[Kinh nghiệm] trình bày trình độ học vấn trong đơn xin việc
Ngày đăng: 24/11/2020
Hiện nay không ít ứng viên có xu hướng không chú trọng đến phần trình độ học vấn trong đơn xin việc vì cho rằng nhà tuyển dụng sẽ không quá chú ý đến đề mục này. Tuy nhiên trên thực tế, trình độ học vấn trong đơn xin việc lại là yếu tố vô cùng quan trọng để nhà tuyển dụng có thể đánh giá tiềm năng của các ứng viên. Do vậy, nếu như muốn đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của nhà tuyển dụng một cách tốt nhất, trước tiên ứng viên cần trình bày trình độ học vấn một cách thật chi tiết và cụ thể.
1. Khái quát về vai trò của trình độ học vấn trong đơn xin việc
1.1. Trình độ học vấn trong đơn xin việc là gì?
Để có thể trình bày trình độ học vấn trong đơn xin việc hiệu quả, đầu tiên ứng viên cần định nghĩa được thế nào là trình độ học vấn.
Trình độ học vấn là một khái niệm chỉ thành tích học tập mà bạn đã đạt được theo những cấp bậc, ví dụ như: Tốt nghiệp cấp 1,cấp 2, cấp 3, đại học..., mỗi cấp độ đó sẽ được xem là một loại trình độ cụ thể: Trình độ tiểu học, trình độ trung học cơ sở, trình độ trung học phổ thông, trình độ cao đẳng/ đại học.
1.2. Trình độ học vấn có vai trò gì trong đơn xin việc?
Không chỉ đơn giản là những con số, trình độ học vấn thể hiện trực tiếp kiến thức chuyên môn của mỗi ứng viên. Đồng thời đây cũng là một trong những tiêu chí tuyển dụng của không ít công ty hay doanh nghiệp. Nói cách khác, ứng viên phải đảm bảo được học vấn chuyên môn mới có thể đáp ứng được yêu cầu đầu tiên và bắt buộc mà nhà tuyển dụng đặt ra để đánh giá mức độ phù hợp với vị trí công việc tuyển dụng.
Bạn muốn tạo ra một chiếc CV chất lượng nhất nhưng lại không biết cách trình bày mục trình độ học vấn sao cho hiệu quả? Mời bạn tham khảo ngay cách viết trình độ học vấn “ đốn gục ” mọi nhà tuyển dụng ngay tại bài viết này!
2. Trình bày phần trình độ học vấn trong đơn xin việc
2.1. Cần thêm những thông tin gì vào mục trình độ học vấn
Trình bày trình độ học vấn trong đơn xin việc không phải quá khó, tuy nhiên trình bày trình độ học vấn thế nào để thu hút các nhà tuyển dụng lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.
Với cách viết thông thường,thông tin cơ bản trong mục trình độ học vấn bao gồm 2 phần: Tên trường lớp bạn từng theo học và Bằng cấp mà bạn đã đạt được. Dù cho bạn ứng tuyển vào bất cứ vị trí hay ngành nghề nào, đây cũng là 2 phần bắt buộc phải có trong chiếc đơn xin việc của bạn.
Thực tế là áp dụng cách viết trình độ học vấn thông thường vào trong đơn xin việc của bạn sẽ khó để gây ấn tượng mạnh với các nhà tuyển dụng. Thay vào đó, để trình bày trình độ học vấn một cách cụ thể, chi tiết hơn, bạn có thể thêm thắt một số thông tin như: Chuyên ngành, Niên khóa... Trong trường hợp bạn là sinh viên đã tốt nghiệp, đừng quên đưa cả điểm GPA- điểm trung bình học tập để “ khéo léo” chứng minh năng lực cũng như thành quả rèn luyện của bạn trong suốt quá trình học tập.
Ngoài ra, hãy chi tiết nhất có thể trình độ học vấn bằng việc thêm cả những khóa học bên ngoài bạn đã từng tham gia để phát triển chuyên ngành bạn đang ứng tuyển, đây chính là thứ vũ khí lợi hại giúp bạn ghi điểm trong mắt các nhà tuyển dụng.
