dropdown

Bí quyết trình bày điểm mạnh, điểm yếu trong CV chinh phục NTD

Ngày đăng: 19/02/2021

Đã từ lâu, CV được biết đến là thứ vũ khí lợi hại giúp ứng viên “thu phục” được trái tim nhà tuyển dụng. Để làm được điều này, ngoài một “ngoại hình” hấp dẫn, nắm bắt được bí quyết show ra những thế mạnh và viết điểm yếu một cách khéo léo chính là một trong những điều giúp bạn có được cơ hội đặt chân vào vòng phỏng vấn hiệu quả nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết xác định được những ưu, nhược điểm của mình và trình bày chúng trong CV sao cho ưng lòng nhà tuyển dụng. Nếu bạn là một trong số đó, hãy cùng vnx.com.vn khám phá ngay bí quyết ngay sau đây nhé.

Tạo CV xin việc

1. Điểm mạnh và điểm yếu trong CV, được hiểu là gì?

Trong cuộc đời này không ai hoàn hảo. Nói cách khác, từ thuở lọt lòng, chúng ta đã có những điểm mạnh và điểm yếu. Những đặc điểm này, tồn tại trong mỗi con người và biểu hiện qua muôn vàn tình huống trong cuộc sống, trong đó có công việc. Nếu như điểm mạnh có tác dụng “tạo ấn tượng đặc biệt với người đối diện thì điểm yếu bị e dè khi thể hiện ra bởi hiếm người cảm thấy điểm yếu đáng trân trọng. 

Điểm mạnh và điểm yếu trong CV, được hiểu là gì?
Điểm mạnh và điểm yếu trong CV, được hiểu là gì?

Để có thể thuyết phục một nhà tuyển dụng chấp nhận rằng, bạn là một thành viên của công ty, bắt buộc, bạn phải sở hữu những điểm mạnh để hoàn thành thật tốt công việc và thật ít nhược điểm có thể làm ảnh hướng đến chất lượng của công việc đó. Những  bạn có biết vì sao, nhiều trường hợp, ứng viên vẫn có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng mặc dù trong CV của họ vẫn có những đặc điểm bất lợi? Về cơ bản, đó chỉ là cách hiểu về điểm mạnh, điểm yếu lẫn cách thể hiện những đặc điểm này chuẩn với ý của nhà tuyển dụng mà thôi. 

Trong CV - bản tóm lược về bản thân - tài liệu đầu tiên được gửi đến nhà tuyển dụng, điểm mạnh được hiểu là những tố chất, kỹ năng, trình độ chuyên môn, tính cách, kinh nghiệm mà bản thân ứng viên sở hữu có thể tác dụng thúc đẩy và nâng cao chất lượng công việc. Những điểm mạnh này có thể bộc lộ ngay ở bên ngoài hoặc tiềm ẩn ở bên trong.

Tất cả chúng đều được gián tiếp thể hiện  qua những trường nội dung như mục tiêu nghề nghiệp, kỹ năng, trình độ học vấn, kinh nghiệm, hoạt động tham gia. Căn cứ vào những đặc thù công việc, yêu cầu của doanh nghiệp và những thông tin được trình bày trong CV, nhà tuyển dụng sẽ chọn lọc và tìm kiếm cho mình một ứng viên phù hợp. Một số điểm mạnh thường thấy nhất trong CV, có thể kể đến như:

- Trình độ chuyên môn cao 

- Có nhiều kinh nghiệm

- Mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng

- Giao tiếp tốt

- Thành thạo tin học văn học, ngoại ngữ phục vụ công việc (...)

Những điểm mạnh và điểm yếu trong CV biểu hiện như thế nào?
Những điểm mạnh và điểm yếu trong CV biểu hiện như thế nào?

Ngoài ra, về mặt hình thức, những bản CV có lợi thế thường dễ đốn tim nhà tuyển dụng bằng sự ngắn gọn, cô đọng, không vi phạm lỗi chính tả  và thiết kế đẹp mắt.

Điểm mạnh trong CV thường không đồng nhất với những điểm mạnh của bản thân ứng viên, vì nó dựa trên thước đo là mức độ phù hợp với công việc.

