dropdown

CV Brand Manager - Giám đốc thương hiệu của chính mình?

Ngày đăng: 08/02/2021

Brand manager được biết đến là một vị trí quan trọng trong lĩnh vực marketing của bất kỳ công ty nào hiện nay. Để đạt tới vị trí giám đốc thương hiệu thì đó là cả một quá trình phấn đấu cùng với những trải nghiệm trong công việc của bạn. Tuy nhiên, nếu như bạn có ý định ứng tuyển vào vị trí này thì CV brand manager là điều mà bạn cần có sự chuẩn bị một cách kỹ lưỡng. Viết CV brand manager như thế nào để có thể hạ gục nhà tuyển dụng? Tất cả những thông tin hữu ích về CV brand manager sẽ được hé lộ qua bài viết sau đây.

Tạo CV xin việc

1. Sự quan trọng của CV brand manager hiện nay

Với CV brand manager, chắc có lẽ các bạn đã quá quen thuộc với mẫu giấy tờ này. Là một yếu tố không thể thiếu với bất cứ ứng viên nào khi đi xin việc thế nên CV sẽ là điều mà các ứng viên cần có một sự đầu tư kỹ lưỡng. 

CV brand manager
CV brand manager

Với vị trí brand manager, một bản CV ấn tượng, chuẩn chỉnh và có chiều sâu sẽ là điều cần thiết để bạn có thể khẳng định bản thân mình với vai trò lãnh đạo. CV brand manager là một cánh cửa, kết nối nhà tuyển dụng với ứng viên có thể tìm đến nhau với cơ chế đôi bên cùng có lợi. Ứng viên có một vị trí việc làm ổn định, nhà tuyển dụng có một nhân sự tiềm năng và khả năng đem lại lợi ích cho doanh nghiệp mình.

Thông qua bản CV brand manager, ứng viên sẽ có thể show được các thông tin là những ưu điểm và sự phù hợp của bản thân mình với vai trò giám đốc thương hiệu ra sao. Đồng thời, nhà tuyển dụng cũng có thể hiểu hơn về các ứng viên của mình, có các cơ sở thông tin để thực hiện việc đánh giá và so sánh các ứng viên với nhau. Điều này giúp cho việc đưa ra sự lựa chọn được khách quan cũng như chính xác hơn.

Một CV brand manager không đơn thuần chỉ là việc bạn dùng nó để truyền tải thông tin của mình, mà đây sẽ là điều giúp bạn nắm bắt cơ hội việc làm giám đốc thương hiệu với việc khẳng định thương hiệu của chính mình qua CV brand manager.

Khi bạn thể hiện được thương hiệu của bản thân thì việc quản lý thương hiệu cũng như quảng bá thương hiệu của những công ty, doanh nghiệp sẽ chỉ là vấn đề thời gian để bạn đưa ra câu trả lời tới nhà tuyển dụng đã tin tưởng bạn mà thôi.

Ý nghĩa ra sao?
Ý nghĩa ra sao?

Nhìn chung, CV brand manager thực sự là một điều cần thiết để bạn có được cơ hội xuất hiện trong vòng phỏng vấn cũng như nắm bắt cho mình các cơ hội việc làm hấp dẫn với vai trò giám đốc thương hiệu.

2. Cách viết CV brand manager như thế nào?

2.1. Tổng quát cách viết CV brand manager

Với một giám đốc thương hiệu, vai trò là người quản lý thương hiệu thì ngay từ chính bản CV của mình bạn đã phải thể hiện được điều đó. Trung bình, với một bản CV, nhà tuyển dụng sẽ mất 6 giây để xem và đánh giá bản CV của bạn. Chính vì vậy, bạn sẽ chỉ có một cơ hội duy nhất để có thể gây ấn tượng cũng như mở ra cơ hội cho sự xuất hiện của mình tại vòng phỏng vấn.

Một bản CV brand manager ấn tượng và có sức nặng sẽ cần là bản CV thể hiện được sự định vị thương hiệu của chính bạn. Hãy sử dụng những kiến thức về thương hiệu của chính mình để pr bản thân cũng như có màn giới thiệu một cách ngoạn mục nhất. Sẽ có rất nhiều mẫu CV brand manager trên internet, thế nhưng, đừng nên sử dụng những gì quá phổ biến, bạn cân show được chất riêng của chính mình.

