Bí quyết tạo CV trợ giảng tiếng anh hay và ấn tượng!
Ngày đăng: 15/12/2020
Nếu bạn tự tin về khả năng tiếng Anh của mình và đang tìm kiếm một công việc ngoài để phát triển bản thân cũng như kiếm thêm thu nhập thì trợ giảng tiếng Anh là gợi ý hàng đầu cho bạn.
1. Khái quát về nghề trợ giảng tiếng Anh
Là người phụ giảng hay hỗ trợ giảng viên chính thức truyền đạt kiến thức tiếng Anh cho học sinh. Họ có thể cùng giáo viên lên kế hoạch bài giảng, tổ chức các hoạt động, giải đáp những thắc mắc trong quá trình học tập của học viên. Do đó, người trợ giảng cần phối hợp ăn ý với giáo viên để giúp học viên cải thiện trình độ.
Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của trợ giảng vì giáo viên chính rất khó để một mình quan tâm, chăm sóc tỉ mỉ cho từng học viên. Nên trợ giảng sẽ là người giúp giáo viên cân bằng mọi thứ trong lớp học, đảm bảo các tiết học được diễn ra tốt nhất!
2. Xây dựng CV trợ giảng tiếng Anh chuyên nghiệp, nổi bật
Tuy chỉ là vị trí trợ giảng nhưng nếu muốn trúng tuyển thì bạn rất cần đầu tư vào bản CV của mình. Đó cũng là thứ đầu tiên mà bạn phải chuẩn bị - thứ công cụ cần thiết và quan trọng khi bạn muốn ứng tuyển vào mọi công việc nói chung và trợ giảng nói riêng. Với vị trí trợ giảng đặc biệt như trợ giảng lớp ngoại ngữ thì CV của bạn nên viết bằng tiếng Anh.
2.1. Thông tin cá nhân - Personal Information
Đối với mọi bản CV ứng tuyển thì thông tin cá nhân là phần không thể thiếu hụt. Ở phần này, đòi hỏi tính chính xác của chúng nhằm giúp cho việc liên lạc giữa bên tuyển dụng và người ứng tuyển được đảm bảo.
Bản CV trợ giảng tiếng Anh được đặt lên trên đầu là thông tin cá nhân của người ứng tuyển, điều này cũng tương tự như bản CV các công việc khác. Bạn cần đáp ứng những thông tin cơ bản về mặt nội dung như họ tên, năm sinh, địa chỉ hiện tại, số điện thoại liên hệ, email,... của bản thân. Điều lưu ý là CV bằng tiếng Anh nên bạn cần tham khảo những nguồn tin cậy cũng như kiểm tra kỹ lưỡng để bảo đảm mọi thứ được viết theo đúng chuẩn Anh ngữ, không có lỗi nào về chính tả hay ngữ pháp.
2.2. Trình độ học vấn - Education Background
Cũng giống như như những CV khác, sau phần thông tin cá nhân sẽ là phần học vấn. Sẽ rất lợi thế khi bạn đã và đang theo học chuyên ngành tiếng Anh tại các trường cao đẳng hay đại học trong cả nước so với việc bạn theo học một chuyên ngành khác.
Song song với mục học vấn cơ bản như: tên trường, thời gian theo học, chuyên ngành thì bạn hoàn toàn có thể chứng minh năng lực tiếng Anh của bản thân bằng cách đưa ra những chứng nhận hay chứng chỉ tiếng Anh. Việc liệt kê nhiều thông tin không thành vấn đề miễn sao chúng có liên quan đến công việc trợ giảng của bạn.
Một điều lưu ý là bạn nên đưa những ngành học nào đó chính, cốt lỗi sau đó mới đến những khóa học ngoài trong bản CV trợ giảng tiếng Anh của mình nhé! Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào các thông tin về học vấn để phần nào đánh giá mức độ phù hợp của bạn khi ứng tuyển vào vị trí trợ giảng tiếng Anh mà họ đang tuyển dụng.
