Bí quyết viết CV nhân viên văn phòng ấn tượng, xuất sắc nhất
Ngày đăng: 26/12/2020
Ngày nay, rất nhiều người lựa chọn công việc nhân viên văn phòng thay vì những công việc lao động chân tay ngoài trời. Và bạn cũng đang mong muốn tìm cho mình một công việc văn phòng phù hợp nhưng chưa biết viết CV xin việc cho vị trí nhân viên văn phòng như thế nào. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách viết CV nhân viên văn phòng đơn giản mà nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng.
1. Tầm quan trọng của CV nhân viên văn phòng
CV nhân viên văn phòng là yêu cầu đầu tiên và bắt buộc khi bạn tham gia ứng tuyển vào vị trí nhân viên văn phòng. CV là những thông tin bạn cung cấp cho nhà tuyển dụng, là “cái nhìn đầu tiên” của nhà tuyển dụng đối với bạn.
CV nhân viên văn phòng là bản mô tả bản thân về trình độ học vấn, những kinh nghiệm, kỹ năng trong công việc,... của bạn.
Nhà tuyển dụng chỉ biết những thông tin của bạn qua những mô tả trong CV, nói cách khác CV nhân viên văn phòng chính là cầu nối giữa nhà tuyển dụng và ứng viên, là căn cứ đánh giá trình độ và năng lực của bạn. CV xin việc chính là cơ hội giúp bạn thể hiện mình trước nhà tuyển dụng. Bạn cần chuẩn bị một bản CV nhân viên văn phòng thật chuyên nghiệp, chỉn chu, đẹp mắt, bố cục nội dung khoa học, rõ ràng và logic thì cơ hội việc làm của bạn sẽ càng rộng mở.
Thế nhưng làm thế nào để có CV nhân viên văn phòng hấp dẫn nhà tuyển dụng quả thật là câu hỏi khó đặc biệt đối với những bạn sinh viên mới ra trường ít kinh nghiệm. Sau đây sẽ mách bạn cách viết CV nhân viên văn phòng dễ dàng lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng.
2. Hướng dẫn cách viết CV nhân viên văn phòng nổi bật
Nhà tuyển dụng khi xem xét CV nhân viên văn phòng của các ứng viên điều đầu tiên họ chú ý chính là thông tin về học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng làm việc của bạn. Bạn cần sắp xếp nội dung bố cục sao cho thật hợp lý để CV của bạn trông thật chuyên nghiệp trong mắt nhà tuyển dụng. Những nội dung cần có trong một CV văn phòng gồm:
2.1. Thông tin cá nhân trong CV nhân viên văn phòng
Thông tin cá nhân là mục thông tin bạn giới thiệu chung về bản thân, là những thông tin cơ bản và bắt buộc bao gồm những nội dung: họ và tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, số điện thoại liên hệ, địa chỉ email, nơi ở hiện tại. Đây là những thông tin giúp nhà tuyển dụng liên hệ với bạn vì vậy bạn cần điền đầy đủ và chính xác những thông tin này.
Đặc biệt trong phần đầu CV nhân viên văn phòng của bạn luôn có ảnh chân dung của bạn và vị trí bạn muốn ứng tuyển. Lưu ý bạn nên lựa chọn bức ảnh đẹp và chỉn chu vì ngoại hình luôn là điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng, một bức ảnh chỉn chu giúp thể hiện bạn là người chuyên nghiệp, nghiêm túc trong công việc.
Phần vị trí ứng tuyển trong CV bạn chỉ cần ghi là ứng tuyển vị trí nhân viên văn phòng. Ảnh và vị trí ứng tuyển đều là những nội dung không quá quan trọng trong CV nhưng nếu bạn muốn nổi bật và thể hiện sự chuyên nghiệp của mình thì không thể không chú ý đến những điều này.
Hãy kiểm tra những thông tin bạn điền trong mục thông tin cá nhân này thật cẩn thận, đặc biệt là thông tin về số điện thoại liên hệ và địa chỉ email, vì đây là những thông tin giúp nhà tuyển dụng liên hệ với bạn. Nếu bạn điền sai thông tin bạn sẽ mất đi cơ hội có được việc làm mong muốn.
