Kinh nghiệm viết CV kiến trúc sư bạn cần “khắc cốt ghi tâm
Ngày đăng: 01/12/2020
CV kiến trúc sư được coi như tấm giấy thông hành cho những bạn trẻ đang muốn đặt chân vào ngành này. Vậy cách viết CV như thế nào để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, bạn đã nắm rõ hay chưa? Hãy dành một phút cùng vnx.com.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Thế nào là CV kiến trúc sư?
Rất nhiều người nhầm lẫn CV xin việc với sơ yếu lý lịch. Thực chất đây là một suy nghĩ sai lầm. CV kiến trúc sư nói riêng và CV xin việc nói chung thực chất là bản tóm tắt giới thiệu bản thân với nhà tuyển dụng về kinh nghiệm làm việc, các kỹ năng hoặc thành tích trong lĩnh vực liên quan nếu có. Nói cách khác, đây chính là tờ giấy quảng cáo chính bản thân, bộc lộ những khả năng, kinh nghiệm cũng như mong muốn cho nhà tuyển dụng. Từ đó họ dễ dàng, cân nhắc và lựa chọn được những ứng viên phù hợp nhất đảm nhận vị trí kiến trúc sư còn đang để ngỏ.
Trước khi diễn ra cuộc phỏng vấn, CV kiến trúc sư đóng vai trò rất quan trọng như một cầu nối giúp nhà tuyển dụng bước đầu tiếp cận và đánh giá sơ bộ về ứng viên. Bởi vậy, ấn tượng ban đầu rất quan trọng, những gì bạn cần làm là phải khéo léo show hết những kỹ năng, kinh nghiệm cũng như những điểm mạnh của bản thân để thu hút nhà tuyển dụng.
2. Nghệ thuật viết CV kiến trúc sư
Đối với ngành kiến trúc, nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao những ứng viên có khả năng sáng tạo và tư duy mới mẻ, không ngừng học hỏi. vnx.com.vn bật mí cho bạn một số bí quyết viết CV kiến trúc sư giúp bạn dễ dàng kiếm được công việc như mong muốn.
Mẫu CV kiến trúc sư phải bao gồm đầy đủ các nội dung như sau:
2.1. Thông tin cá nhân trong CV kiến trúc sư
Đây là phần bắt buộc phải có để nhà tuyển dụng có thể biết bạn là ai và cung cấp cho nhà tuyển dụng những cách thức liên lạc với bạn để phỏng vấn và khi có kết quả. Ở phần này yêu cầu ứng viên phải điền đầy đủ, chính xác thông tin. Về phần ảnh, bạn nên chú ý lựa chọn một bức ảnh rõ mặt, tốt hơn hết là bức ảnh chân dung nghiêm túc, không nên dùng ảnh selfie.
2.2. Mục tiêu nghề nghiệp trong CV kiến trúc sư nên viết như thế nào?
Tại đề mục này hay tóm tắt một cách sơ lược những mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn của bạn khi quyết định theo nghề và gắn bó với công ty, đây là lúc bạn cần thể hiện được rõ tình yêu với nghề cũng như sự sáng tạo, mới mẻ cần có của một kiến trúc sư. Mục tiêu nghề nghiệp không nhất thiết phải quá xa vời mà cần căn cứ vào tình hình hiện tại của công ty để đặt ra mục tiêu thích hợp nhất.
Bạn có thể tham khảo gợi ý sau đây của vnx.com.vn
Với kinh nghiệm 1 năm trong ngành thiết kế nội thất cùng với khả năng học hỏi nhanh và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, tôi tự tin mình sẽ hoàn thành tốt những công việc được giao. Nếu như được nhận, tôi sẽ dốc hết khả năng và áp dụng những kiến thức và kinh nghiệm làm việc của mình đóng góp vào sự phát triển của công ty.
2.3. Kinh nghiệm làm việc là mục quan trọng nhất trong CV kiến trúc sư
Đây chính là nội dung quan trọng nhất trong mẫu CV kiến trúc sư. Kiến trúc sư là nghề đòi hỏi chuyên môn rất cao nên nhà tuyển dụng sẽ quan tâm rất nhiều đến kinh nghiệm cũng như trình độ chuyên môn.
Ở đây bạn cần nêu rõ tên công ty, tên dự án mà bạn đã từng hợp tác và đóng góp công sức, đi kèm với đó là thời gian làm việc, chức vụ được sắp xếp theo trình tự từ cũ nhất đến mới nhất.
Bạn không nhất thiết phải liệt kê tất cả các công việc mình từng làm mà chỉ nên nêu những công việc có liên quan đến vị trí ứng tuyển, ví dụ như:
-Vị trí: kỹ sư giám sát thi công nội thất
-Tiếp nhận quản lý, thiết kế theo nhu cầu của khách hàng
-Khảo sát, đo đạc hiện trạng công trình
-Gửi bản vẽ cho khách hàng và tham khảo ý kiến về công năng sử dụng
-Thực hiện các công việc liên quan khác theo yêu cầu của cấp trên.
Một điều quan trọng không kém là bạn cần mô tả chi tiết về công việc mình đã từng làm để nhà tuyển dụng có thể dựa vào đó mà xem xét đánh giá được kỹ năng cũng như điểm mạnh của bạn. Nếu như có thể, bạn có thể nên rõ những kỹ năng bạn đã học hỏi được trong quá trình làm việc, nhưng chỉ nên liệt kê những kỹ năng có thể giúp ích cho công việc sau này, tránh dài dòng, lan man.
