Mẹo trình bày các kỹ năng trong CV xin việc ấn tượng nhất
Ngày đăng: 07/01/2021
Kỹ năng hay phẩm chất năng khiếu trong CV là một nội dung vô cùng quan trọng, chúng có thể quyết định đến cơ hội trúng tuyển của bản thân ứng viên. Nhưng trình bày các kỹ năng trong CV như thế nào không phải ai cũng biết. Đó chính là lý do vnx.com.vn ở đây để gợi ý các bí quyết giúp bạn hoàn thiện nội dung này thật ấn tượng!
1. Tầm quan trọng của năng lực nghề nghiệp trong CV
Các skill trong CV hay năng lực nghề nghiệp trong CV chính là những khả năng mà một ứng viên có thể đảm bảo thực hiện được trong quá trình làm việc. Thông thường, mục kỹ năng trong CV là một nội dung bắt buộc, dường như không thể thiếu ở mọi mẫu CV xin việc. Tại đây, ứng viên sẽ liệt kê một hệ thống bao gồm các kỹ năng thiết yếu, gắn liền với vị trí đang ứng tuyển. Đó có thể là kỹ năng tin học trong CV, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng lắng nghe,...
Trong CV xin việc, kỹ năng nghề nghiệp trong CV là nội dung được nhà tuyển dụng rất quan tâm. Bởi thông qua đó, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được năng lực của ứng viên, nhìn nhận các kỹ năng ghi trong CV có thực sự phù hợp với vị trí mà họ cần hay không. Song song với đó, một mẫu bộ hồ sơ xin việc sở hữu những kỹ năng đặc biệt trong CV sẽ có ưu thế hơn so với những ứng viên còn lại. Chính vì thế, đừng bao giờ xem nhẹ việc viết kỹ năng trong CV, đó chính là cơ hội để bạn chinh phục nhà tuyển dụng.
2. Phân loại các kỹ năng trong CV xin việc
Thường thì các kỹ năng nên đưa vào CV được phân thành hai loại. Một là kỹ năng mềm, hai là kỹ năng cứng hay còn gọi là kỹ năng chuyên môn trong CV xin việc. Gắn liền với mỗi loại là những đặc điểm riêng, các ứng viên cần phân biệt, nắm rõ các đặc điểm này để biết cách đưa vào những kỹ năng CV ấn tượng nhất.
2.1. Kỹ năng cứng trong CV
Hệ thống phẩm chất kỹ năng đặc biệt trong CV trước hết cần đề cập đến những kỹ năng cứng. Vậy kỹ năng cứng được hiểu như thế nào? Đó là hệ thống các kỹ năng được đào tạo và giảng dạy thông qua trường lớp cụ thể. Hay nói cách khác, đó là những kỹ năng chúng ta có thể dễ dàng định lượng và đánh giá. Chúng trái ngược hoàn toàn với các kỹ năng mềm.
Một số ví dụ về kỹ năng cứng trong CV bao gồm: Kỹ năng lập trình, kỹ năng thiết kế ảnh, kỹ năng tối ưu từ khóa, kỹ năng phân tích dữ liệu,...
2.2. Kỹ năng mềm trong CV
Phần kỹ năng trong CV tuyệt đối không nên thiếu các kỹ năng mềm trong CV. Kỹ năng mềm là những kỹ năng mang tính cá nhân, chủ quan. Do đó, chúng khó định lượng và đánh giá hơn. Có thể dễ dàng nhận ra những kỹ năng mềm thường thấy trong CV xin việc như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng đào tạo, kỹ năng ứng xử, kỹ năng giải quyết tình huống,...
Về bản chất mà nói, kỹ năng chính trong CV là kỹ năng cứng, do chúng thực sự quan trọng hơn so với kỹ năng mềm. Hơn nữa, các nhà tuyển dụng thường có xu hướng đánh giá cao những ứng viên có kỹ năng cứng thành thạo. Khi sở hữu những kỹ năng cứng, cũng đồng nghĩa với việc ứng viên đó đã am hiểu và có kinh nghiệm trong công việc, nhà tuyển dụng do đó sẽ không phải bỏ ra quá nhiều công sức để đào tạo.
Mặc dù vậy, những ứng viên sở hữu các kỹ năng mềm trong CV cũng có lợi thế trong một số lĩnh vực ngành nghề nhất định.
