CV đầu bếp - Hướng dẫn và lưu ý viết đơn giản có ấn tượng tốt
Ngày đăng: 27/11/2020
Bạn đam mê nấu ăn và tìm được công việc tại nhà hàng, khách sạn,... nhưng chưa biết cách tạo CV đầu bếp hiệu quả ứng tuyển vào vị trí đúng mong muốn ấy như nào. Bạn đã thực sự hiểu được vai trò và những điều cần biết khi tạo CV xin việc đầu bếp hay chưa? Hãy cùng vnx.com.vn tìm hiểu và hướng dẫn cách bạn viết một CV đầu bếp chỉn chu và thu hút nhất để bạn tham khảo, hình dung dễ hơn về văn bản quan trọng này nhé.
1. Thế nào là CV đầu bếp?
Xã hội ngày nay, mọi thứ đều diễn ra nhanh chóng, nhà tuyển dụng không còn đủ thời gian để kiểm chứng bạn thật sự có các khả năng trong thực tiễn cho yêu cầu của công việc. Vì vậy, cần có CV đầu bếp ghi đầy đủ thông tin tóm tắt về sự hiểu biết, tinh thần cầu tiến của mình để họ dễ dàng lựa chọn được người phù hợp nhất và làm tốt công việc ứng tuyển.
CV đầu bếp nói riêng và CV xin việc nói chung không phải là một văn bản tường thuật, bạn đừng nhầm lẫn với sơ yếu lý lịch. Nó là một phần trong hồ sơ xin việc. CV đầu bếp bản chất là bản tóm tắt giới thiệu bản thân với nhà tuyển dụng về kinh nghiệm làm việc, các kỹ năng, thành tích… trong nghề nấu nướng. Có thể nói, đây là một tờ quảng cáo chính mình, bộc lộ những khả năng, mong muốn cho nhà tuyển dụng. Từ đó, họ dễ dàng sàng lọc, cân nhắc các ứng viên và chọn ra những người phù hợp, có nhiều khả năng phát triển cho vị trí đầu bếp còn bỏ ngỏ.
Khi đi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ nhìn vào CV đầu bếp của bạn để xem xét xem bạn có đủ những yêu cầu, tính chất của công việc họ cần hay không. Người ta thường nói, ấn tượng đầu tiên là rất quan trọng vì thế bạn nên show những gì bạn có trong CV xin việc phù hợp với việc làm đầu bếp của bạn. Nó mang sức ảnh hưởng lớn đến việc bạn có thành công bước vào cánh cổng của công việc mong muốn hay không.
2. Nghệ thuật viết CV đầu bếp
CV đầu bếp của bạn đang phải cạnh tranh với rất nhiều ứng viên, vì thế bạn phải tạo nó có sự thu hút và ấn tượng. Bạn không thể thiếu những nội dung cơ bản trong bất kì CV nào, bao gồm:
- Các thông tin cá nhân
- Ba điểm mấu chốt: mục tiêu công việc, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng
Sau đây hãy cùng vnx.com.vn tìm hiểu chi tiết các mục khi tạo CV xin việc đầu bếp nhé!
2.1. Thông tin cá nhân trong CV đầu bếp
Trong CV xin việc đầu bếp, bạn nên thêm vào một hình ảnh của bản thân, không cần có sự chỉnh sửa quá nhiều bởi công nghệ. Bạn chọn ảnh chân dung của mình và căn chỉnh sao cho đẹp mắt, thu hút. Việc chèn ảnh tuy đơn giản nhưng là cách pr bản thân ghi dấu ấn với nhà tuyển dụng. Phía dưới ảnh, không thể thiếu họ và tên của bạn, vị trí bạn muốn ứng tuyển. Cần có thêm giới tính, ngày sinh, số điện thoại, email, địa chỉ nhà của bạn vào CV đầu bếp. Mỗi thông tin bạn chia thành các ý, tránh viết trên một dòng gây khó nhìn cho người đọc. Đây là phần cần thiết để nhà tuyển dụng biết bạn là ai, và liên hệ bạn như nào khi có thông báo, tin tức.
2.2. Mục tiêu nghề nghiệp trong CV đầu bếp
Muốn thành công nhanh, có hiệu quả cao trong công việc cần đặt ra mục tiêu cho bản thân mình, dù là dài hạn hay ngắn hạn. Các nhà tuyển dụng sẽ nhìn vào đó để biết bạn có thực sự nghiêm túc và có trách nhiệm với việc làm đầu bếp hay không. Bạn nên viết những mục tiêu được cho là ấn tượng nhất, rõ ràng, rành mạch, không nên viết mập mờ. Đây là cơ hội thể hiện tinh thần muốn vươn cao vươn xa cùng ngành nghề bếp núc trong CV đầu bếp của bạn.