2.4. Trình độ học vấn ghi trong CV kiến trúc sư
Hãy đảm bảo CV kiến trúc sư của bạn ghi chép đầy đủ chuyên ngành, trường lớp và thời gian theo học để nhà tuyển dụng đánh giá về trình độ chung của bạn. Sẽ là lợi thế nếu bạn đạt được tấm bằng giỏi ở một trường đại học lớn đào tạo về lĩnh vực bạn đang ứng tuyển. Một số trường đại học hiện nay được đánh giá cao trong lĩnh vực kiến trúc có thể kể đến như: Đại học kiến trúc Hà Nội, Đại học Xây dựng Hà Nội..., .
Trong trường hợp bạn học những ngành nghề khác không liên quan thì nên chú trọng vào phần kinh nghiệm như mục trên đã hướng dẫn để tạo niềm tin nơi nhà tuyển dụng.
2.5. Chứng chỉ, bằng cấp nào cần thiết trong CV kiến trúc sư?
Chứng chỉ, bằng cấp là những giấy tờ quan trọng nhằm công nhận quá trình học tập và thành tích của bạn. Một số chứng chỉ quan trọng cần ghi rõ trong CV kiến trúc sư có thể kể đến như sau:
Bằng Tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng hoặc các chứng chỉ ở các đơn vị học tập khác có liên quan.
Chứng chỉ Tin học văn phòng, tin học ứng dụng.
Chứng chỉ Tiếng anh theo yêu cầu ngành học.
2.6. Các mục khác trong CV kiến trúc sư
Ngoài những nội dung chính, bắt buộc phải có như trên, bạn có thể thêm những mục sau vào CV kiến trúc sư để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng:
Giải thưởng ( nếu có): nêu những giải thưởng trong lĩnh vực kiến trúc bạn đã đạt được trong quá trình học tập hoặc công tác trước đó.
Hoạt động: Các nhà tuyển dụng luôn có hảo cảm với những ứng viên năng nổ, nhiệt tình. Bởi vậy hãy liệt kê hết những hoạt động xã hội bạn đã từng tham gia ở trường, địa phương như tham gia các hoạt động từ thiện, tham gia các câu lạc bộ đọc sách hay bóng đá, chơi đàn,...
Thông tin thêm trong CV: Ghi lại những mong muốn đối với công việc nếu như được nhận vào làm. Có thể lấy ví dụ như: mong muốn được học hỏi, trau dồi kinh nghiệm, nguyện vọng được thăng tiến, nâng cao thu nhập bản thân,...Đây là phần đề các nhà tuyển dụng đánh giá xem bạn có thực sự yêu thích và phù hợp với công việc hay không.
3. Những lưu ý khi viết CV kiến trúc sư bạn cần “khắc cốt ghi tâm”
Yêu cầu quan trọng đầu tiên đó là những thông tin ghi trên bản CV kiến trúc sư cần phải trung thực và chính xác. Ứng viên cần lưu ý viết đầy đủ nhưng vẫn đảm bảo ngắn gọn, súc tích, không lan man, dài dòng gây sự nhàm chán cho nhà tuyển dụng
Cũng giống như một quyển sách, bên cạnh nội dung người ta luôn chú trọng phần bìa bắt mắt. CV kiến trúc sư cũng vậy, nên được chú trọng về cả nội dung lẫn hình thức. Khi tạo CV, bạn nên in màu, chọn loại giấy tốt, dày dặn và trang trí sao cho đẹp mắt, làm nổi bật được những nội dung quan trọng.
CV kiến trúc sư giúp nhà tuyển dụng đánh giá được năng lực, tầm nhìn cũng như tiềm năng của bạn cho vị trí công việc tương lai. Nó là thứ đầu tiên tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng đồng thời là thứ duy nhất bạn có thể kiểm soát được trong quá trình phỏng vấn, bởi vậy hay chú trọng chăm chút để tạo nên một CV chuyên nghiệp, chỉn chu.
CV kiến trúc sư đóng vai trò quan trọng như một bộ mặt của bản thân giúp bạn để lại ấn tượng cũng như thu hút cảm tình với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, điều cốt lõi nhất nhất quyết định bạn có xứng đáng hay không vẫn là khả năng bản thân, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, điều mà bạn luôn luôn phải cố gắng để hoàn thiện.
Nếu như coi con đường đi đến công việc mong muốn là một cuộc hành trình, thì CV kiến trúc sư như một tấm vé cho chuyến tàu đi đến con đường đó. Để tìm được đến công việc mơ ước là một chặng đường dài phía trước. vnx.com.vn mong rằng sẽ giúp đỡ được phần nào cho các bạn có được công việc hằng mong muốn.
Bên cạnh CV kiến trúc sư, bạn cũng có thể tham khảo thêm cách viết CV bằng Power Point qua bài viết sau nhé
Cách làm CV bằng Power Point độc đáo nhất
Tin liên quan
- CV lễ tân - Nắm bắt cách viết để trúng tuyển ngay tức thì
- CV xin việc Designer và những bí quyết ứng tuyển Designer
- CV xin việc điều dưỡng - Cơ hội dành cho các ứng viên cẩn thận?