướng dẫn viết CV xin thực tập tiếp theo của vnx.com.vn sẽ dành cho bạn.
2. Hướng dẫn cách viết CV cho sinh viên thực tập chuyên nghiệp
Về cơ bản, cấu trúc của một mẫu CV thực tập sinh không khác nhiều với một CV xin việc thông thường, bởi lẽ nó đều là tài liệu đồng tiên gửi đến đơn vị, doanh nghiệp với mục tiêu săn tìm được một địa điểm để chứng minh năng lực.
Trong mẫu CV thực tập này, bạn cần chú ý đến một số nội dung bắt buộc bao gồm: Thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, kỹ năng, trình độ học vấn, kinh nghiệm (nếu có), một số hoạt động tham gia hoặc dự án từng có khi đang học tập tại trường Đại học, cao đẳng của bạn, người tham chiếu. Ứng với mỗi trường nội dung này bạn sẽ có một cách triển khai ý riêng. Theo dõi cụ thể dưới những hướng dẫn sau để tìm ra bí quyết viết CV xin thực tập chuẩn nhất nhé.
2.1. Thông tin cá nhân trong CV cho thực tập sinh
Nằm ở phần đắc địa nhất của mẫu CV cho sinh viên thực tập , thông tin cá nhân chính là nội dung cơ bản đầu tiên mang đến nhà tuyển dụng một cái nhìn tổng quát về bạn và phương cách giúp họ thông báo kết quả và liên hệ với bạn nếu có tin tốt lành. Do vậy, bạn nên trình bày một cách thật tươm tất khoa học. Song không cần đề cập quá nhiều thông tin để gây loãng, chỉ cần đề cập đến: Họ và tên, vị trí thực tập sinh, năm sinh, địa chỉ, email và số điện thoại.
Giúp nhà tuyển dụng có một hình dung về ngoại hình của bạn, đặc biệt trong những vị trí công việc dịch vụ như Lễ tân, quản lý khách sạn - nhà hàng, tiếp viên hàng không...bạn nên đặt một ảnh đại diện đẹp, liên quan đến công việc. Ảnh này không cần thiết phải là ảnh thẻ như trong sơ yếu lý lịch, song cần phản ánh sự nghiêm túc, lịch sử. mỗi thông tin này nên được trình bày theo từng gạch đầu dòng để đảm bảo yếu tố dễ nhìn nhé.
2.2. Mục tiêu nghề nghiệp khi viết CV thực tập
Với một mẫu CV xin việc cho sinh viên thực tập tiếng Việt hay CV tiếng anh cho sinh viên thực tập, điều mà nhà tuyển dụng mong đợi ở bạn không phải là một bản CV với đầy ắp kinh nghiệm hay một bảng thành tích đại học, cao đẳng đáng nể mà là bạn sở hữu những phẩm chất gì, kỹ năng gì liên quan đến công việc và liệu rằng, những phẩm chất, định hướng, mục tiêu này có phù hợp với văn hóa công ty họ hay không. Bởi lẽ, rất nhiều thực tập sinh phải bỏ ngang kì rèn luyện vì áp lực thực tập, nghiên cứu và môi trường làm việc chưa thực sự phù hợp.
Tất cả điều này thể hiện qua mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc cho sinh viên thực tập.
Trong trường nội dung này, hãy nêu thật cụ thể những định hướng, kế hoạch tương lai của bạn khi được thực tập tại đơn vị, doanh nghiệp của họ và đồng nhất những mục tiêu của công ty với cá nhân bạn để tăng thêm độ thuyết phục. Một số thông tin bạn có thể đưa vào mục tiêu nghề nghiệp của mình bao gồm:
- Nhanh chóng thích nghi làm quen với môi trường làm việc, văn hóa công ty
- Nghiêm túc học hỏi từ cấp trên, sáng tạo, nỗ lực trong công việc để hoàn thành và vượt KPIs để ra
- Cố gắng phấn đấu để trở thành thành viên chính thức của công ty sau kì thực tập kết thúc.
