dropdown

Bí kíp viết CV kỹ sư điện hiệu quả chinh phục các nhà tuyển dụng

Ngày đăng: 30/11/2020

Trong đời sống hiện đại khi công nghệ lên ngôi, các thiết bị điện tử ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Sở hữu tiềm năng phát triển vượt trội, không ngạc nhiên khi ngành điện-điện tử luôn thu hút được số lượng lớn các ứng viên tham gia. Để có thể ứng tuyển thành công vào vị trí kỹ sư điện, điều đầu tiên ứng viên cần làm là trau chuốt bản CV xin việc của mình sao cho thật hoàn chỉnh, ấn tượng. Nằm lòng ngay bí kíp viết CV kỹ sư điện hiệu quả dưới đây sẽ tăng cơ hội ứng tuyển của bạn đấy!

Tạo CV xin việc

1. Vai trò của CV kỹ sư điện

Vai trò của CV kỹ sư điện
Vai trò của CV kỹ sư điện 

Bạn sẽ làm cách nào để có thể thu hút và tạo ấn tượng với một người mà bạn thậm chí còn chưa tiếp xúc và chưa có cơ hội trao đổi trực tiếp? Đặc biệt, đối tượng ở đây là người trao cơ hội việc làm cho bạn với điều kiện bạn phải đáp ứng đầy đủ những yêu cầu mà đối phương đưa ra. Tất cả câu trả lời bạn tìm kiếm nằm ngay ở tờ CV xin việc! Hãy thử tưởng tượng CV xin việc có vai trò giống như một chiếc cầu nối kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng, nhà tuyển dụng trao cho ứng viên cơ hội làm việc, ứng viên lao động để mang lại những giá trị hữu ích về cho nhà tuyển dụng.

Với ngành kỹ sư điện, có thể nói đây là một ngành nghề với những đặc thù công việc riêng biệt. Chính vì vậy, CV kỹ sư điện cũng có phần hơi khác một chút so với những ngành nghề khác. Tuy nhiên bao giờ cũng vậy, một mẫu CV xin việc nếu đảm bảo được hai yếu tố là nội dung và hình thức thì đương nhiên sẽ chiếm nhiều ưu thế hơn trong cuộc đua chinh phục các nhà tuyển dụng.

Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để có thể viết tốt CV kỹ sư điện? Mời bạn cùng tham khảo ngay những thông tin dưới đây.

2. Cách viết CV kỹ sư điện

Cách viết CV kỹ sư điện
Vai trò của CV kỹ sư điện 

Hãy hiểu rằng với bất kì ngành nghề nào cũng vậy, kinh nghiệm và kỹ năng luôn là yếu tố then chốt, ngoài việc cung cấp đầy đủ những thông tin mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm, bạn phải làm sao thể hiện trình độ để chứng minh bản thân hoàn toàn phù hợp với những yêu cầu mà nhà tuyển dụng đưa ra.

Trước tiên để có thể viết tốt CV kỹ sư điện, bạn phải xác định được cụ thể đâu là những thông tin quan trọng cần thiết phải đưa lên đầu? Đâu là chi tiết không cần thiết phải đề cập đến?

2.1. Thông tin liên hệ

Thông tin liên hệ
Thông tin liên hệ

Mở đầu một tờ CV kỹ sư điện là phần thông tin liên hệ, đây có thể nói là phần dễ viết nhất, bạn chỉ việc cung cấp đầy đủ những thông tin liên hệ của bản thân là xong. Chính vì không khó khăn để hoàn thành, cho nên rất nhiều ứng viên thường có xu hướng không quá chú trọng khi đặt bút viết phần này. Nếu bạn cũng từng có quan niệm sai lầm này thì ngay lập tức hãy chấn chỉnh lại đi nhé, bởi mục đích của nhà tuyển dụng khi đọc phần thông tin liên hệ tất nhiên không chỉ đơn giản là tìm hiểu về ứng viên đâu, ngược lại, họ sẽ sử dụng các thông tin bạn cung cấp với mục đích chính là liên hệ với bạn.

Trong trường hợp bạn đủ điều kiện để trúng tuyển, tuy nhiên bạn quên kiểm tra, rà soát mà cung cấp những thông tin sai, nhà tuyển dụng sẽ không thể liên hệ với bạn, tất nhiên là chiếc CV của bạn cũng sẽ bị rơi vào “ quên lãng ”. Hãy nhớ rằng trong CV xin việc, phần nào cũng là cần thiết và quan trọng, cung cấp đầy đủ và chính xác sẽ là yếu tố bắt buộc để bạn có thể chinh phục các nhà tuyển dụng khó tính đấy.