Thái cực đối lập với những điểm mạnh này chính là những điểm bản thân cần khắc phục trong CV. Trong CV, điểm yếu cần khắc phục của bản thân được biểu hiện bởi những đặc điểm mà bạn thân còn hạn chế, chưa tự tin. Quan trọng nhất là điểm yếu của bản thân trong CV này có thể ảnh hưởng đến chất lượng công việc hay không thể đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Một số điểm yếu trong cv xin việc bạn dễ dàng nhận thấy, đó chính là:

- Bạn thiếu tự tin

- Bạn chưa có nhiều kinh nghiệm

- Kỹ năng mềm còn hạn chế

- Khó hòa đồng …

Không nhiều ứng viên cởi mở và thừa nhận những điểm yếu của họ trong CV bởi lẽ, các nhà tuyển dụng sẽ căn cứ vào những trình bày này để xác nhận xem có nên cho ứng viên đó một cơ hội hay không. Tuy nhiên, thay vì lo lắng rằng những điểm yếu này có thể là nguyên nhân đánh trượt đi cơ hội, bạn hãy thở phào nhẹ nhõm một chút, bởi vẫn có những cách riêng để viết điểm yếu trong CV ấn tượng khiến nhà tuyển dụng phải “ Tâm phục khẩu phục”. 

2. Cách viết ưu nhược điểm của bản thân trong CV thu hút nhà tuyển dụng

2.1. Cách “tạo nét” với điểm mạnh trong CV 

 Cách viết ưu nhược điểm của bản thân trong CV thu hút nhà tuyển dụng
 Cách điểm tô điểm mạnh trong CV chuẩn nhất

Tất cả chúng ta đều thừa nhận rằng, sở hữu nhiều điểm mạnh có thể quyết định đến trên 60% cơ hội lọt vào vòng phỏng vấn. Tuy nhiên, không phải người giỏi nào cũng thành công.

 Trong CV, những Strengths (Điểm mạnh) chỉ dừng lại để điểm tô cho CV mà không hề gây được ấn tượng nếu bản thân ứng viên không biết chọn lọc và trình bày một cách thuyết phục. Trong trường hợp này, bí quyết giúp bạn ghi điểm hơn khi trình bày điểm mạnh, đó chính là tập trung vào những trường nội dung quan trọng bao gồm: Mục tiêu nghề nghiệp, tính cách, kỹ năng và thói quen. Để làm những thành tố này trở nên nổi bật, hãy nằm lòng những bí quyết dòng sau đây:

2.1.1. Nắm rõ bản chất công việc 

Đặt trong tâm thế của nhà tuyển dụng, họ thường có xu hướng lựa chọn những ứng viên sở hữu những điểm mạnh hỗ trợ đắc lực cho công việc. Do đó, thay vì vội vàng liệt kê dàn trải những điều mà bạn tâm đắc về bản thân, hãy dành thời gian để đọc thật kỹ những bản mô tả công việc lẫn yêu cầu tuyển dụng, sau đó, chọn lọc ra những phẩm chất của mình có thể giúp bạn làm tốt công việc nhất. Ví dụ, khi trình bày điểm mạnh điểm yếu trong CV ngân hàng, giao tiếp tốt, sở hữu năng lực ngoại ngữ tốt, làm việc nhóm tốt, nhiệt tình, năng nổ tham gia các dự án về tài chính, kinh doanh...đó chính là những từ khóa giúp bạn lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng một cách dễ dàng. 

2.1.2. Tập trung vào những điểm mạnh chất lượng thay vì số lượng 

ập trung vào những điểm mạnh chất lượng thay vì số lượng
ập trung vào những điểm mạnh chất lượng thay vì số lượng 

Để nhận được đánh giá cao từ phía nhà tuyển dụng, bên cạnh việc để ý vào bản chất công việc để chọn lọc những ưu điểm của bản thân, không ít cá nhân tin rằng, việc “nhồi nhét” càng nhiều những keywords về điểm mạnh sẽ là kim chỉ nam dẫn họ đến được với trái tim của nhà tuyển dụng nhanh nhất. 

