Hướng dẫn cách viết CV spa chuyên nghiệp đảm bảo trúng tuyển!
Ngày đăng: 28/11/2020
Ở thời đại mà xu hướng làm đẹp lên ngôi, nhu cầu làm đẹp tăng cao, spa ngày càng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, không chỉ riêng chị em phụ nữ, spa cũng là điểm đến lý tưởng của không ít “ cánh mày râu ”. Spa trở thành mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp và cá nhân khai thác, đồng thời cũng mở ra rất nhiều cơ hội việc làm cho các ứng viên đam mê ngành công nghiệp làm đẹp. Bước đầu tiên để trở thành một nhân viên spa đó là tạo ra một chiếc CV spa thật chuyên nghiệp và sáng tạo nhằm mục đích gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng. Nếu như bạn còn mông lung chưa biết cách trình bày cv spa thế nào, bài viết này sẽ cho bạn câu trả lời mà bạn đang tìm kiếm!
1. Tầm quan trọng của CV spa
Bạn chưa có cơ hội gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với các nhà tuyển dụng, làm cách nào để chứng minh bạn có năng lực và hoàn toàn đủ điều kiện để được tuyển dụng? Bản CV sẽ giúp bạn thực hiện điều này!
Không chỉ riêng spa- làm đẹp, với bất kì ngành nghề nào, CV cũng là trợ thủ đắc lực giúp bạn chứng minh được tiềm năng hay những giá trị bên trong với các nhà tuyển dụng. Là một lĩnh vực đòi hỏi yếu tố thẩm mỹ cao, chính vì vậy ngoài phần nội dung, nhà tuyển dụng cũng sẽ chú trọng vào phần hình thức của CV. Một mẫu CV spa sáng tạo, thu hút, bố cục trình bày hợp lý, màu sắc bắt mắt bao giờ cũng sẽ nhận được đánh giá cao của các nhà tuyển dụng.
Nói một cách khái quát, CV spa chính là bước đệm để quyết định xem ứng viên có đủ năng lực và điều kiện bước tiếp vào vòng phỏng vấn hay không.
2. Cách viết CV spa chuyên nghiệp nhất
Bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trình bày CV spa? Hay đơn giản chỉ là không thể xác định được đâu là những yếu tố cần đưa vào, thêm bớt để tạo thiện cảm với các nhà tuyển dụng? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn có thể tạo ra bản CV spa chuyên nghiệp nhất có thể!
2.1. Tóm lược thông tin liên hệ
Hầu hết các ứng viên đều không quá để ý đến phần thông tin liên hệ vì nghĩ rằng nó không phải là mục quá quan trọng trong CV. Ngoài mục đích giới thiệu bản thân, đây còn là những thông tin mà nhà tuyển dụng sử dụng để liên hệ với bạn, do vậy hãy chú trọng vào phần trình bày và đừng quên kiểm tra thật kỹ để tránh sai sót không đáng có bạn nhé.
Ngoài ra, thay vì cung cấp quá nhiều những thông tin không cần thiết khiến cho CV của bạn trở nên mất điểm, bạn chỉ nên tập trung vào những thông tin phục vụ cho mục đích kết nối giữa ứng viên và nhà tuyển dụng.
2.2. Cụ thể hóa phần mục tiêu nghề nghiệp
“Mục tiêu nghề nghiệp của anh/chị là gì? ”là câu hỏi mà các nhà tuyển dụng thường sử dụng nhiều nhất trong quá trình phỏng vấn ứng viên. Không chỉ dừng lại ở việc thể hiện mong muốn, mục tiêu nghề nghiệp còn cho nhà tuyển dụng thấy được tầm nhìn và định hướng phát triển trong tương lai của ứng viên ấy.
Tuyệt đối không trình bày mục tiêu nghề nghiệp một cách chung chung, mơ hồ, thay vào đó, hãy cố gắng cụ thể hóa mục tiêu nghề nghiệp bằng hai nhóm mục tiêu: Mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.
Ngoài ra để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng nhất có thể, đừng chỉ đề cập đến các mục tiêu cá nhân mà hãy gắn chặt mục tiêu đó với giá trị lợi ích mà bạn sẽ đem lại cho doanh nghiệp.
Ví dụ với vị trí quản lý Spa, bạn có thể tham khảo một số cách viết mục tiêu như sau:
- Mong muốn có cơ hội làm việc trong môi trường chuyên nghiệp để bản thân có thể phát huy tối đa năng lực
- Phấn đấu hoàn thiện bản thân để có cơ hội được đồng hành cùng công ty trong chặng đường phát triển sau này
- Gắn bó lâu dài với công ty, xây dựng mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp, không ngừng học hỏi và tích lũy kinh nghiệm từ mọi người xung quanh
2.3. Tăng tính thuyết phục bằng kinh nghiệm làm việc
Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ sử dụng trình độ học vấn làm căn cứ đầu tiên để sàng lọc hồ sơ của các ứng viên. Tuy nhiên với một nghề nghiệp có tính chất đặc thù như spa, đôi khi trình độ học vấn lại không phải là một yếu tố quá quan trọng. Thay vào đó, kinh nghiệm làm việc mới là chìa khóa then chốt để ứng viên thể hiện năng lực của bản thân.