Những kết quả, thành tích mà bạn tạo ra và đạt được, hãy thể hiện một cách cụ thể và rõ ràng nhất. Những từ ngữ mơ hồ, cắt xén sẽ chỉ có tác dụng dìm bạn đi mà thôi. Một sự chi tiết sẽ là điều cần thiết với việc thể hiện các chiến lược về thương hiệu mà bạn đã tham gia.

Cách viết CV brand manager
Cách viết CV brand manager

Việc đưa ra được đáp án cho cá câu hỏi sau trong CV brand manager sẽ là diều cần thiết đối với bạn.

- Bạn đã thực hiện việc định vị thương hiệu của mình như thế nào?

- Những sản phẩm nào bạn đã từng phát triển?

- Những dự án teamwork nổi bật của bạn là gì?

- Bạn xác định giá cho mỗi sản phẩm như thế nào?

Chỉ với một vài dòng gạch đầu dòng, việc bạn đưa ra được những thông tin hữu ích trên sẽ là những điều khiến nhà tuyển dụng thực sự hài lòng và thích thú. Những thông tin về cách mà bạn tiếp cận với các đại lý, khả năng nhân đôi về các dự án nhận diện thương hiệu cũng là những thông tin đáng để đưa vào trong CV cho vị trí quản lý thương hiệu này.

Việc đưa ra các kinh nghiệm là một chuyện, thế nhưng, những kinh nghiệm dó có tác động ra sao tới oah thu sẽ thực sự là điều giúp CV của bạn ấn tượng hơn cả. Nhà tuyển dụng muốn biết được với tư cách là một Giám đốc thương hiệu thì bạn đã tạo ra doanh số ra sao cũng như việc nhận thức thương hiệu một cách tổng thể như thế nào. 

Những kết quả hữu hình, có thể đo lường được mới thực sự là những thông tin chứa đựng những giá trị lớn giúp bạn khẳng định được cơ hội trúng tuyển của bạn với vị trí brand manager.

2.2. Những nội dung nên có trong CV brand manager

Trong CV brand manager, các nội dung được khuyến khích để xuất hiện trong bản CV giám đốc này như sau:

Nội dung cần có
Nội dung cần có

- Phần thông tin cá nhân được gắn link liên kết với những danh mục đầu tư trực tuyến.

- Phần tóm tắt bao gồm những thành thích của bản thân với việc quản lý thương hiệu.

- Phần kinh nghiệm làm việc với những kết quả được nổi bật và nhấn mạnh tha vì mô tả những việc mà mình đã làm khi quản lý thương hiệu.

- Phần kỹ năng với những sự liệt kê về các công cụ được sử dụng trong ngành và những kỹ năng mềm cần có. 

- Phần trình độ học vấn.

- Phần chứng nhận tùy thuộc vào nhu cầu của bản thân.

Đây được xem là các mục nội dung chính mà các bạn nên đưa vào trong CV brand manager để tạo nên một tổng thể hoàn chỉnh về nội dung cho bản CV của mình.

2.3. Cách viết chi tiết CV brand manager

2.3.1. Phần tiêu đề quản lý thương hiệu chuyên nghiệp

Phần tiêu đề hay phần thông tin cá nhân, nghe có vẻ đơn giản thế nhưng lại không như vậy. Sẽ có cách tạo tiêu đề được xem là đúng và có những cách là sai với tiêu đề ở trong CV.

Những thông tin cần có trong phần tiêu đề như sau: Họ tên, thông tin liên hệ của bản thân và một đường link liên kết tới trang cá nhân hay các danh mục đầu tư mà bạn có. Họ tên là điều quan trọng và bạn cần luôn luôn ghi nhớ việc đính kèm với họ tên chính là email và số điện thoại cũng như trang web của bản thân. Tất nhiên, email được sử dụng nên là những emil giúp bạn trông chuyên nghiệp hơn với việc càng gần với tên của bạn càng tốt thay vì sử dụng email được lập khi bạn mới 12 tuổi.

2.3.2. Phần tóm lược bản thân cần ấn tượng

Tóm tắt bản thân giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn về bạn được mở ra ngay tức thì khi họ đọc những nội dung trong đó. Vì thế, một sự mơ hồ được xem là điều không nên có trong CV brand manager.