Thật ra, quan điểm là chưa chính xác. Bởi lẽ, dung lượng cho phép của một bản CV chuẩn chỉ dài tầm 1 - 1,5 trang A4. Sự dài dòng, lôi thôi là điều tối kỵ. Thay vào đó, để đánh trúng tâm lý của nhà tuyển dụng thêm một lần nữa, bạn cần đến sự thể hiện những thế mạnh này một cách khoa học, dễ hiểu, cô đọng. 

Các chuyên gia khuyên rằng, ứng viên chỉ nên tập trung vào một vài ưu điểm nổi bật nhất để tạo ra sự bứt phá trong công việc. Đối với mục tiêu nghề nghiệp, điểm mạnh dễ dàng được thể hiện tại đây chính là chí tiến thủ, sự nghiêm túc, thái độ cầu thị và sự mong muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Đối với kỹ năng, thay vì trình bày dòng, hãy chia  những kỹ năng, phẩm chất phù hợp với công việc của bạn thành 2 nhóm kỹ năng cứng và mềm, sau đó liệt kê thành những gạch đầu dòng, kết hợp với thanh đánh giá về mức độ thành thạo của kỹ năng này một cách khoa học. 

2.1.3. Biết PR bản thân đúng mực

Sở hữu những điểm mạnh nổi bật là chìa khóa vàng giúp bạn mở cửa một cơ hội việc làm tốt, tuy nhiên, đó không nên là một bảng vàng thành tích ảo được chọn lọc tỉ mỉ với mục đích “khoe” bản thân để nhanh chóng vượt qua “vòng gửi xe”.

Biết PR bản thân đúng mực trong CV
Biết PR bản thân đúng mực trong CV

Biết cách PR bản thân bằng những ưu điểm là tốt, song sự xuất hiện của những thông tin khuếch đại thậm chí là những phẩm chất tốt mà bản thân bạn không sở hữu có thể là căn nguyên của hàng loạt những câu hỏi khó nhằn trong vòng phỏng vấn, thậm chí là bị loại thẳng vì không một đơn vị nào chấp nhận ứng viên thích nói dối. Do vậy, trong cách ghi điểm mạnh điểm yếu trong CV, bạn hãy trung thực và biết điểm dừng với những điểm mạnh khi trình bày chúng trong CV nhé. 

2.2. Cách viết điểm yếu trong CV xin việc ấn tượng

 Như đã nhấn mạnh từ đầu, không một ai hoàn hảo. Sở hữu điểm mạnh không đồng nghĩa với việc bạn không có lấy một điểm yếu nào. Đó là lý do vì sao, có khá nhiều những bản CV viết sẵn vẫn yêu cầu thí sinh phải trình bày thêm những nhược điểm của bản thân bên cạnh nhược điểm. Điều đó, đặt ra vấn đề rằng, điểm yếu không phải bao giờ cũng để che đậy. Trên thực tế, vẫn có nhiều cách để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng từ những điểm yếu của mình. Bí quyết của bạn trong cách ghi điểm yếu trong CV chính là:

2.2.1. Thành thực với những nhược điểm trong CV của mình

Cách viết điểm yếu trong CV xin việc ấn tượng
Cách viết điểm yếu trong CV xin việc ấn tượng

Có thể bạn cảm thấy khó tin song, bên cạnh những phẩm chất tốt, nhiều trường hợp, những phẩm chất xấu xuất phát từ thói quen từ lâu hay ngoại cảnh như thiếu tự tin, khó làm việc nhóm, cầu toàn quá mức, chú ý đến từng tiểu tiết, chưa có nhiều kinh nghiệm nên được thành thực trình bày trong CV. Bởi lẽ, đây không chỉ là động thái để nhà tuyển dụng thấy được độ trung thực của bạn mà còn là dấu hiệu giúp họ yên tâm và cân bằng được cảm giác hưng phấn hay nghi ngờ với những bản CV sở hữu quá nhiều điểm mạnh. 

