Mức lương giảng viên đại học bạn đã nắm rõ hay chưa?

Ngày đăng: 01/12/2020

Bên cạnh vị trí xã hội, những thành tích công  việc đạt được thì mức thu nhập cũng là một tiêu chí quan trọng đánh giá sự thành công của một người. Trong tất cả những ngành nghề hiện tại, lương giảng viên đại học nhận được rất nhiều sự quan tâm và chú ý. Đó là những thắc mắc về con số cụ thể về đồng lương, liệu mức thu nhập ấy có xứng đáng với tâm huyết, chất xám cũng như đủ để trang trải cuộc sống và nuôi dưỡng đam mê của người giảng viên. Hãy cùng vnx.com.vn tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.

1. Những thông tin cần nắm rõ về mức lương giảng viên đại học

Để nhằm giải đáp những thắc mắc liên quan đến vấn đề lương giảng viên, chúng tôi tổng hợp lại một số thông tin quan trọng bạn đọc cần nắm rõ như sau:

Thắc mắc xoay quanh vấn đề lương giảng viên đại học

1.1. Phân loại lương giảng viên đại học

Cũng như bao công việc khác, không phải cứ chung một ngành nghề đồng nghĩa với việc mức lương của ai cũng như nhau. Giảng viên cũng vậy, tùy theo mỗi nhóm công việc mà mức lương và trợ cấp công việc cũng khác nhau. Hiện nay, lương giảng viên được phân loại thành các nhóm chính như sau:

Lương cho giảng viên chính thức

Lương cho giảng viên hợp đồng

Lương cho giảng viên vào biên chế

Lương cho giảng viên viên chức

Lương cho giảng viên đã nghỉ hưu

Lương cho giảng viên thuê ở ngoài

Lương giảng viên đại học dao động từ 3,4-11,92 triệu đồng

Khó có thể nói luôn một con số cụ thể về mức lương giảng viên đại học, tuy nhiên dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như hệ số, ta có thể áng chừng con số này sẽ dao động từ 3,4 đến 11,92 triệu đồng.

Tùy theo từng nhóm phân loại mà mỗi loại lương có một cách tính và phương thức trả khác nhau. Bên cạnh đó, lương của giảng viên đại học cũng phụ thuộc phần nhiều vào ngạch lương, hệ số lương. Ngạch lương, hệ số lương càng cao đồng nghĩa với lương giảng viên cũng sẽ cao hơn. Chính vì vậy, với các kỳ thi nâng ngạch công chức, viên chức hằng năm, các giảng viên luôn cố gắng hoàn thành tốt nhất có thể với mong muốn nâng cao mức thu nhập của bản thân.

1.2. Các ngạch và hệ số của lương giảng viên đại học

Hiện nay, đối với giảng viên đại học, có 3 ngạch lương chính như sau:

Lương giảng viên đại học có 3 ngạch chính

Viên chức ngạch A3: Đối tượng là những giảng viên cao cấp, được chia ra thành 2 nhóm là A3.1 và A3.2 có cùng hệ số lương nhưng khác nhau về cấp bậc và thưởng.

Viên chức nhóm A2: Đây là nhóm giảng viên thông thường, đối với nhóm này sẽ được chia ra thành nhiều nhóm lương tương ứng với trình độ học vấn khác nhau. Những giảng viên mới vào nghề sẽ nhận được mức lương khởi điểm, sau đó dựa trên những đánh giá và thành tích hay những kinh nghiệm tích lũy được mà có sự thay đổi trong mức lương. Càng có thâm niên lâu năm trong nghề, càng trau dồi được nhiều kinh nghiệm, mức lương càng cao.

Cho những ai đang quan tâm thì hệ số lương được tính như sau:

Hệ số lương trình độ đại học: 2,34.

Hệ số lương trình độ cao đẳng 2,1.

Hệ số lương trình độ trung cấp 1,86.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về lương giảng viên đại học để mỗi cá nhân công tác trong ngành này vạch ra cho mình mục tiêu phấn đấu nhằm nâng cao mức thu nhập bản thân.

2. Lương giảng viên đại học được tính như thế nào?

Việc tính toán lương của giảng viên đại học cần được xây dựng theo hệ thống và tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo sự công bằng cho mỗi giáng viên cũng như xứng đáng với thời gian, công sức và chất xám trong quá trình lao động trí óc.

Lương giảng viên đại học cần được tính toán theo một nguyên tắc nhất định

Theo quy định mới nhất, mức lương cơ sở là 1,6 triệu đồng, từ đó chúng ta có công thức tính lương như sau:

Lương cứng = hệ số lương x 1,6 triệu đồng

Phụ cấp = 30% lương.

Tiền đóng bảo hiểm xã hội = 10,5% lương.

Mức lương người lao động nhận được bằng = Lương + phụ cấp - tiền đóng bảo hiểm xã hội.