2.2. Mục tiêu công việc trong CV nhân viên văn phòng
Mục tiêu công việc là những định hướng phát triển và mục tiêu bạn muốn đạt được trong công việc. Mục tiêu công việc chính là những vị trí bạn muốn đạt được trong tương lai cũng như những điều bạn có thể đem lại cho doanh nghiệp trong tương lai.
Mục tiêu công việc giúp thể hiện tham vọng cũng như năng lực của bạn trong công việc. Nếu mục tiêu càng lớn thì càng chứng tỏ bạn là người nhiệt huyết, quyết tâm với công việc và mong muốn được cống hiến nhiều cho công ty. Nhưng nếu bạn viết mục tiêu quá lớn so với năng lực bản thân và thực tế bạn sẽ bị đánh giá là người “ảo tưởng”, không nghiêm túc trong công việc, không biết đánh giá khả năng và năng lực của bản thân. Hãy viết mục tiêu công việc dựa trên khả năng và mong muốn của mình.
Mục tiêu trong công việc bạn có thể chia ra gồm mục tiêu ngắn hạn (dưới 6 tháng) và mục tiêu dài hạn (từ 6 tháng trở đi). Điều này giúp bạn thể hiện bản thân là người làm việc khoa học, logic, rõ ràng trong mắt nhà tuyển dụng.
2.3. Trình độ học vấn trong CV nhân viên văn phòng
Có thể nói đây là phần quan trọng và được nhà tuyển dụng chú ý tới trong CV nhân viên văn phòng. Trong phần này bạn chỉ cần điền thông tin về trình độ học vấn của bạn và những tấm bằng bạn đang sở hữu. Trình độ học vấn này sẽ tùy thuộc vào yêu cầu tuyển dụng của mỗi công ty, phụ thuộc vào nhu cầu tuyển dụng của từng doanh nghiệp.
Những thông tin bạn cần điền trong mục trình độ học vấn gồm tên trường Đại học/ Cao đẳng bạn học, năm học, tên chuyên ngành và xếp loại học tập của bạn.
Nếu bạn không có bằng Đại học, Cao đẳng bạn có thể điền thông tin trường cấp ba bạn từng theo học. Lưu ý đừng điền thông tin cụ thể của từng năm học cấp một, cấp hai, cấp ba của bạn điều này chỉ tạo nên sự dài dòng không cần thiết.
Ví dụ: Trình độ học vấn
Đại học Thương Mại (2016 -2020)
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Xếp loại: Khá
2.4. Kinh nghiệm làm việc trong CV nhân viên văn phòng
Kinh nghiệm làm việc trong CV nhân viên văn phòng là mục nhà tuyển dụng chú ý nhất, nếu bạn có càng nhiều kinh nghiệm làm việc thì bạn sẽ càng được nhà tuyển dụng chú ý đến.
Nếu bạn chưa từng có kinh nghiệm làm việc tại bất cứ doanh nghiệp nào vậy bạn có thể ghi những kinh nghiệm bạn học được khi tham gia các hoạt động tình nguyện hay những câu lạc bộ bạn từng tham gia.
Trong mục kinh nghiệm làm việc bạn chỉ cần liệt kê những công việc bạn đã làm theo trình tự thời gian. Bao gồm những nội dung như tên công ty đã từng là, thời gian bắt đầu và kết thúc công việc, chức danh từng nắm giữ và liệt kê cụ thể, chi tiết các công việc bạn làm.
Ví dụ: Công ty Cổ phần ABC
Thời gian làm việc: từ 09/2018 đến 12/2020
Vị trí làm việc: Nhân viên văn phòng
+ Tiếp nhận, xử lý và quản lý hồ sơ giấy tờ
+ Soạn thảo các tài liệu, báo cáo, hợp đồng cho công ty
+ Thu thập và tổng hợp thông tin về các kết quả hoạt động, doanh thu của doanh nghiệp
+ Hỗ trợ công tác đào tạo nhân sự, tham gia vào hoạt động tổ chức các chương trình sự kiện trong doanh nghiệp.
