dropdown

Quản lý tài chính cá nhân – Đưa ta đến tự do tài chính

Ngày đăng: 22/10/2019

Với câu nói được nhắc nhiều nhất trong thời gian hiện nay “nhiều tiền để làm gì”? Có nhiều tiền để tạo cho con người cuộc sống đầy đủ hơn, hạnh phúc hơn. Tuy tiền không phải là tất cả nhưng trong cuộc sống này cần phải có tiền, tiền để duy trì cuộc sống. Xã hội đang thay đổi rất nhiều, sống theo cách thực tế là sống trong xã hội cần phải có tiền, vậy nên làm được bao nhiêu chúng ta cần phải quản lý tài chính cá nhân của mình, làm cách nào để quản lý tài chính cá nhân? Công thức quản lý tài chính cá nhân là gì? Hãy để Vnx.com.vn tìm hiểu cùng độc giả nhé.

Tạo CV xin việc

1. Quản lý tài chính cá nhân

Có rất rất nhiều người nghĩ rằng chỉ quản lý tài chính cá nhân của mình khi đã kiếm đủ số tiền mà mình mong muốn. Điều này không hoàn toàn là đúng với mọi trường hợp và mọi hoàn cảnh, ví dụ như: bạn không thể cứ ăn rồi đi giảm cân được. Chính vì vậy việc quản lý tài chính cá nhân là vô cùng cần thiết và, vậy nên hãy tự mình quản lý tài chính cá nhân ngay từ bây giờ. Việc quản lý tài chính cá nhân tốt sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn cho bản thân bạn.

Quản lý tài chính cá nhân

Nhưng đừng nên lầm tưởng việc quản lý tài chính cá nhân mình là sống một cách tằn tiện, kẹt sỉ, tính toán chi ly… Có rất nhiều người trong chúng ta nghĩ sai lệch về vấn đề quản lý tài chính cá nhân nên họ sẽ không làm vậy. Thế nhưng, việc quản lý tài chính cá nhân không phải như vậy, nó sẽ không bắt bạn phải sống một cách tăn tiện, cũng không phải sống một cách lãng phí xa hoa, cái đúng của quản lý tài chính cá nhân ở đây là giúp bạn có cuộc sống vừa đủ, không thừa thãi cũng không thiếu thốn, dần dần với lối sống ấy bạn sẽ có một khoản để dành, sử dụng trong một vài trường hợp phát sinh khác mà không phải lo nghĩ, lâu dần cuộc sống của bạn sẽ trở nên vui vẻ hơn, bạn sẽ có một cuộc sống tận hượng… Và kết quả cuối cùng là cho bạn một cuộc sống chất lượng, đúng nghĩa với cuộc sống.

2. Nên bắt đầu từ đâu với việc quản lý tài chính cá nhân

Đầu tiên hãy đạt mục tiêu cơ bản của việc quản lý tài chính cá nhân. Và mục tiêu trước mắt bạn phải làm là chi tiêu ít hơn một chút so với số tiền bạn kiếm được hàng tháng. Việc này nghe có vẻ dễ dàng phải không? Vậy bạn hãy thử thực hiện mà xem, nó sẽ không dễ dàng như bạn nghĩ đâu. Chắc hẳn trong số những người trẻ tuổi ở đây, đã có không ít lần các bạn tự hỏi bản thân mình “Tiền đi đâu mà hết nhanh thế” hay các bạn trẻ cũng rất hay gặp khó khăn trong chi tiêu ở những ngày cuối tháng. Vậy nên để làm được việc này các bạn hãy dần dần tạo cho mình thới quen, hãy ghi chú lại những gì mình đã tiêu và ý định tiêu những gì… như vậy bạn sẽ biết được trong thời gian qua mình đã tiêu những gì và có các giải pháp khác phục cho những thứ lãng phí và không cần thiết phải chi tiêu đến nó.

Lần đầu tiên mới bắt đầu mọi việc đều khó khăn, thế nhưng hãy cố gắng làm một thời gian, rồi dần dần các bạn sẽ quen, thói quen không tự sinh ra chính vì vậy các bạn hãy tự tạo cho mình thói quen quản lý tài chính cá nhân. Lập cho mình một bảng chi tiết về ngân sách, các khoản mà mình đã chi tiêu, việc này sẽ giúp bạn nhìn rõ hơn về tình hình tài chính hiện tại của bạn cũng như mức chi tiêu của mình đang ở mức nào và điều chỉnh lại cho hợp lý cũng như cắt giảm chi tiêu vào những việc không cần thiết đến. Hãy thử làm mà xem, rồi bạn sẽ giật mình với kết quả chi tiêu từ trước đến giờ của bạn, và giật mình vì nhận thấy trong quãng thời gian đó “mình hoang phí” đến mức nào. Nhờ vào đó bạn sẽ có ý thức ý thức tiết kiệm hơn.