3. Kinh nghiệm trình bày các kỹ năng trong CV
Cách viết kỹ năng trong CV xin việc rất quan trọng. Bởi nếu chúng không được trình bày ấn tượng và khoa học, thì khá khó để nhà tuyển dụng để mắt đến. Dưới đây là một số mẹo nhỏ để viết kỹ năng bản thân trong CV chuyên nghiệp hơn:
- Thứ nhất, liệt kê các kỹ năng công việc cụ thể
Các kỹ năng nên ghi trong CV là các những kỹ năng gắn liền với công việc gần đây nhất của bạn, hay bạn đã sử dụng thành thạo chúng trong công việc trước đó. Những kỹ năng quá cũ kỹ sẽ làm hạ giá trị bản thân của ứng viên.
- Thứ hai, chỉ liệt kê những kỹ năng có thể phục vụ cho vị trí ứng tuyển
Các kỹ năng nên viết trong CV xin việc để làm gì? Chúng có tác dụng chứng minh và thuyết phục cho nhà tuyển dụng rằng, ứng viên có thể thực hiện hiệu quả công việc và vai trò đó, mà không phải là ứng viên nào khác hay bất kỳ một công việc nào khác. Đừng liệt kê các kỹ năng cần có trong CV một cách dài dòng, liệt kê ít, nhưng đảm bảo chúng phục vụ cho công việc sắp tới của bạn.
- Thứ ba, phân loại các kỹ năng CV theo nhóm
Trong cách viết kỹ năng trong CV xin việc, ứng viên nên phân loại và chia hệ thống kỹ năng của bản thân thành các nhóm, liên quan trực tiếp đến vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển. Chẳng hạn như, kỹ năng của một nhân viên SEO có thể được chia ra làm: Kỹ năng SEO website, kỹ năng sáng tạo và tối ưu nội dung, kỹ năng lập trình cơ bản, kỹ năng thiết kế ảnh,....
- Thứ tư, nhắc lại các kỹ năng quan trọng
Nhiều doanh nghiệp hiện nay sử dụng phần mềm quản lý tuyển dụng (ATS) trong quy trình sàng lọc ứng viên của mình. Trong đó, nhà tuyển dụng thường xuyên sử dụng các từ khóa liên quan đến kỹ năng theo yêu cầu công việc. Do đó, việc lặp lại hoặc nhắc lại các từ khóa trong CV là một ý tưởng hay. Không chỉ liệt kê chúng ở mục kỹ năng trong CV, bạn có thể nhắc lại hoặc lồng ghép ở mục kinh nghiệm nghề nghiệp chẳng hạn.
Thử áp dụng những kinh nghiệm viết kỹ năng trong CV mà vnx.com.vn gợi ý trên đây, chắc chắn bạn sẽ trông thấy kết quả hơn mong đợi!
4. Tìm hiểu 5 kỹ năng được đánh giá cao nhất sẽ được hiện trong CV
Để viết những kỹ năng trong CV thật chuyên nghiệp, các ứng viên nên dựa vào bản mô tả công việc và ghi chép lại một cách cẩn thận những yêu cầu của nhà tuyển dụng dành cho vị trí công việc. Đó cũng chính là cách để bạn biết chính xác những gì mà nhà tuyển dụng đang mong chờ ở một ứng viên. Xem xét mức độ phù hợp của bản thân đối với vị trí ứng tuyển. Dưới đây là 5 kỹ năng được đánh giá cao nhất sẽ được hiện trong CV.
4.1. Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp dường như là một kỹ năng “quốc dân”, bất kỳ một công việc nào cũng cần có nó. Người sở hữu kỹ năng giao tiếp là người có thể truyền đạt ý kiến một cách dễ dàng, tương tác và thảo luận với những người xung quanh hiệu quả. Giao tiếp tốt giúp những nhân viên bán hàng được lòng khách hàng hơn, giúp nhân viên được lãnh đạo trọng dụng hơn, được đồng nghiệp yêu quý hơn.