2.2. Vị trí của mục trình độ học vấn trong đơn xin việc
Để phần trình độ học vấn trong đơn xin việc ở vị trí nào cho hợp lý cũng là thắc mắc của khá nhiều ứng viên. Tùy thuộc vào điều kiện của bạn hoặc tùy thuộc vào tính chất công việc bạn đang ứng tuyển, mỗi trường hợp khác nhau thì cách để vị trí mục trình độ học vấn sao cho hợp lí cũng khác nhau
- Nếu bạn là sinh viên ra trường và hiện đang chưa có nhiều hay thậm chí là không có kinh nghiệm, trình độ học vấn sẽ là yếu tố quan trọng nhất để nhà tuyển dụng đưa ra quyết định có tuyển bạn không. Do đó, bạn nên đặt trình độ học vấn lên đầu chiếc CV để các nhà tuyển dụng khi lướt qua CV của bạn có thể dễ dàng nhìn thấy đầu tiên.
- Ngược lại, với những bạn đã tốt nghiệp và đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong quá trình đi làm, trình độ học vấn đã không còn là yếu tố được các nhà tuyển dụng chú trọng hàng đầu nữa, bạn hoàn toàn có thể để phần trình độ học vấn xuống cuối chiếc CV với những thông tin cơ bản đủ dùng. Thay vào đó, bạn nên tập trung vào phần kinh nghiệm làm việc cũng như các kỹ năng vì đây mới là 2 yếu tố mà các nhà tuyển dụng quan tâm hàng đầu.
2.3. Nguyên tắc liệt kê trình độ học vấn trong đơn xin việc
Ngoài việc phải đảm bảo nêu được đầy đủ các thông tin như: Tên trường, chuyên ngành, cấp bậc học cao nhất, năm tốt nghiệp... bạn còn cần biết cách sắp xếp chúng để làm sao cho hợp lí.
Một nguyên tắc sắp xếp trình độ học vấn ai cũng nên áp dụng đó là: Trình độ học vấn bao giờ cũng bắt đầu từ cấp bậc cao, theo sau đó là toàn bộ cấp bậc khác theo một trình tự thời gian từ gần nhất đến xa hơn. Tuy nhiên hãy nhớ rằng, bạn có thể cụ thể nhưng tuyệt đối không nên quá dài dòng, bởi vì không phải đơn xin việc nào cũng yêu cầu bạn liệt kê hết tất cả các cấp bậc.
- Trong trường hợp bạn đang theo học hoặc đã tốt nghiệp đại học, bạn không cần phải viết trình độ trung học.
- Trong trường hợp bạn tốt nghiệp cách đó khá lâu, bạn không cần phải viết chi tiết khoảng thời gian tốt nghiệp vào phần trình độ học vấn.
3. Các lưu ý khi trình bày mục trình độ học vấn trong đơn xin việc
Để mục trình độ học vấn của bạn có thể gây được ấn tượng mạnh mẽ với các nhà tuyển nhất có thể, đừng quên thực hiện những lưu ý sau.
3.1. Không bỏ qua các chi tiết nhỏ
Ngoài những mục cơ bản là tên trường hay chuyên ngành, trình độ học vấn còn bao gồm các chi tiết nhỏ khác, như: mục Giải thưởng, mục Chứng chỉ, Chuyên môn,... Nếu như bạn có nhiều thành tích, hãy chia chúng ra thành từng mục nhỏ theo các tên đề mục khác nhau để các nhà tuyển dụng có thể dễ dàng đánh giá.
Tuyệt đối đừng bỏ qua những thông tin thể hiện con người của bạn như: Câu lạc bộ/ tố chức xã hội bạn đã từng tham gia, vai trò của bạn trong câu lạc bộ/ tổ chức xã hội đó... Hoặc giả sử bạn đã từng tham gia các hoạt động thiện nguyện, các hoạt động nhân đạo, đừng ngần ngại thêm ngay những thông tin này vào chiếc CV của bạn bởi đây chính là những thông tin quý giá giúp bạn có thể thể hiện tiềm năng của mình.
