dropdown

Bí quyết xây dựng CV truyền thông chuẩn, thu hút nhà tuyển dụng

Ngày đăng: 01/12/2020

Ngày nay, không chỉ học tập qua trường lớp hay giảng đường đại học, các khóa truyền thông  ngắn hạn cũng đang góp phần giúp những người có đam mê với ngành truyền thông, muốn tìm hiểu một lĩnh vực mới có thêm lựa chọn nghề nghiệp. Bên cạnh đó, những công việc liên quan đến ngành truyền thông như báo chí, sự kiện, quan hệ công chúng đang ngày một trở nên gần gũi, phổ biến hơn. Các ngành nghề truyền thông đang thu hút vô số ứng viên muốn thử sức. 

Một CV chỉn chu, sẽ mang lại nhiều cơ hội cũng như giúp ứng viên ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Thế nhưng, xây dựng CV ngành truyền thông như thế nào vẫn đang là câu hỏi mở với nhiều ứng viên. Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc trên của các bạn.

Tạo CV xin việc

1. CV truyền thông quan trọng như thế nào?

CV truyền thông quan trọng như thế nào?
CV truyền thông quan trọng như thế nào?

Ngành truyền thông là một ngành học với mục đích kết nối con người thông qua những hoạt động như phỏng vấn, họp báo, sự kiện. Ngành truyền thông bao gồm 4 ngành học chính: báo chí, truyền thông thực hành, phương tiện truyền thông và nghiên cứu.  Những công việc trong ngành truyền thông vô cùng đa dạng và có tính ứng dụng cao. Bên cạnh đó, ngành học này cũng yêu cầu khả năng nói, viết và trình bày tốt cùng với đó là khả năng tổ chức cùng tính cách quyết đoán. Khả năng giao tiếp và thuyết trình tốt sẽ mang lại điểm mạnh cho ứng viên. 

CV được biết đến như một vũ khí lợi hại của tất cả các ứng viên, là bước đệm hoàn hảo để ứng viên và nhà tuyển dụng gần gũi hơn cũng như là công cụ quảng bá bản thân hữu hiệu. Ngành truyền thông cũng vậy.  CV truyền thông chính là cầu nối, là chìa khóa giúp những người có đam mê, tình yêu với ngành mở ra cánh cửa đến gần hơn với công việc mong muốn. 

2. Hướng dẫn chi tiết cách viết CV truyền thông

Hướng dẫn chi tiết cách viết CV truyền thông
Hướng dẫn chi tiết cách viết CV truyền thông

Như CV của các ngành nghề khác, CV truyền thông cũng yêu cầu những thông tin cơ bản như: thông tin cá nhân, mục tiêu, kỹ năng, kinh nghiệm... của ứng viên. Thế nhưng, không phải ai nào cũng biết cần thêm bớt, điều chỉnh và diễn đạt ra sao để CV của bản thân  được đánh giá cao nhất. Dưới đây sẽ là khung CV để bạn có thể xây dựng một CV truyền thông chuyên nghiệp nhất. 

2.1. Thông tin cá nhân trong CV truyền thông

Mở đầu CV, không thể thiếu phần đầu tiên: thông tin cá nhân, đây là phần cơ bản nhất. Thông tin cá nhân cần bao gồm các mục sau: 

- Họ và tên

- Ngày tháng năm sinh

- Giới tính

- Địa chỉ hiện tại 

- Email

- Số điện thoại

- Đính kèm ảnh chân dung góc chính diện

CV đầy đủ thông tin cá nhân sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng liên hệ phỏng vấn  khi bạn trúng tuyển. Hãy nhớ kiểm tra lại các mục như “Địa chỉ”, “Email”, “Số điện thoại” để tránh trường hợp sai sót, khiến nhà tuyển dụng không thể liên lạc với bạn và bỏ lỡ một công việc mong muốn. 

2.2. Mục tiêu công việc trong CV truyền thông

Mục tiêu công việc trong CV truyền thông
Mục tiêu công việc trong CV truyền thông

Ở phần này, bạn cần nêu rõ mục tiêu ngắn gọn, rõ ràng, tránh lan man đối với vị trí trong doanh nghiệp truyền thông. Trước khi xây dựng hồ sơ, bạn nên nghiên cứu kỹ công việc mong muốn, tự đặt ra những câu hỏi như “Mục tiêu của bản thân sẽ mang lại gì cho doanh nghiệp?”, “Cần xây dựng phương án như thế nào để hiện thực hóa mục tiêu này?” 