2.5. Kỹ năng làm việc trong CV nhân viên văn phòng
Công việc của nhân viên văn phòng là rất đa dạng, vì vậy yêu cầu cho vị trí này gồm nhiều kỹ năng. Vì đây là công việc làm việc với máy tính thường xuyên nên kỹ năng tin học văn phòng là kỹ năng bắt buộc và quan trọng nhất. Nếu bạn không có kỹ năng tin học văn phòng thì rất khó để được ứng tuyển vào vị trí này.
Bên cạnh kỹ năng tin học văn phòng, nếu bạn có kỹ năng ngoại ngữ như biết nói tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật,... sẽ giúp bạn có lợi thế hơn so với những ứng viên khác.
Ngoài ra nếu bạn có thể sử dụng thành thạo máy in, máy photo, máy fax,... có khả làm việc nhóm, giao tiếp tốt cũng là những lợi thế.
2.6. Những giải thưởng và chứng chỉ bạn đạt được
Trong quá trình học tập bạn đã đạt được những giải thưởng gì trong các cuộc thi đừng ngại ngần mà hãy viết ra. Những giải thưởng bạn đạt được chính là minh chứng rõ nét nhất cho khả năng và năng lực của bạn.
Ví dụ: “Giải nhì trong cuộc thi giao tiếp với du học sinh Trung Quốc”
Bên cạnh đó nếu bạn có những chứng chỉ về tin học văn phòng, chứng chỉ tiếng Anh (toeic, ielts) hay những chứng chỉ ngoại ngữ khác cũng giúp bạn lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng.
2.7. Những thông tin khác trong CV nhân viên văn phòng
Đây là những thông tin có thể có hoặc không trong CV nhân viên văn phòng. Nếu bạn muốn thể hiện mình nhiều hơn và muốn ghi điểm với nhà tuyển dụng bạn có thể thêm thông tin về sở thích cá nhân, những hoạt động bạn từng tham gia, người tham chiếu,...
Đây là những nội dung không bắt buộc nên bạn chỉ cần nêu những ý chính, tránh sự dài dòng, lan man cho bản CV nhân viên văn phòng của bạn.
3. Những điều cần chú ý khi viết CV nhân viên văn phòng
CV nhân viên văn phòng về cơ bản không có gì đặc biệt khác so với những mẫu CV chung, nhưng điều đó sẽ rất khó để bạn tạo được sự nổi bật riêng biệt cho CV của mình.
Nội dung trong CV cần cụ thể, rõ ràng, đúng với nhu cầu tuyển dụng của nhà tuyển dụng. Tránh viết lan man, dài dòng, không đúng yêu cầu công việc.
Tập trung vào những kỹ năng cần thiết cho công việc hành chính văn phòng.
Những thông tin trong CV phải chính xác, tránh điền sai thông tin, sai chính tả, sai ngữ pháp.
Bạn có thể tìm kiếm những mẫu CV nhân viên văn phòng đẹp và đầy đủ nội dung trên internet, bạn sẽ có nhiều lựa chọn mẫu CV theo sở thích cá nhân với những gợi ý viết chi tiết, rõ ràng.
Nếu bạn muốn ứng tuyển vào vị trí nhân viên văn phòng thì bạn cần thật trau chuốt cho CV của mình. Vì đây là “cái nhìn đầu tiên” của nhà tuyển dụng với bạn nên hãy tạo dấu ấn ngay từ lần đầu tiên. Mong rằng bài tham khảo cách viết CV cho vị trí nhân viên văn phòng này sẽ hữu ích cho bạn trong việc tạo ra một CV nhân viên văn phòng hoàn hảo.
Bên cạnh CV nhân viên văn phòng bạn cũng cũng có thể thể tham khảo cách viết CV thiết kế đồ họa hấp dẫn tại đây:
Bật mí cách viết cv thiết kế đồ họa đốn gục nhà tuyển dụng (vnx.com.vn)
Tin liên quan
- CV lễ tân - Nắm bắt cách viết để trúng tuyển ngay tức thì
- CV xin việc Designer và những bí quyết ứng tuyển Designer
- CV xin việc điều dưỡng - Cơ hội dành cho các ứng viên cẩn thận?