dropdown

Cách viết CV xin việc xây dựng chuẩn giúp bạn có cơ hội tốt

Ngày đăng: 25/01/2021

Tạo CV xin việc

1. Tầm quan trọng của một CV xin việc ngành xây dựng

Với sự phát triển của mạng xã hội như hiện nay hầu như chúng ta đều biết đến tầm quan trọng của một CV xin việc như thế nào. Tùy thuộc vào mỗi một vị trí, ngành nghề ứng tuyển mà mẫu CV tương ứng đó sẽ tự phát huy tác dụng của mình.

Tầm quan trọng của một CV xin việc ngành xây dựng
Tầm quan trọng của một CV xin việc ngành xây dựng

Riêng đối với CV xin việc xây dựng nó không những giúp ứng viên có được cơ hội việc làm tốt tại doanh nghiệp lớn mà còn giúp cho họ chứng minh được năng lực thực sự cá nhân, khẳng định phong cách làm việc chuyên nghiệp của mình. Bởi thông qua nội dung, hình thức bạn thể hiện trong mẫu CV xin việc xây dựng sẽ giúp bạn thể hiện được trình độ học lực, chứng chỉ, bằng cấp có liên quan đến công việc. Đặc biệt là một tinh thần cầu tiến, coi trọng công việc sẽ càng khiến nhà tuyển dụng ấn tượng hơn.

CV ngành xây dựng nó cũng giống như một file tài liệu đầu tiên trước khi nhà tuyển dụng tiếp cận với bạn. Vừa tạo ấn tượng tốt lại vừa thể hiện năng lực cá nhân phù hợp với vị trí ứng tuyển. Như vậy với một tầm quan trọng như vậy bạn cần phải đầu tư, chăm chút thời gian hơn cho chính CV xin việc xây dựng của mình đó.

2. CV xin việc xây dựng cần đảm bảo yếu tố gì?

Đối với một CV xin việc xây dựng nó sẽ có bố cục khá giống với các mẫu CV thông thường khác. Tức là cùng đầy đủ các nội dung cần thiết như: Thông tin cá nhân ứng viên, trình độ, năng lực ứng viên, kinh nghiệm của ứng viên, kỹ năng làm việc cùng với một vài thông tin liên quan khác. Thế nhưng để thật sự lọt vào “mắt xanh” nhà tuyển dụng trước hết CV xin việc kỹ sư xây dựng của bạn cần phải đảm bảo được hai yếu tố cơ bản sau:

2.1. Đảm bảo về nội dung CV

Đầu tiên chính là nội dung của CV, có thể rất nhiều bạn quan tâm nhiều hơn về mặt hình thức, bởi nó sẽ giúp có cái nhìn ban đầu tốt hơn. Thế nhưng đừng quên rằng nội dung mới là cái cốt lõi để thuyết phục nhà tuyển dụng kia lựa chọn bạn giữa hàng nghìn ứng viên xây dựng khác.

Đảm bảo về nội dung CV
Đảm bảo về nội dung CV

Về mặt nội dung bạn nên đảm bảo mình có một khối lượng kiến thức, học lực phù hợp với vị trí mà họ đang tuyển dụng. Đặc biệt các nội dung chính cần phải xuất hiện trong CV này sẽ bao gồm như: Thông tin cá nhân (họ tên, số điện thoại, địa chỉ email, giới tính,…), trình độ học vấn, mục tiêu làm việc, kinh nghiệm việc làm, kỹ năng mềm, giải thưởng, hoạt động, sở thích, người tham chiếu. Đối với những mục quan trọng như: Kinh nghiệm, kỹ năng, trình độ hay thông tin thì tuyệt đối không thể thiếu, các mục thông tin còn lại bạn có thể linh hoạt tùy thuộc vào cách trình bày cũng như mục đích của mình.

Nội dung cần phải ngắn gọn, súc tích, nổi bật nhất với những thông tin cá nhân của bạn. Nếu như bạn là người không có kinh nghiệm thì tốt nhất nên tham khảo các mẫu CV xin việc ngành xây dựng trước hoặc có thể chọn lọc thông tin của mình trước, sau đó mới điền vào trong CV để tránh phải tẩy xóa nhiều lần.

2.2. Đảm bảo về hình thức CV

Tiếp theo bạn cần phải đảm bảo về hình thức của CV xin việc xây dựng của mình, bởi hình thức sẽ giúp bạn tạo những ấn tượng tốt đẹp đầu tiên. Rất có thể nó sẽ khiến cho bạn không được lọt vào vòng tiếp theo vì hình thức trình bày quá cẩu thả. Thông thường chỉ cần nhìn vào CV mà bạn gửi là nhà tuyển dụng nắm bắt được phần nào tính cách con người ứng viên.

Đảm bảo về hình thức CV
Đảm bảo về hình thức CV

+ Đảm bảo CV xây dựng không có những sai sót về trình bày nội dung, không có sai sót về chính tả. Từ đầu đến cuối sử dụng một hình thức trình bày, logic và khoa học.