Ví dụ như, mong muốn có thể đáp ứng tốt những yêu cầu từ khách hàng và mang lại sự phục vụ tốt nhất, từ đó tạo hình ảnh tốt cho công ty, giúp công ty tìm ra những chiến lược kinh doanh mới phù hợp với xu thế phát triển của thị trường thương mại, học được các kỹ năng nấu ăn để hoàn thiện khả năng nấu nướng của mình, muốn có cơ hội trở thành Masterchef…
2.3. Kỹ năng trong CV đầu bếp
Đây là phần rất quan trọng trong CV đầu bếp, nơi để bạn bộc lộ hết những gì bạn có mà một đầu bếp cần, nơi phô diễn tài năng, kỹ thuật trong nghề bếp núc.
Hãy liệt kê các kỹ năng và hiểu biết về chuyên môn nghề nghiệp của bản thân như kỹ năng nấu tiệc, nấu các món dân tộc và Âu Á, trang trí món ăn, lên thực đơn… Sau đó là các kỹ năng ngoài lề phục vụ cho công việc của mình, như kỹ năng làm việc nhóm, chịu áp lực công việc, quản lý bếp, làm việc nhóm, làm việc cá nhân, quản lý thời gian… Bạn nên tự nhận xét các kỹ năng của mình bằng các mức biểu thị. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng thấy được điểm mạnh và khả năng của bạn nằm ở đâu trong nghề đầu bếp, nấu ăn. Mỗi kỹ năng sẽ có tổng 5 mức và bạn thể hiện các mức độ khác nhau cho từng kỹ năng mà mình đạt được. Bạn nên sắp xếp các kỹ năng theo mức độ giảm dần theo từng phần, tạo sự đẹp mắt và hơn thế nữa, để nhà tuyển dụng dễ dàng so sánh các điểm mạnh của bạn.
2.4. Kinh nghiệm làm việc trong CV đầu bếp
Với CV đầu bếp, kinh nghiệm của bạn càng phong phú, càng dễ gây được tiếng vang lớn, càng có được sự chú ý của nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, bạn nên viết kinh nghiệm của mình ở các công việc liên quan đến ngành nghề của mình. Hãy viết kinh nghiệm của mình chi tiết nhất có thể, bạn đã từng làm gì, ở đâu, như thế nào, thời gian bao lâu góp phần tạo dựng nên cái nhìn khách quan của nhà tuyển dụng cho sự hiểu biết của mình trong CV xin việc đầu bếp.
Bạn có thể tham khảo một số ví dụ sau:
- Nhà hàng Hà Trung 123
Vị trí: bếp trưởng
Thời gian: từ… đến…
Sáng tạo các món ăn mới.
Thực hiện nấu các món ăn đặc biệt của nhà hàng.
- Trung tâm tiệc cưới KS365
Vị trí: bếp phó
Thời gian: từ… đến…
Cùng bếp trưởng lên menu mâm cỗ theo yêu cầu của khách hàng.
Phụ giúp bếp trưởng nấu nướng các món chính của bữa tiệc.
Hướng dẫn phụ bếp và chỉ đạo nấu các món phụ.
2.5. Học vấn - bằng cấp, chứng chỉ trong CV đầu bếp
Để được nhận làm đầu bếp, bạn phải có các chứng chỉ, bằng cấp về nấu ăn. Đây là nơi mà nhà tuyển dụng xem trình độ chung của bạn đến đâu. Hãy viết ra tất cả những nơi bạn từng học và ngành đào tạo vào CV đầu bếp để họ nắm được khả năng và thế mạnh của bạn.
Công việc đầu bếp có thể không quá quan trọng bạn tốt nghiệp trường nào có ngành nấu ăn hay không, chỉ cần bạn có khả năng, sự hiểu biết về nấu nướng, đủ để họ tin rằng bạn có thể làm tốt công việc của mình. Vì thế, bạn không cần lo lắng nếu bạn không học nấu ăn ở trường.
2.6. Các mục khác trong CV đầu bếp
Ngoài những thành phần chính của một CV đầu bếp, bạn có thể thêm các thông tin khác của mình để nhà tuyển dụng nắm rõ hơn về ứng viên của họ.
- Giải thưởng (nếu có): Viết ra những giải thưởng bạn từng đạt được trong ngành làm bếp của mình. Nếu bạn không có cũng không sao, vì không có ai là giỏi cả.