Hãy tưởng tượng spa cũng giống như một doanh nghiệp thu nhỏ với rất nhiều bộ phận và nhân viên, mỗi vị trí sẽ có những yêu cầu khác nhau. Để có thể viết tốt mục này, bước đầu tiên bạn cần làm là xác định rõ vị trí mà mình muốn ứng tuyển, tiếp theo lên kế hoạch phân tích và nghiên cứu tính chất của công việc để đảm bảo đưa vào những thông tin phù hợp.
Giả sử khi ứng tuyển vào vị trí Spa Manager, chỉ đề cập đến kinh nghiệm chăm sóc khách hàng tại spa thôi là không đủ, thay vào đó bạn có thể đưa thêm những kinh nghiệm mà một Spa Manager cần có như: Marketing, quản lý nhân sự, đào tạo... Ngược lại, với một vị trí không đòi hỏi quá nhiều chuyên môn như nhân viên bán hàng, bạn chỉ nên tập trung vào những kinh nghiệm phục vụ cho mục đích bán hàng.
2.4. Tạo điểm nhấn cho CV bằng các kỹ năng ấn tượng
Bạn và các ứng viên khác có cùng kinh nghiệm tương đương, giờ thì hãy sử dụng yếu tố kĩ năng để chinh phục các nhà tuyển dụng. Thậm chí ngay cả trong trường hợp bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, nếu như bạn sở hữu những kỹ năng nổi trội, bạn vẫn có thể thành công chiếm ưu thế. Bởi suy cho cùng thì kinh nghiệm là thứ không khó rèn luyện, nhưng kỹ năng lại đòi hỏi cả một quá trình.
Bí quyết hiệu quả để trình bày mục này là bạn hãy chia các kỹ năng thành 2 nhóm: Kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Bước tiếp theo, hãy sắp xếp các nhóm kỹ năng này theo một trình tự hợp lý, đưa tất cả những kỹ năng quan trọng và liên quan trực tiếp đến công việc nhất lên đầu, theo sau là nhóm những kỹ năng có tác dụng hỗ trợ cho công việc của bạn.
Cho dù bạn ứng tuyển vào vị trí gì, đừng quên cung cấp thêm cả những kỹ năng cơ bản mà bất cứ người làm việc nào tại spa cũng đều bắt buộc phải có, như:
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng chăm sóc khách hàng
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng xử lý tình huống
2.5. Các thông tin khác
Để làm nên một bản CV hoàn hảo sao có thể thiếu đi những thông tin như: Trình độ học vấn, thành tích, giải thưởng, sở thích... Bên cạnh những thông tin chính, đây được gọi là nhóm thông tin bổ sung để cung cấp thêm cơ sở giúp ích cho việc đánh giá ứng viên của các nhà tuyển dụng.
Để tránh sai sót, cần kiểm tra và rà soát thông tin bạn đưa vào CV để đảm bảo tính chính xác tuyệt đối, ngoài ra cần tránh việc đưa những thông tin không đúng sự thật hoặc những thông tin phóng đại lên quá mức bởi đây được xem là hành động gây mất điểm lớn nhất trong mắt các nhà tuyển dụng.
3. Một số lưu ý khi viết CV spa
Để đảm bảo tạo ra CV hoàn hảo nhất trước khi gửi nó cho nhà tuyển dụng, bạn có thể tham khảo một số lưu ý sau:
3.1. Lựa chọn ảnh chân dung phù hợp
Như đã đề cập ở trên, Spa là một ngành đòi hỏi yếu tố thẩm mĩ cao, vì vậy bạn cần đặc biệt lưu tâm đến cách lựa chọn ảnh chân dung trong CV. Tránh chọn những ảnh không rõ mặt, không chụp góc chính diện của mặt, ngược lại một bức ảnh chụp chân dung với phong thái lịch sự, nghiêm túc, trang phục gọn gàng, chỉnh tề bao giờ cũng giúp bạn tạo thiện cảm với các nhà tuyển dụng.
3.2. Kiểm tra, rà soát lại để tránh lỗi chính tả
Để tránh làm bản CV mất điểm với những lỗi sai không đáng có như sai chính tả, đừng quên việc kiểm tra và rà soát kĩ bản CV lại một lượt sau khi hoàn thành. Không phải nhà tuyển dụng nào cũng dễ tính bỏ qua những lỗi sai cơ bản cho bạn đâu, ngược lại họ còn cho rằng ứng viên đó thiếu tính chuyên nghiệp và cẩn thận.
3.3. Chú ý đến định dạng của CV
Định dạng của CV tốt nhất hiện nay là định dạng file PDF bởi nó có khả năng bảo mật thông tin cao hơn các định dạng khác. Sau khi hoàn thành CV trên word hoặc powerpoint, bạn có thể xuất CV dưới dạng file PDF trước khi đưa nó đến tay nhà tuyển dụng bạn nhé!
Trên đây là hướng dẫn chi tiết về cách viết cv spa dành cho các ứng viên đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm trong ngành nghề này, chúng tôi hi vọng rằng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Đừng quên truy cập vnx.com.vn mỗi ngày để theo dõi và cập nhật thêm các thông tin mới nhất xoay quanh tuyển dụng và việc làm bạn nhé!
Ngoài cv spa, bạn có thể tham khảo thêm hướng dẫn viết cv một ngành nghề vô cùng HOT khác là cv giáo viên mới ra trường ngay tại vnx.com.vn.
Tin liên quan
- CV lễ tân - Nắm bắt cách viết để trúng tuyển ngay tức thì
- CV xin việc Designer và những bí quyết ứng tuyển Designer
- CV xin việc điều dưỡng - Cơ hội dành cho các ứng viên cẩn thận?