Tương ứng với mỗi vị trí thực tập sinh, bạn cần nêu cụ thể mục tiêu nghề nghiệp tương thích với từng ngành nghề bạn đăng ký thực tập nhé.
2.3. Kỹ năng, chứng chỉ trong CV mẫu cho sinh viên thực tập
Trong mẫu CV cho thực tập sinh, kỹ năng nắm phần quan trọng giúp nhà tuyển dụng có thể thấu hiểu được năng khả năng thực tế và ứng dụng vào công việc của ứng viên trong doanh nghiệp ra sao. Có 4 phần kỹ năng cho hầu hết các vị trí thực tập bạn cần đảm bảo trong CV xin thực tập của mình là Kỹ năng cứng, kỹ năng mềm, ngoại ngữ, tin học. Cụ thể như, khi bạn viết CV xin thực tập công nghệ thông tin, bạn có thể viết:
- Thành thạo PHP, Javascript, Css
- Biết làm AMP
- Kỹ năng giao tiếp và hoạt động nhóm tốt
- Giao tiếp tiếng Anh và đọc tài liệu ở mức khá
Với hầu hết các sinh viên thực tập trong thời gian này đang trong quá trình thi chứng chỉ tiếng Anh hoặc tin học tại trường. Nếu đã trải qua kỳ thi này hãy đề cập đến những chứng chỉ này theo những gạch đầu dòng bên trong nội dung mẫu CV xin thực tập cho sinh viên nhé. Ngoài ra, bạn cũng để lại các thanh đánh giá mức độ thành thạo kỹ năng đã trình bày của mình đặt cạnh những kỹ năng nhé.
2.4. Trình độ học vấn trong cách viết CV cho sinh viên thực tập
Bạn có biết, trình độ học vấn phản ánh được quá trình học tập nghiêm túc và thái độ rèn luyện của bạn tại trường đại học, cao đẳng đồng thời, nói hộ cho họ biết về ý thức tiếp thu kiến thức chuyên môn mới của bạn tại doanh nghiệp như thế nào. Dĩ nhiên, so với những nhân viên chính thức thì bạn có phần thua kém bởi vì bạn chưa hoàn thành xong chương trình. Nhưng không sao, hãy để cập vào đây, năm học của bạn, tên trường, chuyên ngành và xếp loại năm học gần nhất của bạn cho nhà tuyển dụng biết nhé.
Những nội dung này được trình bày thành các gạch đầu dòng, rõ ràng nhé. Bạn có thể làm như sau:
Trường: Đại học Bách Khoa Hà Nội ( 2017- 2022)
Năm thứ 4 - Chuyên ngành: Tiếng Anh Kỹ thuật
GAP năm thứ 3: 3.7/4
2.5. Kinh nghiệm trong CV thực tập sinh viết như thế nào?
Thường thì các công ty thực tập thường lại không quá chú trọng đến kinh nghiệm trong CV thực tập sinh, trừ các tập đoàn lớn, công ty công nghệ. Bởi lẽ, hầu hết các vị trí thực tập sinh đều có mục đích được đào tạo và rèn luyện thêm. Tuy nhiên, để tăng thêm sức cạnh tranh với những ứng viên khác tại những công ty có đầu vào tương đối khó khăn, bạn có thể trình bày thêm những kinh nghiệm thời điểm bạn đi kiến tập hay từng làm trong thời gian sinh viên trước đó. Dĩ nhiên, những trải nghiệm này, có thể hữu ích giúp họ nhìn nhận được năng lực của bạn cũng như sự sáng tạo, năng động của bạn trong việc cố gắng tích lũy tri thức. Đó là cách viết CV xin thực tập chuẩn cho nội dung kinh nghiệm của bạn.