2.2. Mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp không đơn thuần chỉ là phần ứng viên nói lên những mong muốn và định hướng của bản thân, đây sẽ là căn cứ để nhà tuyển dụng đánh giá tầm nhìn và định hướng của một ứng viên, nếu điều bạn đang tìm kiếm cũng là những gì họ đang tìm kiếm, đương nhiên bạn sẽ dễ dàng nắm được cơ hội trúng tuyển cao hơn so với các ứng viên khác.

Kỹ sư điện là một ngành rất rộng với nhiều mảng khác nhau, trong đó có thể kể đến một số mảng tiêu biểu như: Cơ khí, điện tử, tin học. Ở mỗi mảng lại mang nền tảng và đặc trưng riêng. Chính vì vậy ở phần mục tiêu này, bạn nên cụ thể hóa mục tiêu và lưu ý chỉ đưa những mục tiêu nghề nghiệp phù hợp với vị trí mà bạn muốn ứng tuyển vào cv xin việc, tránh đưa nhầm những mục tiêu của mảng khác hoặc những mục tiêu không phục vụ cho công việc sẽ làm CV của bạn trở nên mất điểm trầm trọng với các nhà tuyển dụng. Ngoài ra, để có thể thể hiện rõ ràng tầm nhìn của bản thân, hãy khéo léo lồng ghép một chút kỹ năng và kinh nghiệm của bạn để tạo căn cứ cho nhà tuyển dụng tin tưởng bạn có thể thực hiện thành công mục tiêu đó hay. Tuy vậy đừng liệt kê quá dài dòng, bởi trọng tâm của phần này vẫn nên xoay quanh mục tiêu nghề nghiệp.  

Dưới đây là một số cách viết mục tiêu nghề nghiệp bạn có thể tham khảo:

- Mục tiêu nghề nghiệp vị trí kỹ sư điện công nghiệp

Với hơn 3 năm kinh nghiệm công tác trong vị trí nhân viên kỹ sư điện công nghiệp, tôi đã trau dồi thành công khả năng thiết kế hệ thống điện, mạng điện phân phối, ngoài ra tôi còn am hiểu một chút kiến thức về  xây dựng bản vẽ cho các hệ thống điện. Tôi tin tưởng rằng những kinh nghiệm của bản thân sẽ mang lại giá trị hữu ích cho công ty, ngoài ra tôi cũng mong muốn được gắn bó và phát triển lâu dài trong một môi trường chuyên nghiệp, năng động.

- Mục tiêu nghề nghiệp vị trí kỹ sư điện năng lượng

Tôi đã có kinh nghiệm hơn 4 năm công tác trong lĩnh vực điện công nghiệp, bên cạnh đó tôi còn sở hữu những kỹ năng như: Kỹ năng lắp ráp dụng cụ đo, kỹ năng sửa chữa các thiết bị chiếu sáng... Với mục tiêu ngắn hạn, tôi mong muốn có cơ hội được sử dụng và phát huy những kiến thức và kỹ năng mình đã có được với vị trí nhân viên thiết kế và kỹ thuật điện tại công ty. Trở thành một kỹ sư điện chuyên nghiệp, một nhân viên cấp quản lý giỏi của công ty là mục tiêu dài hạn mà tôi hướng đến.

2.3. Trình độ học vấn

Trình độ học vấn là yếu tố quan trọng để bạn khẳng định bản thân, đồng thời cũng là một trong những căn cứ giúp cho nhà tuyển dụng đánh giá tiềm năng của các ứng viên. Hiện nay có rất nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh trình độ học vấn, nếu như bạn hội tụ đầy đủ kỹ năng và kinh nghiệm, vậy trình độ học vấn có còn cần thiết nữa hay không?

Câu trả lời là tùy thuộc vào đặc trưng và yêu cầu của nghề nghiệp. Với ngành kỹ sư điện, đương nhiên nếu bạn có trình độ học vấn thì bạn sẽ được đánh giá cao hơn, đồng ý với quan điểm trình độ học vấn không thể hiện được hết khả năng của bạn, nhưng nó đóng vai trò như là bước đệm để nhà tuyển dụng đánh giá năng lực. Ngoài việc đề cập đến tên trường, chuyên ngành hay điểm trung bình học tập, bạn nên đưa vào cả những thành tích, chứng chỉ khác liên quan và hỗ trợ cho công việc của bạn.