Cụ thể các phần
Cụ thể các phần

Để phần tóm lược trở nên ấn tượng, hãy tìm ra điểm nổi bật của bản thân cũng như điều gì đã tạo nên bạn và những trải nghiệm của bạn sẽ là duy nhất trong trường hợp này. Số năm kinh nghiệm, chuyên ngành tham gia cũng như những tố chất ở bản thân. Tất cả tổng hợp tạo nên một giám đốc thương hiệu là bạn.

2.3.3. Phần kinh nghiệm làm việc

Như đã nói ở trên, kinh nghiệm làm việc được xem là phần thông tin quan trọng nhất đối với ứng viên khi viết CV brand manager. Đây sẽ là những thông tin giúp bạn tạo nên sự khác biệt cũng như điểm nhấn cho mình.

Thay vì mô tả một cách đơn giản thì hãy cụ thể hóa bằng những con số và các hiệu quả công việc bạn làm ra với tư cách là giám đốc thương hiệu. Một lời khuyên là bạn nên đọc phần mô tả công việc mà nhà tuyển dụng đưa ra, sau đó thực hiện việc điều chỉnh một vài chi tiết sao cho phù hợp hơn với mô tả đó. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng tìm thấy điểm chung giữa bạn và họ với những điều mà họ cần ở bạn.

2.3.4. Phần kỹ năng nổi bật

Những kỹ năng cứng và kỹ năng mềm cần có ở một giám đốc thương hiệu chính là:

- Kỹ năng cứng

+ Chiến lược về thương hiệu

+ Phát triển các sản phẩm

+ Thực hiện việc quản lý chiến dịch

+ Thực hiện quản lý dự án

+ Copywriting

+ Adobe Cloud

+ Báo cáo chiến dịch

+ Phân tích dữ liệu

Đây chính là các kỹ năng về công nghệ cũng như kiến thức mà một giám đốc thương hiệu bắt buộc phải có. Bới thực tế, giám đốc thương hiệu đóng một vai trò không nhỏ tới sự thành công của một công ty. Do vậy, đòi hỏi về kỹ năng cứng là điều cần thiết.

Điểm sáng trong CV
Điểm sáng trong CV

- Kỹ năng mềm

+ Sự sáng tạo

+ Khả năng thích ứng

+ Teamwork

+ Khả năng giao tiếp

+ Độ nhạy bén

+ Khả năng xử lý tình huống và giải quyết vấn đề

+ Độ tin cậy cao

Thực tế thì không phải lúc nào bạn cũng cần dành riêng một mục cho các kỹ năng mềm. Thay vào đó, bạn có thể khéo léo thể hiện nó trong phần kinh nghiệm làm việc của bản thân mình.

2.3.5. Phần học vấn của bản thân

Sẽ bao gồm bằng cấp của bạn với việc đưa ra thời gian, tên trường, chuyên ngành và loại tốt nghiệp. Với Giám đốc dự án thì việc mở rộng ra với các thông tin như các khóa học và những chứng chỉ liên quan đến chuyên ngành sẽ giúp bạn  nổi bật hơn so với việc chỉ đưa ra những thông tin cơ bản.

Nhìn chung, với CV brand manager, các bạn cần tóm lược một cách thông minh những thông tin giúp mình có thể trở nên nổi bật và ấn tượng hơn với vai trò là giám đốc thương hiệu. Việc khẳng định và làm nổi bật thương hiệu của chính mình qua CV brand manager sẽ giúp bạn nắm bắt cơ hội việc làm giám đốc thương hiệu hấp dẫn tốt hơn rất nhiều.

Mong rằng, qua đây các bạn đã có được những thông tin hữu ích và sở hữu cho mình một CV brand manager xuất sắc nhất.

Gợi ýChuẩn bị CV Tester hiệu quả bạn cần lưu ý những gì?

Tester là một trong những vị trí quan trọng của các công ty công nghệ phần mềm, hoặc bất cứ bộ phận kỹ thuật phần mềm nào trong doanh nghiệp do đó nhu cầu tuyển dụng vị trí việc làm này cũng rất lớn. Để có thể cạnh tranh được việc làm tester cho những vị trí hấp dẫn thì buộc người tìm việc phải chuẩn bị tốt bản CV tester gửi tới nhà tuyển dụng. Nếu như bạn chưa có bí quyết trong tay để hoàn thiện nhiệm vụ này thì hãy đọc ngay bài viết sau đây nhé.

CV Tester

 

Tin liên quan

Xem nhiều nhất

Trở về Trở về back to top