Lý do nghỉ việc trong CV có thực sự cần thiết hay không?

Ngày đăng: 26/01/2021

Tưởng chừng nó không quan trọng thế nhưng nhà tuyển dụng mới có vẻ rất hào hứng và muốn biết lý do nghỉ việc của bạn ở công ty cũ ra sao đấy. Vậy bạn cần đưa ra lý do gì để lọt tai và có sức thuyết phục đây? Hãy cùng vnx.com.vn khám phá ngay bài viết bên dưới, chúng ta cùng làm rõ vấn đề này nhé.

1. Lý do nghỉ việc có cần thiết xuất hiện trong CV xin việc?

Rất nhiều người đặt ra câu hỏi rằng lý do xin nghỉ việc có thực sự cần thiết khi trình bày CV hay không?

Theo bạn thì câu trả lời là gì?

Ngoài các yếu tố về năng lực, trình độ hay kỹ năng chuyên môn thì nhà tuyển dụng còn có nhu cầu muốn biết lý do nghỉ việc của bạn ở công ty cũ là gì. Bởi vậy bạn cần bổ sung đầy đủ để khiến bản CV xin việc của mình trở nên đầy đủ hơn nhé.

Lý do nghỉ việc có cần thiết xuất hiện trong CV xin việc?

Sở dĩ nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu thông tin này của ứng viên là bởi vì thông qua nó mà họ có thêm cơ sở đánh giá về mức độ phù hợp của ứng viên với vị trí tuyển dụng hiện tại.

Trên thực tế có hàng trăm lý do khiến các ứng viên nghỉ việc, trong đó có những lý do khách quan song phần lớn là do cách nhìn nhận của từng ứng viên với việc làm và doanh nghiệp đó ra sao. Với lý do ấy nhà tuyển dụng có thể đánh giá xem bạn là người như thế nào, có tính cách ra sao và có phải người phù hợp hay không. 

Cho nên có thể nói lý do nghỉ việc trong CV thực sự quan trọng, ứng viên cần bổ sung đầy đủ để bản CV xin việc của mình trở nên hoàn hảo hơn.

2. Những lý do nghỉ việc trong CV gây thuyết phục

Lý do nghỉ việc ở công ty cũ của bạn là gì? Bạn có nên trình bày đúng sự thật vào CV xin việc? Nên lựa chọn lý do nào là phù hợp nhất? Dưới đây là một số lý do gợi ý bạn có thể sử dụng để tạo ấn tượng và thuyết phục nhà tuyển dụng:

2.1. Bạn muốn tìm cơ hội mới để phát triển bản thân

Có nhiều người khi làm việc ở công ty cũ họ cảm thấy các chế độ và cách trọng dụng nhân tài chưa thực sự hợp lý. Họ cảm thấy bản thân chưa được nhìn nhận và đánh giá đúng với những gì mà họ đang có vậy nên lựa chọn ra đi tìm cơ hội mới là điều đúng đắn.

Bạn muốn tìm cơ hội mới để phát triển bản thân

Dù tình huống này có thực sự xảy đến với bạn hay không thì cũng nên cân nhắc và đưa nó vào phần lý do nghỉ việc trong CV để nhà tuyển dụng tham khảo. Bạn không nên để họ biết rằng mình là người không có năng lực, hoặc năng lực yếu, hoặc là bị công ty sa thải vì không chấp hành đúng nội quy,... tất cả đều gây sự bất lợi cho bạn.

Cho dù là ở công ty cũ, lương của bạn có hơi thấp tuy nhiên cũng không nên đề cập nó ở đây bởi nó sẽ gây rủi ro cho bạn ngay lúc này. Có thể nhà tuyển dụng sẽ không thích người thực dụng quá và sẽ loại bỏ CV của bạn đi.

2.2. Bạn phải di chuyển nơi ở

Bạn phải di chuyển nơi ở

Hãy nói cho họ biết chỉ vì bạn phải di chuyển chỗ ở theo gia đình mà bạn mới nghỉ việc ở công ty chứ không phải là những lý do gây bất lợi kia. Với lý do này nhà tuyển dụng cũng sẽ không chú ý và nghi ngờ về năng lực của bạn, tuy nhiên lời khai trong CV và khi phỏng vấn cần phải ăn khớp với nhau, vì vậy đừng để bị phát hiện những tiểu tiết nhỏ nhặt như vậy nếu không bạn sẽ biến thành ứng viên gian dối.

2.3. Lý do sức khoẻ khiến bạn phải nghỉ việc nhưng giờ thì đã ổn

Bạn có thể trình bày về việc bạn gặp vấn đề về sức khỏe vào giai đoạn trước đây dẫn đến phải nghỉ việc ở công ty cũ, tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, sức khỏe của bạn đã ổn định và có thể bắt đầu với công việc mới một cách tâm huyết nhất.

Lý do sức khoẻ khiến bạn phải nghỉ việc nhưng giờ thì đã ổn

Bạn cần phải khẳng định một cách dứt khoát, mạnh mẽ về sự ổn định hiện tại nếu không nhà tuyển dụng sẽ không trao cơ hội cho bạn đâu. Đây là lý do có thể chấp nhận đối với những nhà tuyển dụng không mấy chú tâm tới vấn đề sức khoẻ, hơn nữa với những công việc có tính chất nhẹ nhàng thì bạn vẫn có thể thuyết phục họ.