+ Không quá dài nhưng cũng không quá ngắn, mẫu CV xin việc kỹ sư xây dựng đảm bảo khoảng 1- 2 trang giấy A4, với sinh viên mới ra trường, người không có kinh nghiệm thì tốt nhất nên trình bày trong 1 trang giấy là vừa đẹp.

+ Bố cục hài hòa, đẹp mắt, phù hợp với vị trí xây dựng mà bạn ứng tuyển.

+ Tuyệt đối không mắc các lỗi về font chữ, cỡ chữ trong CV, tốt nhất bạn nên sử dụng các loại font đơn giản, dễ nhìn, thoáng nhất. Cỡ chữ khoảng 12 – 13 là phù hợp, đặc biệt cho dù trình bày theo phong cách nào đi nữa thì bạn cũng nên căn lề trái phải cho CV dễ nhìn hơn.

+ CV xin việc xây dựng khi được gửi đến tay nhà tuyển dụng cần phải thể hiện tôn trọng công việc, tôn trọng người đọc CV. Chính vì thế mà bạn chú ý CV không rách nát, không nhàu, hay mất góc nhé.

Nói chung tùy thuộc vào từng nhà tuyển dụng họ sẽ có cái nhìn, đánh giá khác nhau về mỗi một CV xin việc xây dựng. Rất khó để ta biết được đâu là những tiêu chí đẹp, phù hợp với họ, thế nhưng trước mắt thì vẫn cần phải đảm bảo các yếu tố cơ bản nhất của một CV xây dựng chuyên nghiệp nhé.

3. Hướng dẫn cách viết, trình bày CV xây dựng

Ai cũng sẽ nhận thấy ngành xây dựng là một ngành đang phát triển khá mạnh mẽ cùng với nền kinh tế đi lên như hiện nay. Để có một cơ hội việc làm xây dựng tốt nhất thì cần phải biết cách viết, download mẫu cv xin việc ngành xây dựng và trình bày CV xin việc xây dựng của mình. Nếu như bạn chưa có kinh nghiệm trong vấn đề này thì có thể theo dõi phần này nhé!

3.1. Hướng dẫn cách viết phần thông tin ứng viên

Hướng dẫn cách viết phần thông tin ứng viên
Hướng dẫn cách viết phần thông tin ứng viên

Phần thông tin ứng viên khá đơn giản và có không ít bạn chủ quan bỏ qua nội dung này. Thông tin cá nhân này sẽ giúp cho nhà tuyển dụng dễ dàng phân biệt bạn với ứng viên khác. Trong một số trường hợp còn để liên hệ với bạn trong vòng phỏng vấn đó. Chính vì thế mà đừng dại viết sai thông tin, viết thiếu hay thừa thông tin nhé.

Các thông tin cần xuất hiện như: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi ở hiện nay, số điện thoại cá nhân, địa chỉ email hay sử dụng. Có khá nhiều bạn còn để kèm link facebook hay instagram quả thật là không cần thiết và thiếu chuyên nghiệp.

3.2. Hướng dẫn cách viết phần trình độ học vấn

Ngành xây dựng là một trong những ngành khá đặc thù cần nhiều đến kiến thức chuyên môn. Chính vì thế mà nhà tuyển dụng sẽ đặc biệt chú ý đến trình độ xem bạn có phải ứng viên phù hợp nhất không đó. Hãy liệt kê tên trường học, ngành học, năm học, xếp loại bằng.

Hướng dẫn cách viết phần trình độ học vấn
Hướng dẫn cách viết phần trình độ học vấn

Ví dụ:

“ Năm học 2015 – 2020

Trường đại học xây dựng Hà Nội

Khoa: Cầu đường

Xếp loại bằng: Giỏi”

Nếu như có các chứng chỉ mà bạn học thêm ở ngoài được mà có liên quan đến ngành xây dựng, có tác dụng trong công việc của mình thì cũng hãy đưa thêm vào để làm nổi bật thông tin này hơn nhé.

3.3. Hướng dẫn viết phần mục tiêu việc làm

Mục tiêu làm việc là phần thông tin gây khó khăn nhất cho các ứng viên. Rất nhiều bạn không biết thể hiện mục tiêu ra sao trong mẫu CV ngành xây dựng của mình, mà đây lại là nội dung được nhiều nhà tuyển dụng quan tâm đến.

Hướng dẫn viết phần mục tiêu việc làm
Hướng dẫn viết phần mục tiêu việc làm

Gợi ý về cách viết: Trong phần này bạn trình bày ngắn gọn nhất, súc tích nhất định hướng trong công việc của mình, có thể chia ra làm mục tiêu ngắn hạn và dài hạn nhưng chỉ khoảng 3 – 4 dòng là vừa đủ. Các mục tiêu được viết ra không quá xa rời thực tế, không quá hão huyền và vượt năng lực cá nhân của bạn. Ví dụ như xây thành công các công trình thế kỷ, vượt thời gian và hiện đại nhất trên thế giới. Thế nhưng bên cạnh đó cũng nên tránh hướng viết mục tiêu ngành xây dựng một cách chung chung, không cụ thể.