2.6. Hoạt động, dự án tham gia trong mẫu CV xin thực tập
Khi viết CV xin việc thực tập, việc xin được thực tập và tìm kiếm cơ hội tại một môi trường doanh nghiệp danh tiếng và như ý, bên cạnh các kỹ năng và mục tiêu nghề nghiệp các hoạt động, dự án bạn từng tham gia thời điểm sinh viên có thể là một trong những điểm cộng quan trọng và tận dụng. Bởi lẽ, những thông tin này không chỉ phản ánh được sự năng động, nhiệt tình, sáng tạo, nhiệt huyết của những người trẻ dễ đào tạo...được mà giúp họ dễ dàng định hướng đào tạo bạn trong mảng nào để bạn tiến bộ tốt nhất trong doanh nghiệp của họ.
Bạn từng tham gia trong đổi diễn thuyết của trường, bạn từng tham gia chương trình Tình nguyện - Mùa hè xanh của thành phố hay từng góp mặt trong cuộc thi sáng tạo Robot trẻ...Đó là một trong những hoạt động, dự án mà bạn có thể nêu thêm trong CV xin thực tập để tăng thêm sức thuyết phục nhé.
Trên đây là những nội dung cơ bản nhất bắt buộc xuất hiện trong CV thực tập của bạn cũng như cách làm CV xin thực tập. Bên cạnh đó, với những ai đã có kinh nghiệm, đã ra trường và mong muốn xin thực tập tại một đơn vị, tập đoàn lớn hơn để học hỏi kinh nghiệm, bạn có thể tham khảo thêm cách thêm người tham chiếu. Bởi lẽ, các công ty lớn khá quan tâm đến thái độ trung thực khi trình bày kinh nghiệm của ứng viên đặc biệt của thực tập sinh. Bạn có thể để lại thông tin họ và tên, chức danh và số điện thoại của lãnh đạo - quản lý tại công ty trước đây bạn từng làm việc để công ty xác nhận trong CV sinh viên thực tập nhé.
3. Một số lưu ý khi viết CV sinh viên thực tập
Để sở hữu một bản CV thực tập hoàn hảo, ngoài việc đảm bảo được nội dung CV theo hướng dẫn viết CV thực tập
như trên, bạn cũng cần đặc biệt chú ý về các lỗi phổ biến để tránh trường hợp bị đánh trượt đáng tiếc như dung lượng, chính tả và độ trung thực. Dù là CV thực tập song không vì những hạn chế của bản thân về kinh nghiệm mà nói dối, điều này sẽ gây ra bất lợi cho bạn vì nhà tuyển dụng đã quá quen với “kịch bản” thiếu trung thực ứng viên và có hình thức đáp trả thích đáng.
Bên cạnh đó, độ dài chuẩn cho một bản CV thực tập nói riêng và CV nói chung rơi vào khoảng 1 trang giấy, chờ dài dòng quá hay ngắn quá nhé. Ngoài ra, hãy cẩn thận đọc kỹ mẫu CV tiếng Anh cho sinh viên thực tập hay tiếng Việt của mình trước khi gửi đi để tránh những lỗi chính tả. Đôi khi vài lỗi chính tả nhỏ trong một bản CV sẽ là căn cứ để nhà tuyển dụng đánh giá bạn thiếu cẩn thận.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết cho bạn trong khi viết CV thực tập. Mong rằng, những thông tin này sẽ thật sự hữu ích với bạn để kiến tạo ra một bản CV hoàn hảo cho chính mình chinh phục vị trí thực tập như ý.
Bên cạnh CV thực tập cũng như hướng dẫn viết CV cho sinh viên thực tập trên đây, bạn có thể tham khảo thêm Cách viết CV lễ tân trong bài viết dưới đây nhé
Tin liên quan
- CV lễ tân - Nắm bắt cách viết để trúng tuyển ngay tức thì
- CV xin việc Designer và những bí quyết ứng tuyển Designer
- CV xin việc điều dưỡng - Cơ hội dành cho các ứng viên cẩn thận?