Để mục tiêu được thực tế nhất và ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng, bạn nên chia mục tiêu cá nhân ra thành mục tiêu ngắn hạn từ 3 tháng (VD: Phát triển bản thân trong một môi trường chuyên nghiệp về lĩnh vực truyền thông, media) và mục tiêu dài hạn trên 6 tháng (VD: Đóng góp năng lực của bản thân vào những dự án, công việc của doanh nghiệp)

2.3. Kỹ năng trong CV truyền thông

Kỹ năng trong CV truyền thông
Kỹ năng trong CV truyền thông

Kỹ năng là một trong những phần quan trọng nhất trong bản CV truyền thông nói riêng và các ngành nghề nói chung. Kỹ năng bao gồm rất nhiều mảng, nhưng bạn cần chú ý đưa ra những kỹ năng liên quan mật thiết tới ngành truyền thông và hỗ trợ trực tiếp cho công việc sau này. 

Đơn cử như hãy nêu bật các kỹ năng thể hiện tố chất bản thân trong CV truyền thông như: 

- Kỹ năng làm việc nhóm

- Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình

- Kỹ năng biên tập, quay dựng

- Kỹ năng tin học văn phòng

Nếu bạn có khả năng đồ họa, hãy sử dụng các thanh miêu tả để tự đánh giá các kỹ năng của bản thân. Từ đó đưa ra cái nhìn tổng quát nhất cho nhà tuyển dụng. 

2.4. Kinh nghiệm làm việc trong CV truyền thông

Kinh nghiệm làm việc trong CV truyền thông
Kinh nghiệm làm việc trong CV truyền thông

Trong quá trình học tập và trau dồi kinh nghiệm trên trường lớp cũng như ngoài xã hội, bạn đã có những kinh nghiệm làm truyền thông như thế nào? Hãy liệt kê rõ ràng doanh nghiệp, vị trí làm việc, thời gian làm việc, trong thời gian làm việc ở vị trí đó bạn đã thực hiện những công việc gì trong CV truyền thông của mình nhé. 

VD: 

Doanh nghiệp Fresh Garden | Nhân viên phòng sáng tạo | 08/ 2018 - 11/2019

- Xây dựng nội dung truyền thông cho thương hiệu trên mạng xã hội Facebook

- Thiết kế banner, poster cho sản phẩm mới, chiến dịch quảng bá mới

Nếu bạn là sinh viên vừa ra trường và còn chưa có kinh nghiệm thực tiễn, hãy trình bày những dự án, sự kiện bạn tham gia trong quá trình học tập. Chú ý ghi rõ thời gian của sự kiện, vị trí bạn đảm nhiệm, nhiệm vụ của bạn trong dự án này. Nếu được, hãy đính kèm một số hình ảnh của bạn trong những dự án đó

VD: 

Dự án We do art | Phụ trách truyền thông | 03/ 2018

- Đăng tải hình ảnh, bài viết lên fanpage của dự án

- Hậu kỳ hình ảnh, video

- Thiết kế poster của dự án

2.5. Học vấn, bằng cấp, chứng chỉ 

Học vấn, bằng cấp, chứng chỉ trong CV truyền thông
Học vấn, bằng cấp, chứng chỉ trong CV truyền thông

Trong CV truyền thông, hãy trình bày rõ những thông tin về trường đại học bạn theo học, các khóa học ngắn hạn bạn từng tham gia, các chứng chỉ về ngoại ngữ, tin học mà bạn đạt được nếu có. Những thông tin này cần đảm bảo tính chính xác tuyệt đối, không khai khống hay gian dối. Đây sẽ là điểm sáng trong CV khiến nhà tuyển dụng chú ý hơn đến bạn. 