3.2. Cung cấp thông tin chi tiết, đầy đủ nhưng không được quá dài dòng
Thực tế thì không phải bất kì thông tin nào về trình độ học vấn nhà tuyển dụng cũng sẽ quan tâm, kể cả khi bạn quá nhiều thông tin nhưng trong số đó không có thông tin nào liên quan hoặc hỗ trợ chuyên ngành của nhà tuyển dụng, thông tin của bạn cũng sẽ trở nên vô giá trị trong mắt họ. Giả sử như bạn ứng tuyển vào vị trí nhân viên marketing nhưng lại thêm chứng chỉ logictics vào trình độ học vấn, các nhà tuyển dụng sẽ ngay lập tức bỏ qua thông tin này vì kinh nghiệm của bạn không phục vụ cho yêu cầu công việc của họ.
Chính vì vậy hãy chú ý liệt kê thông tin đầy đủ, chi tiết nhưng tuyệt đối tránh dài dòng, lan man.
3.3. Tốt khoe, xấu che
Lẽ dĩ nhiên không phải ai trong chúng ta cũng sở hữu thành quả học tập đáng tự hào. Dựa trên kết quả điểm trung bình học tập, bạn hoàn toàn có thể cân nhắc xem mình có nên đưa kết quả điểm vào trong đơn xin việc hay không.
Nếu như kết quả học tập của bạn không được khả quan cho lắm, bạn có thể trực tiếp bỏ qua điểm này, thay vào đó hãy trau chuốt cho phần kinh nghiệm làm việc cũng như kỹ năng để tạo điểm nhấn cho chiếc CV của bạn.
Trong trường hợp bạn sở hữu kết quả học tập tốt, việc đưa kết quả học tập hay không sẽ phụ thuộc vào khoảng thời gian bạn tốt nghiệp. Với những bạn đã tốt nghiệp khá lâu và đã đi làm trong một thời gian dài, việc đưa điểm trung bình học tập là không cần thiết bởi nó không đem lại những giá trị mà nhà tuyển dụng mong đợi.
3.4. Thông tin về trình độ học vấn luôn phải đảm bảo chính xác
Thành thật khi cung cấp thông tin về trình độ học vấn là một việc bắt buộc mà bất cứ ứng viên nào cũng phải thực hiện. Hãy thử tưởng tượng khi bạn “ thổi phồng chiếc CV ” bằng việc thêm thắt những thông tin hoặc những thành tích không có thật, điều gì xảy ra nếu như nhà tuyển dụng đột nhiên kiểm tra lại thông tin hoặc trong quá trình phỏng vấn, bạn không thể hiện được cho nhà tuyển dụng thấy những năng lực như bạn đã kề cập?
Cách tốt nhất là nếu như không có, bạn hãy trực tiếp bỏ qua. Ngược lại, trung thực và thật thà bao giờ cũng là những phẩm chất đáng quý mà các nhà tuyển dụng tìm kiếm ở các ứng viên của mình.
Có thể nói, trình bày mục trình độ học vấn trong đơn xin việc một cách hiệu quả, khoa học là một bí kíp vàng để tạo ấn tượng với các nhà tuyển dụng! Hi vọng thông qua bài viết của chúng tôi, bạn đọc đã được cung cấp những đầy đủ những thông tin hữu ích để có thể tạo ra chiếc CV hoàn hảo cho riêng mình.
Đừng quên tham khảo thêm những kinh nghiệm viết CV vô cùng chất lượng tại vnx.com.vn!
Bên cạnh việc trình bày trình độ học vấn trong đơn xin việc, bạn cũng có thể tham khảo ngay những cách viết đơn xin việc viết tay chuyên nghiệp ngay tại đường dẫn dưới đây nhé!
Bật mí cách viết đơn xin việc viết tay chuyên nghiệp nhất (vnx.com.vn)
Tin liên quan
- CV lễ tân - Nắm bắt cách viết để trúng tuyển ngay tức thì
- CV xin việc Designer và những bí quyết ứng tuyển Designer
- CV xin việc điều dưỡng - Cơ hội dành cho các ứng viên cẩn thận?