3. Con đường thăng tiến, nâng cao mức lương giảng viên đại học

Cho dù làm việc trong bất kỳ ngành nghề lĩnh vực nào đi chăng nữa, ai cũng luôn nỗ lực hết sức để phát triển sự nghiệp. Sự thăng tiến là động lực để con người phát triển bản thân, cống hiến hết mình cho cơ quan, tổ chức, đi kèm với đó là nâng cao mức thu nhập cá nhân. Đối với nghề giảng viên, thăng tiến có nghĩa là tăng ngạch đồng nghĩa với việc mức lương cũng tăng. Thông tư 08/2018/TT-BGDĐT quy định rõ các điều kiện để thăng hạng giảng viên như sau:

Lương giảng viên đại học tỷ lệ thuận với mức độ thăng tiến

- Cơ sở trường đại học nơi giảng viên đang công tác có nhu cầu và được cấp thẩm quyền đi dự xét.

- Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, đáp ứng đầy đủ chất lượng công việc và đạo đức nghề nghiệp trong 3 năm công tác.

- Đáp ứng đầy đủ yêu cầu của hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28/11/2014.

Việc xét duyệt thăng tiến cũng được thực hiện theo 2 cách thức khác nhau:

- Xét duyệt hồ sơ có đáp ứng yêu cầu chức danh nghề nghiệp cao hơn một bậc so với thứ hạng hiện tại, cộng theo quy định đổi điểm quy định về khoa học.

- Quy đổi điểm từ các công trình khoa học bao gồm: các bài báo khoa học, các công trình nghiên cứu được ứng dụng vào thực tế và cấp bằng sáng chế, các tác phẩm nghệ thuật, chương trình biểu diễn,...đạt giải thưởng quốc gia quốc tế.

Bên cạnh việc trau dồi kỹ năng, trình độ chuyên môn, nâng cao chất lượng giảng dạy, việc trau dồi sự tự tin cũng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự thăng tiến, tăng lương cho giảng viên đại học.

Sự tự tin rất quan trọng trong con đường thăng tiến, nâng cao mức lương giảng viên đại học

4. Nhìn nhận thực tế về mức lương giảng viên đại học: Có đủ trang trải cuộc sống hay không?

Cùng với giáo viên, nghề giảng viên được đánh giá là cao quý nhất trong những nghề cao quý, bởi vậy họ luôn nhận được sự kính trọng không chỉ của học trò mà luôn được đánh giá cao về vai trò và vị trí trong xã hội. 

Giảng viên là nghề đòi hỏi năng lực chất xám cao. Để được giữ lại trường giảng dạy, đảm nhận công việc danh giá này, mỗi cá nhân đều phải có thành tích vượt trội. Thế nhưng, đằng sau hào quang, vinh hiển đó là một cuộc vật lộn mưu sinh đầy mồ hôi và nước mắt để trang trải cuộc sống của những người mang trách nhiệm cao cả đem lại tri thức cho xã hội.

Những trăn trở xoay quanh đồng lương giảng viên đại học

Hãy thử làm một phép so sánh, một sinh viên mới ra trường đầu quân cho một công ty hạng trung với lương khởi điểm thấp nhất đã 6-8 triệu/tháng. Trong khi đó, một sinh viên xuất sắc được giữ lại trường để giảng dạy lại có thu nhập ít hơn rất nhiều, cao nhất cũng chỉ 4 triệu đồng. Bởi vậy, để có thể trang trải mọi chi phí sinh hoạt như tiền thuê nhà, tiền ăn uống, chi phí điện nước,... nhiều giảng viên đã chọn cách nhận thêm lớp hoặc đi dạy thêm, làm thêm bên ngoài để có thêm thu nhập. Bởi vậy việc chi tiêu sao cho hợp lý để “ đủ sống” đã là một việc khó khăn, việc tích lũy vốn liếng để mua nhà, mua xe càng nằm ngoài tầm với.

Có thể thấy rằng, đối với ngành nghề bỏ nhiều chất xám, đào tạo thế hệ tương lai cho đất nước thì mức lương hiện tại cũng như chế độ phụ cấp là quá ít ỏi. Không quá ngạc nhiên khi mà vấn đề “chảy máu chất xám” diễn ra ngày càng nhiều. Đây là vấn đề nhức nhối cần được quan tâm cũng như giải quyết để phát triển nhân tài cho đất nước. Những nỗi lo về cơm áo gạo tiền, về cuộc sống mưu sinh trở thành gánh nặng cản trở con đường theo đuổi đam mê trồng người, khát vọng được cống hiến. Đã đến lúc nhà nước và các cấp liên quan cần có một cuộc cách mạng để giữ lại nguồn nhân lực trí tuệ cao.

Hy vọng với những thông tin liên quan đến vấn đề lương giảng viên đại học được cung cấp trong bài viết của vnx.com.vn , bạn đọc sẽ hiểu và thông cảm hơn với những nỗi nhọc nhằn và sự hy sinh cao cả của nghề nghiệp đáng trân trọng này. Thân ái!

Thang bảng lương nhà nước và những điều bạn cần phải biết

Nếu như bạn vẫn còn điều gì thắc mắc liên quan đến thang bảng lương của nhà nước, có thể tham khảo bài viết sau đây

Thang bảng lương nhà nước và những điều bạn cần phải biết

 

Tin liên quan

Xem nhiều nhất