VD: 

- Đại học Văn Lang | Ngành học: Quan hệ công chúng | 2018 - 2022

- Tốt nghiệp bằng: Khá

- Chứng chỉ tin học MOS: 820

- Chứng chỉ tiếng Anh TOEIC: 800

- Từng tham gia khóa học Tổ chức sự kiện

2.6. Các mục khác 

CV truyền thông cần thêm các thông tin bổ sung khác
CV truyền thông cần thêm các thông tin bổ sung khác

Bên cạnh những thông tin nêu trên, trong CV truyền thông, bạn có thể ghi thêm những thông tin khác như: Sở thích, Thành tích cá nhân, Người tham chiếu. Những thông tin này sẽ bổ sung và hoàn thiện CV của bạn. Đôi khi, chúng có thể là những thông tin khiến nhà tuyển dụng thấy bạn hội tụ đầy đủ những tiêu chí họ yêu cầu cũng như có những phẩm chất phù hợp với vị trí bạn mong muốn. 

Tuy nhiên, đừng vì tham lam mà đưa ra những thông tin không đúng sự thật. Điều này sẽ gây ra ác cảm với nhà tuyển dụng và phá hủy CV của bạn đấy. 

3. Một số lưu ý khi xây dựng CV truyền thông

Trước khi gửi CV đến nhà tuyển dụng, hãy đảm bảo CV của bạn sẽ không mắc phải những lỗi sai dưới đây. 

3.1. Về mặt hình thức

Hãy kiểm tra thật kỹ CV để chắc chắn CV của bạn không mắc bất kỳ lỗi chính tả nào cả. Trong trường hợp bạn cần gửi CV bằng tiếng Anh, hãy chắc chắn không một lỗi ngữ pháp nào xuất hiện. Đừng để bản thân trở nên thiếu chuyên nghiệp trong mắt nhà tuyển dụng. 

Ngành truyền thông là một ngành hướng đến con người, yêu cầu sự sáng tạo cũng như tính thẩm mỹ. Chính vì vậy, hãy tham khảo các cách phối màu cơ bản để màu sắc trong CV không gây khó chịu, bức bối hay rối mắt. Một CV đẹp không chỉ bao gồm những thành tích mà còn cần được trình bày khoa học, phối màu ưa nhìn. Bên cạnh đó, hãy chú tâm đến bố cục của CV, căn chỉnh độ dài, khoảng cách giữa các phần sao cho hợp lý nhất. 

Trong trường hợp bạn chưa có kinh nghiệm tự thiết kế CV, đừng ngại mà hãy sử dụng những template có sẵn. Các nhà tuyển dụng sẽ không vì vậy mà đánh giá thấp CV của bạn đâu. Ngoài ra, khi nộp CV online cho nhà tuyển dụng, hãy nộp file pdf để tránh trường hợp ảnh vỡ, mờ. 

Một số lưu ý khi xây dựng CV truyền thông
Một số lưu ý khi xây dựng CV truyền thông

 

3.2. Về mặt nội dung

Hãy chú ý đến từng tiểu tiết ví dụ như email bạn sử dụng để nhà tuyển dụng liên lạc. Đừng sử dụng những email như: gaubongteddy@gmail.com, hay hellokitty@gmail.com. Hãy lập một email riêng chỉ dành cho công việc, sử dụng tên thật để liên lạc, email có thể lập theo mẫu: Tên bạn + trường Đại học hoặc Tên bạn + năm sinh. (VD: hamynguyen.tmu@gmail.com, hamynguyen1997@gmail.com) 

Hãy đảm bảo tất cả những thông tin trong CV đều đúng và chính xác. Đừng đưa ra quá nhiều thông tin không liên quan. Hãy chỉ đưa vào trong CV những kinh nghiệm làm việc, những trải nghiệm thực tế thực sự phù hợp với công việc trong lĩnh vực truyền thông, tránh dài dòng, lan man.  

Trên đây là những hướng dẫn chi tiết về cách viết CV truyền thông. Nhìn chung, có rất nhiều kỹ năng và kiến thức bạn cần trau dồi bồi đắp trong quá trình học tập và làm việc. Nhưng ở khâu tuyển dụng đầu tiên, sự chân thành và cầu thị sẽ mang lại cho bạn thiện cảm của nhà tuyển dụng. Với những thông tin trên, vnx.com.vn hi vọng bạn có thể xây dựng được một CV đẹp nhất và có được công việc mong muốn nhé.

Gợi ýMua hồ sơ xin việc ở đâu

Bên cạnh CV truyền thông, bạn cũng có thể tham khảo thêm cách viết hồ sơ xin việc đầy đủ nhất trong bài viết sau nhé:

Mua hồ sơ xin việc ở đâu

 

Tin liên quan

Xem nhiều nhất

Trở về Trở về back to top