Trong ngành xây dựng sẽ được chia ra nhiều vị trí khác nhau như: Kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, quản lý, giám sát thi công công trình,…tùy thuộc vào mỗi vị trí mà bạn đang ứng tuyển để đưa ra mục tiêu phù hợp, thống nhất với vị trí đó nhất.

3.4. Hướng dẫn viết phần kinh nghiệm làm việc

Đối với kinh nghiệm làm việc trong mẫu CV kỹ sư xây dựng mang tính đặc thù chuyên môn sâu, vì thế các công việc, kinh nghiệm cũng cần phải cụ thể.

Hướng dẫn viết phần kinh nghiệm làm việc
Hướng dẫn viết phần kinh nghiệm làm việc

- Đối với những người đã có kinh nghiệm thì cần chọn lọc đưa ra một vài công việc cụ thể và tiêu biểu nhất. Sắp xếp chúng theo mốc thời gian từ gần đến xa hoặc từ xa đến gần chứ không để lung tung.

Ví dụ:

“ Thời gian: 2015 – 2016

Công ty xây dựng một thành viên hhh

Vị trí công việc: Kỹ sư xây dựng

Công việc cụ thể: Thực hiện quản lý những vấn đề liên quan đến thiết kế công trình, khảo sát và tiến hành phân tích dữ liệu, thúc đẩy quá trình làm việc, tiến độ dự án xây dựng,…

Các dự án đã tham gia vào: Dự án xây dựng chung cư acb, dự án xây dựng đường…”

- Đối với các bạn sinh viên mới ra trường hoặc người chưa có kinh nghiệm: Bạn không nên bỏ qua, để trống hoặc ẩn mục kinh nghiệm này trong CV. Hãy cố gắng tận dụng khoảng thời gian thực tập trong ngành của mình để đưa vào nhé.

3.5. Hướng dẫn viết phần kỹ năng

Nhà tuyển dụng sẽ cực kỳ chú ý đến kỹ năng làm việc trong ngành xây dựng và những kỹ năng mềm của ứng viên. Tốt hơn hết, bạn cần liệt kê toàn bộ kỹ năng mà mình có được vào trong CV như: Kỹ năng tư duy logic, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng giao tiếp tiếng Anh, có trách nhiệm trong công việc, thành thạo các phần mềm chuyên dụng trong xây dựng,…

4. Gợi ý một vài phong cách thiết kế CV xây dựng bạn có thể áp dụng

Để CV xin việc xây dựng của bạn thật sự tạo được ấn tượng thì trong phần này chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn một vài phong cách thiết kế CV xây dựng chuẩn và đẹp nhất.

Bạn biết đến 7 phong cách thiết kế trong CV đó là: Thiết kế 3D, hội họa, toán học, thiên nhiên, truyền thống, báo chí và tối giản. Vậy bạn nên áp dụng phong cách nào trong CV xin việc xây dựng của mình?

Gợi ý một vài phong cách thiết kế CV xây dựng bạn có thể áp dụng
Gợi ý một vài phong cách thiết kế CV xây dựng bạn có thể áp dụng

Ngành xây dựng là một ngành liên quan khá nhiều đến toán học, khối A, sự chính xác vì thế mà bạn có thể sử dụng phong cách toán học và phong cách thiết kế 3D.

- Đối với phong cách toán học thì nội dung được thể hiện rất khoa học, logic, bố cục cực kỳ rõ ràng. Bạn có thể viết kiểu đối xứng, biểu đồ hoặc dạng bảng ô.

- Đối với phong cách 3D bạn sẽ kết hợp màu sắc, hiệu ứng và hình ảnh trong CV. Loại CV này sẽ rất phù hợp với những ai giỏi photoshop, đặc biệt là với những bạn ứng tuyển vị trí thiết kế, kiến trúc sư,… với phong cách 3D này rất dễ để các bạn khoe tài của mình nhưng cũng có thể “dìm” bạn bất cứ khi nào đó nhé.

Nếu như bạn chưa biết cách thiết kế CV xin việc theo các phong cách như vậy thì có thể tải mẫu CV xin việc xây dựng trên mạng về sử dụng. Cũng rất mong rằng với các thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn CV ngành xây dựng.

Gợi ýCách đặt tên file CV để nhà tuyển dụng không bỏ qua bạn

Bạn chưa biết cách đặt tên file trong CV để gửi cho nhà tuyển dụng làm sao chuẩn nhất. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau:

Đặt tên file trong CV

Tin liên quan

Xem nhiều nhất

Trở về Trở về back to top