- Hoạt động: Đây là nơi mà các nhà tuyển dụng nhận xét bạn năng nổ, nhiệt tình như thế nào. Hãy liệt kê hết những hoạt động xã hội mà bạn đã từng tham gia ở trường, ở khu phố hay ở nơi làm việc cũ nhé.
- Sở thích: ảnh hưởng không nhỏ đến đam mê nấu ăn và tinh thần phát triển bản thân của bạn.
- Mong muốn đối với công việc: Ghi những điều bạn muốn đạt được vào CV đầu bếp khi nhận vào làm. Có thể là bạn muốn học hỏi thêm, trau dồi kiến thức nấu ăn, thêm kinh nghiệm… là nơi để bạn xác định rõ ràng vì sao bạn muốn làm công việc này, nhà tuyển dụng cũng nhìn vào đó để xem bạn có thực sự phù hợp với công việc không.
- Thông tin thêm (nếu có): Là nơi bạn viết thêm những thông tin ngoài ngành nghề của mình trong CV đầu bếp. Có thể là người điềm tĩnh, thích ứng nhanh với môi trường mới, là người ham học hỏi, biết lắng nghe, có trách nhiệm với công việc… Đây là phần để nhà tuyển dụng cảm nhận thêm về con người của bạn.
- Người tham chiếu: cuối CV xin việc đầu bếp sẽ là người làm chứng cho toàn bộ thông tin nêu trên của bạn có đúng sự thật hay không.
3. Những lưu ý khi viết CV xin việc đầu bếp bạn cần nằm lòng
Cv đầu bếp của bạn phải luôn có thông tin chính xác, trung thực. Bạn nên viết, ngắn gọn, súc tích nhất, không dài dòng, tránh mất thời gian đôi bên, tránh gây sự nhàm chán khi nhà tuyển dụng đọc.
CV đầu bếp chính là phần cốt lõi làm nên giá trị cho bộ hồ sơ, gây chú ý mạnh của ứng viên với nhà tuyển dụng, giúp họ chọn ra những ứng viên sáng giá nhất. Do đó, không chỉ nội dung bên trong mà vẻ bề ngoài của nó cần được chăm chút và chú trọng. Khi tạo CV đầu bếp, nên in màu, bằng loại giấy tốt và dày, trình bày đẹp, bắt mắt và làm nổi bật những mục quan trọng. Bạn cũng nên in CV của mình hai mặt, tránh gây sự bất tiện khi đọc, và cũng giảm xác suất bị việc mất thông tin do có thể nhà tuyển dụng sẽ quên mất mặt thứ hai. Thêm vào đó, đừng quên trang trí cho CV đầu bếp của mình bằng các họa tiết, những gam màu sáng, bắt mắt tạo nên một tổng thể hoàn chỉnh nhất.
CV đầu bếp giúp nhà tuyển dụng đánh giá được năng lực, tầm nhìn phát triển của bạn cho công việc đầu bếp còn trống. Nó là điều đầu tiên bạn gây ấn tượng với nơi làm việc, và cũng là phần duy nhất bạn có quyền kiểm soát cho vòng phỏng vấn, thể hiện sự tự tin, chỉn chu và óc sáng tạo của mình.
Mặc dù đóng vai trò không nhỏ đối với việc ứng tuyển vào vị trí mong muốn, tuy nhiên bạn đừng nên quá phụ thuộc vào CV đầu bếp, vì chẳng nhà tuyển dụng nào khi chỉ nhìn vào đó mà tuyển bạn cả. Bạn nên hoàn thiện mình để chứng tỏ khả năng bản thân, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, tăng tỷ lệ trúng tuyển cao nhất.
Hãy xem CV đầu bếp của mình như một món ăn vậy, chăm chút cho nó tạo nên những hương vị mới mẻ, đặc sắc và chất lượng để dâng lên nhà tuyển dụng khi còn nóng hổi. Mong rằng bài viết hướng dẫn và những lưu ý khi tạo một CV đầu bếp của vnx.com.vn này có thể giúp bạn tạo được một sản phẩm cuốn hút, đầy hấp dẫn. Chúc bạn có được công việc mong muốn nhé!
Ngoài CV đầu bếp, bạn cũng có thể tham khảo thêm bài viết về CV Techcombank của vnx.com.vn để biết thêm về cách viết và thêm ý tưởng cho CV của mình nhé!
Viết mẫu CV Techcombank chuyên nghiệp chinh phục nhà tuyển dụng
Tin liên quan
- CV lễ tân - Nắm bắt cách viết để trúng tuyển ngay tức thì
- CV xin việc Designer và những bí quyết ứng tuyển Designer
- CV xin việc điều dưỡng - Cơ hội dành cho các ứng viên cẩn thận?