4.2. Kỹ năng tư duy phản biện
Tư duy phản biện là một trong những kỹ năng cần viết trong CV xin việc. Đó là năng lực tiếp nhận, phản ứng và đưa ra giải pháp cho một vấn đề bất kỳ có thể nảy sinh. Tư duy phản biện là kỹ năng đặc biệt cần được nhấn mạnh nếu như bạn ứng tuyển các công việc bao gồm: Phát triển thị trường, quảng cáo, tiếp thị, kinh doanh, marketing,...
Các công ty thường mong muốn nhân viên của mình có khả năng tư duy phản biện để giải quyết công việc hiệu quả. Do vậy, đây là một trong những kỹ năng đặc biệt trong CV mà bạn cần đưa vào.
4.3. Kỹ năng làm việc nhóm
Đa phần, mọi công việc đều yêu cầu những nhân viên có năng lực làm việc và tương tác tích cực với người khác. Bởi trên thực tế, bạn không làm việc một mình, bạn sẽ phải làm việc với các bộ phận khác, lãnh đạo, nhân viên khác, khách hàng, đối tác,... Với nhà tuyển dụng, những nhân viên có thái độ không tốt, xử sự thái quá và thích làm việc theo ý mình sẽ là những ứng viên nên được loại bỏ. Ngược lại, với những nhân viên có thể hòa đồng, thích nghi nhanh với môi trường, có thái độ làm việc tích cực với mọi người xung quanh sẽ được đánh giá rất cao.
Chắc chắn những người có kỹ năng làm việc nhóm là những người có năng lực giải quyết những xung đột hay bất kỳ một mâu thuẫn phát sinh nào trong tập thể.
4.4. Kỹ năng thích nghi
Nếu ứng viên là người sở hữu kỹ năng thích nghi, bạn sẽ dễ hòa nhập với môi trường, bao gồm là sự thay đổi trong cách làm việc, vị trí làm việc, KPI, năng suất làm việc và cả những hệ thống quy định của công ty. Những tình huống bất ngờ thường nảy sinh trong quá trình làm việc, đó chính là lúc kỹ năng thích nghi phát huy tác dụng của mình.
Đây cũng là kỹ năng cần có trong CV khi ứng tuyển những công việc có khối lượng nhiệm vụ lớn và nhiều áp lực.
4.5. Kỹ năng máy tính
Đa phần, các vị trí việc làm đều yêu cầu ở ứng viên một sự hiểu biết cơ bản về kỹ thuật máy tính. Rất nhiều ứng viên hiện nay thiếu kỹ năng này, mặc dù chúng thực sự đơn giản. Những chương trình được ứng dụng thường xuyên vào công việc như Word, Excel,... Ngoài ra, bạn cũng cần trang bị cho mình khả năng sử dụng internet để tìm kiếm thông tin, gửi và phản hồi Email trong công việc,...
Bên cạnh các kỹ năng trong CV quan trọng đã được liệt kê ở trên, thì bạn cũng có thể tham khảo thêm một số kỹ năng khác như: Kỹ năng đào tạo, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng sắp xếp thời gian, kỹ năng lên kế hoạch, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng phân tích, kỹ năng tổng hợp, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng dự báo,....
Thông qua bài viết chia sẻ về cách viết các kỹ năng trong CV xin việc. Có thể thấy, đó là một nội dung rất quan trọng, thậm chí có thể chiếm một phần quyết định kết quả ứng tuyển ban đầu của ứng viên. Hệ thống kỹ năng minh chứng phẩm chất và kỹ năng đặc biệt trong CV của bạn, giúp ứng viên thể hiện được giá trị của mình trước nhà tuyển dụng và cả các ứng viên khác. Hy vọng những chia sẻ của vnx.com.vn sẽ giúp bạn sở hữu mẫu CV xin việc với mục kỹ năng chuẩn chỉnh nhất!
CV là tổng hợp những giá trị nổi bật và phù hợp của ứng viên với vị trí việc làm đang ứng tuyển. Nhưng với người chưa có kinh nghiệm, sẽ cần phải thể hiện gì trong CV xin việc? Cùng tìm hiểu cách viết CV cho người chưa có kinh nghiệm qua bài viết dưới đây nhé!
Tin liên quan
- CV lễ tân - Nắm bắt cách viết để trúng tuyển ngay tức thì
- CV xin việc Designer và những bí quyết ứng tuyển Designer
- CV xin việc điều dưỡng - Cơ hội dành cho các ứng viên cẩn thận?