Nên bắt đầu từ đâu với việc quản lý tài chính cá nhân

Bạn có thể lập một bản kế hoạch với phân bổ thu nhập của mình bằng các mục như:

- Chi phí cho việc ăn uống hàng tháng

- Chi phí cho việc sinh hoạt (tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền mạng…)

- Chi phí cho việc đi lại

- Chi phí dùng vào các việc khác…

Và cuối cùng là tiền có thể tiết kiệm để ra hàng tháng. Với cách phân bổ thu nhập như thế này bạn sẽ hiểu rõ tình trạng cá nhân của mình từ đó giúp bạn quản lý tài chính cá nhân của bạn tốt hơn, giúp cuộc sống mỗi ngày của bạn trở nên ý nghĩa hơn.

3. Công thức quản lý tài chính cá nhân

Chắc hẳn trong số chúng ta sẽ có rất nhiều bạn thắc mắc muốn biết công thức quản lý tài chính cá nhân như nào. Vậy chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu! Công thức quản lý tài chính cá nhân ở đây, thực chất chẳng có một công thức cụ thể nào cả, tất cả công thức là tùy thuộc vào cách của mỗi người, vì trên thực tế, thu nhập của mỗi người là khác mhau, nên công thức quản lý tài chính của mỗi người cũng sẽ khác nhau. Nhưng với phương pháp chung hiện nay cho công thức quản lý tài chính cá nhân là phương pháp 50/20/30.

Với phương pháp quản lý tài chính cá nhân 50/20/30 này ta có thể hiểu như sau: Đó là ta sẽ chia phần phải chi tiêu vào các khoản 50/20/30. Thực chất phương pháp quản lý tài chính cá nhân này là của  Robert Kiyosaki – tác giả của cuốn sách “dạy con làm giàu”. Không cần biết trong túi của bạn có bao nhiêu tiền hay bạn tiêu số tiền đó như thế nào, với mục đích gì, chỉ cần quan tâm tới việc số tiền đó trong túi bạn sẽ sinh sôi nảy nở thêm hay sẽ hao hutju đi rất nhiều.

Công thức quản lý tài chính cá nhân ở đây là theo phương pháp như vậy, 50/20/30, được phân bổ hết với số tiền mà ta đang có, chia theo từng nhóm riêng biệt.

- Nhóm 50 (là nhóm chi tiêu thiết yếu): Đây là những chi phí mà bạn nhất định phải bỏ ra trong cuộc sống của bạn dù ở giai đoạn nào, và nó cũng tương đối giống nhau ở mọi đối tượng. Đó là những khoản chi thiết thực như: tiền hực phẩm, tiền thuê nhà, tiền điện, tiền nước, tiền internet… và một số khác. Với phần chi tiêu này, bạn không nên chi quá 50% số thu nhập của bạn, nếu quá cần thiết và phải vượt qua con số 50 này thì hãy cố giảm bớt chi phí ăn uống hàng tháng bằng cách mua thực phẩm và nấu tại nhà, di chuyển hay đi lại bằng phương tiện công cộng… trong trường hợp bắt buộc phải chi tiêu thì bạn sẽ phải giảm các mức chi khác của phần 20% và 30%.

Công thức quản lý tài chính cá nhân

- Nhóm 20% (nhóm chi tiêu linh hoạt): Ở nhóm này là nhóm dành cho những hoạt động giải trí và hưởng thụ của bạn. Có thể là một buổi chi chơi, hay ngồi uống café “sang chảnh” cùng bạn bè hoặc là chuyến đi phượt, sắm những đồ mới… Nói chung nhóm chi tiêu linh hoạt này cần cho một cuộc sống hiện đại, có khá nhiều thứ phải chi tiêu mà ta không thể kể tên. Mục tiêu chung ở nhóm này là giảm bớt các chi phí không cần thiết.

- Nhóm 30% (đây là nhóm tích lũy và mục tiêu tài chính): Có thể nói đây là khoản mà ta có dư ra để tích lũy và để dành, sử dụng vào những việc phát sinh hay đầu tư cho tương lai. Hoạc ta có thể dùng khoản tiền ở nhóm này để dầu tư cho chi thức, cho một tương lai tốt đẹp hơn. Giá trị khoản này tỉ lên thuận với mức đảm bảo ở cuộc sống về sau.

Nói không quá khi quản lý tài chính cá nhân là một việc làm vô cùng quan trọng đối với đời sống mỗi người, từ đó giúp ta phần nào tự tin hơn trong việc tự do nguồn tài chính của mình, nhưng tự do ở đây không có nghĩa là không tự chủ được cách mà ta tiêu tiền, tự do ở đây có ngĩa là ta tự tin vào các cách chi tiêu của mình. Với công thức quản lý tài chính cá nhân tốt và các phương pháp quản lý tài chính cá nhân tự đặt ra cho riêng mình, hi vọng các bạn sẽ có một cuộc sống tốt đeph hơn khi biết cách sử dụng đồng tiền mà mình làm ra. Kiếm tiền đã khó, nhưng để tiêu tiền lại càng khó hơn, nó phải trải qua quá trình rèn luyện và tích lũy. Vậy nên ngay từ bây giờ các bạn hãy tạo cho mình thói về quản lý tài chính cá nhân, để có một cuộc sống về lâu về dài tốt đẹp hơn.

Tin liên quan

Xem nhiều nhất

Trở về Trở về back to top