2.3. Kinh nghiệm làm việc - Experience
Sau hai phần mở đầu trên, chính là phần quan trọng nhất trong CV – kinh nghiệm làm việc. Ở phần này sẽ cho nhà tuyển dụng thấy quá trình làm việc, công tác của bạn từ trước đến nay: bạn đã hoặc đang công tác ở công ty hay doanh nghiệp nào, vị trí công việc, khoảng thời gian làm việc cũng như những việc làm cụ thể mà bạn làm.
Đối với CV trợ giảng tiếng Anh, bạn hãy liệt kê những khóa học bổ trợ, việc làm thêm, hoạt động ngoại khóa,... liên quan tới ngành học của bạn và liên quan tới ngoại ngữ. Tất cả nhằm thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người nhiệt huyết, năng động, hoàn toàn phù hợp với vị trí trợ giảng.
Nếu bạn vẫn đang là sinh viên hay mới tốt nghiệp ra trường và chưa có kinh nghiệm làm việc chính thức ở đâu, bạn hoàn toàn có thể nêu nơi mình từng thực tập hay công việc cộng tác vào thay thế. Ngoài ra, kinh nghiệm làm việc nên được trình bày theo trình tự thời gian nhất định từ công việc gần nhất đến công việc xa nhất.
2.4. Skills – Kỹ năng
Hầu hết trong mọi ngành nghề, việc bạn sở hữu nhiều kỹ năng sẽ là điểm cộng rất lớn. Nhưng với đặc thù của từng vị trí công việc, bạn nên tập trung phát huy cũng như trau dồi những kỹ năng chuyên môn đó.
Với một người trợ giảng tiếng Anh, bạn hãy trang bị cho mình những kỹ năng sau để hoàn thiện mức tối đa vị trí công việc mà mình đang theo đuổi:
- English skill: Kỹ năng tiếng Anh
- Communication skills: Kỹ năng giao tiếp
- Pedagogical skills: Kỹ năng sư phạm
- Classroom management skills: Kỹ năng quản lý lớp học
- Skills of observation and evaluation: Kỹ năng quan sát và đánh giá
2.5. Career Objectives – Mục tiêu nghề nghiệp
Tầm nhìn, chí tiến thủ, định hướng phát triển công việc của bạn đến đâu? Hãy trình bày nó trong phần này. Bạn nên đề cập tới chúng thành các mục rõ ràng theo tầm ngắn hạn tới dài hạn.
2.6. Interests – Sở thích
Đây không phải là một mục chính nhưng nếu bạn biết cách viết khéo léo, nó sẽ khiến bản CV trợ giảng tiếng Anh hay các bản CV thông thường khác trở nên thu hút hơn. Phần thông tin thể hiện cá tính của bản thân được nhắc tới giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về con người bạn.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tạo ấn tượng về sở thích của mình với những việc làm liên quan đến vị trí ứng tuyển.
3. Những lưu ý để bản CV trợ giảng tiếng Anh trở nên hoàn hảo
- Không có lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp nếu bạn sử dụng tiếng Anh; không viết tắt nếu bạn sử dụng tiếng Việt
- Trình bày nội dung ngắn gọn, súc tích và chính xác
- Cung cấp những con số cụ thể để tăng tính thuyết phục
- Sử dụng các từ bắt đầu trong câu ở dạng tương xứng khi liệt kê (cùng là động từ đuôi -ing hoặc danh từ,…)
- Sử dụng ảnh chân dung sáng sủa, mặc trang phục công sở lịch sự và không photoshop quá đà
Bên cạnh CV trợ giảng tiếng Anh, bạn có thể tham khảo ngay cách viết CV thực tập công nghệ thông tin chuẩn chỉnh trong bài viết dưới đây nhé
Tin liên quan
- CV lễ tân - Nắm bắt cách viết để trúng tuyển ngay tức thì
- CV xin việc Designer và những bí quyết ứng tuyển Designer
- CV xin việc điều dưỡng - Cơ hội dành cho các ứng viên cẩn thận?