Với ngành kỹ sư điện, đó có thể là những chứng chỉ về cơ khí, chứng chỉ hành nghề giám sát cơ điện hạng 1,2,3...

2.4. Kinh nghiệm làm việc

Kinh nghiệm làm việc
Nhãn

Với bất kì ngành nghề nào cũng vậy, kinh nghiệm luôn là yếu tố chen chốt để giúp chiếc CV của bạn tỏa sáng. Ở một vị trí đòi hỏi nhiều trình độ chuyên môn như kỹ sư điện, đương nhiên bạn cần liệt kê đầy đủ nhất có thể những kinh nghiệm mà bản thân đã tích lũy được ở vị trí này và logic hóa chúng theo một trình tự hợp lý nhất có thể.

Vậy thế nào là một trình tự hợp lý? Đương nhiên, kinh nghiệm phải được đưa lên vị trí đầu tiên, theo sau là những thông tin khác như tên công ty và mốc thời gian bạn đã làm việc ở công ty đó. Bên cạnh kinh nghiệm, bạn có thể nêu khái quát một số kỹ năng cụ thể cần thiết cho công việc đó. Đó có thể là những kỹ năng thiên bẩm bạn tự có, cũng có thể là những kỹ năng mà bạn đã học hỏi được trong quá trình làm việc ở công ty cũ, liệt kê cụ thể nhưng lưu ý liệt kê sao cho ngắn gọn, chính xác nhất có thể . Cách tốt nhất để trình bày mục kinh nghiệm là bạn hãy xác định trước trong đầu những câu hỏi mà nhà tuyển dụng đang hướng đến, từ đó chỉ tập trung nhấn mạnh vào trọng tâm là những nội dung liên quan nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của các nhà tuyển dụng.

2.5. Kỹ năng cần thiết

Kỹ năng cần thiết
Kỹ năng cần thiết

Nếu như bạn là sinh viên mới ra trường và chưa có nhiều kinh nghiệm, làm thế nào để vẫn có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng? Kỹ năng sẽ giúp bạn thực hiện điều đó! Một ứng viên hội tụ đầy đủ những kỹ năng cần thiết và phù hợp với công việc nghiễm nhiên sẽ chiếm được nhiều ưu thế cạnh tranh hơn so với những ứng viên khác.

Một bí kíp để trình bày phần kỹ năng sao cho ấn tượng là bạn cần xác định rõ về tiêu chí tuyển dụng và đặc thù riêng của công việc đó, qua đó phân loại kỹ năng theo 2 dạng: Những kỹ năng chính cần tập trung làm nổi bật, kĩ năng hỗ trợ khác liên quan đến công việc.

Ở vị trí kỹ sư điện, những kỹ năng chính bạn cần đề cập đến trước tiên đương nhiên là những kỹ năng xoay quanh công việc như: Kỹ năng thiết kế mạch điện, kỹ năng tính toán điện năng, tư duy đo đạc và phân tích... Theo sau đó là những kỹ năng bổ trợ cho công việc: Kỹ năng tương tác, kỹ năng giao tiếp chủ động học hỏi, kỹ năng làm việc nhóm... Ngoài ra, cụ thể hóa bằng việc đưa ra những con số cũng sẽ giúp cho phần kỹ năng của bạn trở nên nổi bật hơn nhiều. Ví dụ thay vì chỉ viết “ tôi có khả năng thiết kế mạch điện ”, bạn có thể thêm thông tin cụ thể hơn như : “ Tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm thiết kế mạch điện ”.

2.6. Một số thông tin khác

Ngoài những đề mục chính vừa mới nêu ở trên, một bản CV kỹ sư điện đầy đủ còn có những thông tin khác, như: Sở thích, các hoạt động dự án bạn tham gia, người tham chiếu... Những thông tin này gọi là những thông tin bổ sung, đóng vai trò hoàn chỉnh bản CV xin việc của bạn.

Với những dạng thông tin này, bạn cần đảm bảo trình bày sao cho ĐÚNG và ĐỦ. Nếu như ở những mục trên, nhà tuyển dụng đã có thể đánh giá sơ bộ về trình độ và năng lực của bạn thì với những thông tin này, bạn phải thể hiện cho họ thấy được bạn hội tụ đầy đủ những phẩm chất của một ứng viên phù hợp. Ngoài ra, để đảm bảo tính chính xác tuyệt đối, đừng đưa vào những thông tin không đúng sự thật hoặc những thông tin đã được thổi phồng lên quá mức. Nhà tuyển dụng là những người thông thái hơn cả, không khó khăn để họ nhận biết được ứng viên của mình có đang trung thực hay không.