2.4. Đã đến lúc bạn phải thay đổi bản thân

Hãy đề cập trong bản CV xin việc của mình rằng bạn muốn thay đổi bản thân với một lĩnh vực mới. Đây là lý do được nhiều người ứng viên lựa chọn bởi vì thông qua nó, nhà tuyển dụng có thể đánh giá về sự trẻ trung năng động của bạn.

Bạn hãy nói rằng công việc trước đây khiến bạn bị gò bó cả về thời gian và sự sáng tạo khiến cho bạn không thể phát triển tốt nhất, vì vậy cần tìm một công việc mới với lĩnh vực mới để thay đổi bản thân, hoàn thiện hơn mỗi ngày, tất nhiên lĩnh vực này bạn đã từng tìm hiểu thậm chí là tham gia các khóa học về nó.

Đã đến lúc bạn phải thay đổi bản thân

Với những lý do vừa rồi, tin chắc nhà tuyển dụng sẽ không đặt ra nghi vấn hay quá thắc mắc về quá khứ trước đây của bạn. Lựa chọn lý do nào phù hợp với bạn và bạn có thể xử lý một cách tốt nhất khi được hỏi đến nhé.

3. Lý do xin nghỉ việc trong CV khi viết cần lưu ý những gì?

Ngoài việc đưa lý do nghỉ việc vào bản CV thì bạn cần phải lưu ý tới một số điểm sau, nó không những giúp bạn tránh được việc “soi” mà còn biến lý do ấy trở nên thuyết phục hơn, hãy tham khảo ngay để biết rõ thông tin nhé:

3.1. Viết lý do nghỉ việc trong CV cần ngắn gọn

Ngay cả các phần nội dung quan trọng như kinh nghiệm nghề nghiệp hay trình độ học vấn cũng cần yêu cầu phải ngắn gọn vậy thì chẳng có lý do gì mà lý do xin nghỉ việc bạn lại trình bày dài dòng.

Viết lý do nghỉ việc trong CV cần ngắn gọn

Nhà tuyển dụng không có nhu cầu khai thác quá sâu về lý do bạn nghỉ việc ở công ty cũ, vì vậy hãy cẩn thận chọn lọc những câu từ chất nhất để đưa vào đây nhé.

3.2. Cần thể hiện tính trung thực khi viết lý do nghỉ việc

Thể hiện tính trung thực không có nghĩa là bạn phải thổ lộ hết ngay cả khi bạn bị đuổi việc hay năng lực làm việc không đủ để đáp ứng công việc đó. Bạn cần chọn lọc thật kỹ những lý do phù hợp tuy nhiên không chọn những lý do quá xa vời với thực tế nếu không rất dễ bị phát hiện.

Bạn có thể đưa ra lý do không đúng như thực tế tuy nhiên lại cần phải đảm bảo nó là lý do hoàn toàn có thật. Khi trình bày trong bản CV hay được hỏi đến trong vòng phỏng vấn thì cũng cần phải ăn khớp với nhau.

3.3. Không đổ lỗi cho công ty cũ khi viết lý do nghỉ việc

Các nhà tuyển dụng sẽ cùng ngồi trên 1 chiếc thuyền, nếu bạn nói xấu hay đưa ra những lý do đả động không tốt tới công ty cũ của mình vậy thì ngay lập tức bạn sẽ bị nhà tuyển dụng mới đẩy ngã.

Không đổ lỗi cho công ty cũ khi viết lý do nghỉ việc

Họ dù sao cũng ở cùng vai trò. cùng là người tuyển dụng và đương nhiên sẽ không chấp nhận 1 ứng viên nói xấu công ty cũ ngay sau khi nghỉ việc. Vậy nên dù có bất mãn tới cỡ nào thì lời khuyên chân thành dành cho ứng viên đó là hãy tránh xa những lý do liên quan tới công ty cũ chẳng hạn lương thấp, chế độ không phù hợp, công việc quá áp lực hay xích mích với đồng nghiệp, sếp cũ,...

3.4. Chú ý về hình thức trình bày

Bản CV xin việc được đánh giá là rất quan trọng bởi nó quyết định ứng viên đó có được đi tiếp vào vòng trong hay không. Nhiều nhà tuyển dụng đã phản ánh về việc viết sai chính tả, nội dung lan man, không rõ câu chữ,... trong bản CV rất nhiều, trong đó có phần trình bày lý do xin nghỉ việc của ứng viên.

Lý do nghỉ việc bạn chỉ nên gói gọn từ 1 đến 2 câu thể hiện đúng vấn đề cần trình bày ngoài ra không giải thích gì thêm không lại thành thừa thãi, mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Những thông tin vừa rỗi cũng đã khép lại bài viết của vnx.com.vn ngày hôm nay. Hy vọng rằng sau khi tham khảo quý đọc giả sẽ nắm bắt được các lý do nghỉ việc trong CV nào được ưa chuộng và nên dùng. Tránh trường hợp đưa những lý do tiêu cực làm nhà tuyển dụng khó chịu, bạn sẽ bị loại ngay từ vòng gửi xe.

CV là gì bạn đã hiểu rõ?

Bạn là ứng viên mới chưa có kiến thức về CV xin việc vậy thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây, vnx.com.vn gửi tới bạn những thông tin quan trọng nhất về loại giấy tờ này, chúc các ứng viên sớm tìm được việc với bản CV hoàn hảo nhất.

CV là gì?

Tin liên quan

Xem nhiều nhất