2.2.2. Biết chọn lọc điểm yếu thông minh và biết điểm dừng

Mọi thứ đều có hai mặt. Việc PR bản thân thông qua những điểm yếu giống như việc chạy Show những chương trình quảng cáo nhờ Scandal. Dĩ nhiên, ứng viên có thể nổi bật hơn nếu những điểm yếu đó, giúp nhà tuyển dụng nhận ra những giá trị thật của bạn. Song, nếu nó bị làm quá, những điểm yếu trong CV này chắc chắn sẽ gây ra hậu quả khôn lường. Bởi lẽ, không một nhà tuyển dụng nào lại đồng ý nhận một ứng viên hội tụ toàn nhược điểm. Do vậy, hãy biết chọn lọc một cách thông minh. Những điểm yếu đó, có thể được được khắc phục nhờ sự cố gắng của bản thân và không ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng công việc. Việc trình bày điểm yếu để phô được sự trung thực của bản thân cũng chỉ nên giới hạn ở khoảng 3 gạch đầu dòng. 

3. Xác định những điểm mạnh, điểm yếu ghi trong CV như thế nào cho chuẩn?

Với những bí quyết trên đây, chắc chắn chúng ta đã có cho mình câu trả lời về cách viết những điểm mạnh, đặc biệt là những điểm yếu trong CV như thế nào. Tuy nhiên, để có thể lọt vào tầm ngắm của nhà tuyển dụng và triển khai được những bí quyết này, trước hết, bạn cần phải biết xác định được những điểm mạnh, điểm yếu. Bởi dường như, không phải khi nào chúng ta cũng đủ sáng suốt để tự “đọc vị” được bản thân mình. Những bài test ngay sau đây được dẫn bởi Vnx.com.vn sẽ giúp bạn. 

- Hiểu bản thân mình thực sự thích gì, giỏi về cái gì

 Xác định những điểm mạnh, điểm yếu ghi trong CV như thế nào cho chuẩn?
 Xác định những điểm mạnh, điểm yếu ghi trong CV như thế nào cho chuẩn?

Trên thực tế, không phải điểm mạnh nào cũng có thể phát huy được đúng hiệu quả nhất là khi, nó không được ứng dụng vào những điều bạn thực sự đam mê, yêu thích. Bên cạnh việc đặt ra câu hỏi, bạn giỏi về cái gì nhất, bạn yếu cái gì nhất qua kết quả của những kỳ thi, kỳ phỏng vấn,...bạn nên rút ra kinh nghiệm để từ từ khắc phục. Đồng thời, ứng dụng sở trường trong CV đó vào công việc, vị trí bạn thực sự yêu thích để phát huy hiệu quả nhất định. 

- Hỏi những người xung quanh

Tự đánh giá bản thân trong CV chính xác là điều tốt, nhưng không phải ai cũng có thể sáng suốt để tự nhận ra, mình mạnh và yếu cái gì. Vì vậy, hãy nhờ đến sự giúp đỡ của những người xung quanh. Lời nhận xét của sếp, lời khuyên của đồng nghiệp cũ, người thân...Chúng sẽ thực sự hữu ích, đặc biệt trong vấn đề giúp bạn khai phá được những điểm mạnh không ngờ đến và làm nổi bật nó trong CV đúng lúc, đúng chỗ. 

 Hỏi những người xung quanh để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của mình
 Hỏi những người xung quanh để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của mình

Trên đây, chính là toàn bộ những kinh nghiệm xương máu trong việc xác định và trình bày những điểm mạnh, điểm yếu cần khắc phục trong CV một cách hoàn hảo nhất. Mong rằng, những thông tin này sẽ thật sự hữu ích với bạn. 

Gợi ýĐiểm mạnh điểm yếu trong CV tiếng Anh

Bên cạnh đó, để có một cái nhìn toàn cảnh về cách trình bày những điểm mạnh và điểm yếu trong CV tiếng Anh, bạn có thể tham khảo thêm bài viết dưới đây nhé. 

Điểm mạnh điểm yếu trong CV tiếng Anh

Tin liên quan

Xem nhiều nhất

Trở về Trở về back to top