3. Một số lưu ý trong quá trình viết CV kỹ sư điện

Một số lưu ý trong quá trình viết CV kỹ sư điện
Một số lưu ý trong quá trình viết CV kỹ sư điện

Trước khi đưa CV đến tay nhà tuyển dụng, hãy đảm bảo rằng đó là chiếc CV hoàn hảo nhất có thể và không mắc phải bất cứ sai sót nào. Dưới đây là một số lỗi sai cơ bản tuy nhiên vẫn có không ít ứng viên thường hay mắc phải!

3.1. Sai chính tả

Bạn trót gửi một chiếc CV xin việc với “ chi chít ” lỗi sai chính tả, phải làm thế nào đây? Hi vọng nhà tuyển dụng không phát hiện ra lỗi sai của bạn? Điều này không phải bất khả thi tuy nhiên khả năng xảy ra của nó là rất thấp. Nên nhớ trước khi tiến hành sàng lọc hồ sơ của các ứng viên là cả một quá trình, để đảm bảo chắc chắn bạn là ứng viên phù hợp, bộ phận nhân sự đương nhiên phải xem xét thật kĩ càng chiếc CV của bạn.

Gửi lại một bản CV khác hoàn chỉnh hơn? Tuy nhiên rất chia buồn với bạn là bản CV sau khi đã được cập nhật kia sẽ không có bất kì giá trị nào với nhà tuyển dụng đâu. Trong quá trình xem xét hồ sơ ứng tuyển, các chuyên viên sẽ cân nhắc ứng viên cho vị trí đang ứng tuyển, nếu thấy không phù hợp thì họ sẽ tự động bỏ qua hồ sơ của bạn.

Do đó có thể thấy, không có cách giải quyết cho một bản CV mắc quá nhiều sai sót. Cách duy nhất là bạn phải kiểm tra và ra soát cẩn thận những thông tin sai hay lỗi chính tả trước khi gửi CV đi mà thôi.

3.2. Đưa ra quá nhiều thông tin không liên quan

Đưa ra quá nhiều thông tin không liên quan
Đưa ra quá nhiều thông tin không liên quan

Một bản CV dài có phải là một bản CV chất lượng? Câu trả lời đương nhiên là KHÔNG! Không ít người quan niệm để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng một cách tốt nhất, bạn phải cung cấp thật nhiều và thật nhiều thông tin.

Tuy nhiên hãy ghi nhớ rằng, điều mà nhà tuyển dụng thực sự quan tâm là, những thông tin mà ứng viên cung cấp có thật sự mang lại giá trị hữu ích cho họ hay không, hay nói cách khác, trường hợp bạn đưa vào quá nhiều thông tin không liên quan đến công việc cũng như vị trí bạn ứng tuyển, thay vì gây ấn tượng, đây sẽ là hành động gây tác dụng ngược, khiến CV của bạn trở nên mất điểm trầm trọng.

Để tránh tình trạng dài dòng, lan man, bạn cần chú ý diễn giải nội dung một cách hợp lý, câu văn ngắn gọn, đúng trọng tâm.

3.3. Bố cục không hợp lý

Các lỗi sai về trình bày và hình thức là những lỗi sai điển hình của vô số ứng viên. Để có thể trình bày CV xin việc sao cho hợp lí nhất, đừng quên cân chỉnh độ dài giữa các phần, làm sao cho bản CV của bạn trở nên thông thoáng và dễ nhìn hơn để nhà tuyển dụng tiện theo dõi.

Hi vọng với những thông tin trên, bạn đọc đã nắm bắt được những bí kíp viết CV kỹ sư điện chinh phục thành công các nhà tuyển dụng. Hơn ai hết, chúng tôi hi vọng rằng bạn sẽ sớm tìm được công việc như ý muốn và luôn gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp tương lai.

Gợi ýhướng dẫn cách viết cv lập trình viên đúng chuẩn và thu hút

Ngoài những mẫu cv kỹ sư điện, bạn có thể tham khảo thêm cách viết cv lập trình viên đúng chuẩn và thu hút tại vnx.com.vn.

hướng dẫn cách viết cv lập trình viên đúng chuẩn và thu hút

Tin liên quan

Xem nhiều nhất

Trở về Trở về back to top