Viết thông tin thêm trong CV ra sao? Cách tạo nên dấu ấn xin việc
Ngày đăng: 06/02/2021
Sẽ rất khó có thể gây dấu ấn ghi mà bạn bạn chỉ cho nhà tuyển dụng thấy về các phần thông tin cơ bản theo khung sườn CV chung bởi bất kỳ ứng viên nào cũng giống nhau thì ai sẽ là người được chọn. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách tận dụng phần thông tin thêm trong CV mà ít ai biết tới chắc chắn sẽ khiến nhà tuyển dụng “lưu luyến” đó. Nghe có vẻ mới mẻ nhưng sau khi tìm hiểu bài viết sau thì bạn mới nhận thấy đó là yếu tố quen thuộc ra sao?
1. Vậy phần thông tin thêm trong CV là gì?
Chắc hẳn khi đi xin việc thì bất cứ ai cũng đều biết tới CV là gì và bố cục của một CV là ra sao đúng không. Hay như đâu sẽ là những phần thông tin không thể thiếu trong CV xin việc? Cụ thể như thông tin bản thân, học vấn, kinh nghiệm và kỹ năng là tất yếu nhưng bên cạnh lại có những phần nhỏ hơn - yếu tố ngoài lề có thể đưa hoặc không đưa vào. Tuy nhiên, nếu bạn liệt kê chúng vào một danh mục thì đó là phần thông tin thêm, yếu tố bổ sung tạo cơ hội cho bạn.
Thông tin thêm hay còn gọi là thông tin bổ sung cho CV sẽ đều hiểu là một. Các danh mục chính đảm nhận vai trò về chứng minh năng lực của bạn tạo căn cứ nhà tuyển dụng đánh gái thì mục thông tin thêm lại tại sự “đánh bóng” đem lại điều mới mẻ hơn cho bản CV.
Đặc biệt đúng với tên gọi thì các nội dung bạn thể hiện tại mục này là việc bạn bao quát nhiều mặt và khía cạnh khác nhau. Cụ thể là cho thấy được bên trong con người bạn với tính cách ra sao, sở thích là gì, sở trường về một khả năng đặc biệt nào đó mà ứng viên khác không hề có. Như vậy sau phần sơ lược này thì bạn đã có thể hiểu về phần thông tin thêm trong CV là gì rồi đúng không nào?
2. Chú trọng thông tin thêm trong CV xin việc vào khi nào?
Bạn có thể thấy được một điều rằng các nhà tuyển dụng sẽ thường chiêu mộ nhân tài dành cho mình vì mục tiêu là phát triển doanh nghiệp với một thực lực mạnh nhất. Do đó mà ngay từ ban đầu các bản CV thể hiện về ứng cử viên suất sắc sẽ thường được chú ý hơn đặc biệt là học tập suất sắc, trường học danh giá, kinh nghiệm làm việc lâu năm và nhiều kỹ năng bổ trợ hoàn hảo cho công việc. Cũng thật dễ hiểu vì sao các ứng viên đó được ưu ái, nâng niu lọt thẳng vào làm việc.
Về phía bạn thì sao liệu rằng có được như vậy hay không? Thử đưa ra trường hợp nếu bạn là một sinh viên mới ra trường với con số 0 tròn trĩnh về kinh nghiệm. Ngôi trường học lại là đại trà mà lại chẳng hề có thành tích suất sắc gì cả bạn sẽ làm gì để nhận được ưu ái nhà tuyển dụng. Nếu bạn không nắm bắt về thông tin thêm thì nhà tuyển dụng sẽ chỉ cầm CV xin việc của bạn và nói rằng “Ô, No. Không phù hợp”.
Dù rằng phần thông tin thêm trong CV chưa kinh nghiệm đó là việc bạn ghi lại những trải nghiệm tốt nhất. Từ trau chuốt hơn về sở trường, thế mạnh, giải thưởng ấn tượng về hoạt động sự kiện, cuộc thi tham gia hay kỹ năng đặc biệt,...Nhưng đó lại là cách mà bạn thể hiện về tất cả những gì mình có, đưa ra mong muốn về việc gắn bó tiến xa.
Tựu chung nhất thì thông tin thêm là cách mà bạn đang đánh giá về chính mình có mối liên hệ với công việc ứng tuyển. Sự bổ trợ thông tin làm bản thân nổi bật hơn vậy nên đừng bỏ lỡ là là 1% cơ hội may mắn cũng có thể đến với chúng ta.
3. Hướng dẫn cách viết thông tin thêm trong CV ấn tượng
Có thể bắt đầu một việc mới mẻ sẽ gây những sự lúng túng cho bản thân và chẳng hề biết cách thể hiện. Đừng lo lắng quá hãy cùng lưu ý về một số điểm cần viết như sau.
3.1. Đề cập hoạt động tạo tính phấn khích
Liệt kê về hoạt động là việc mà bạn tường thuật đơn giản lại những gì mà bản thân đã làm từ đó mà nhà tuyển dụng có thể nhìn ra con người bạn. Cụ thể như sự độc lập là tốt và đó được cho là cách mang lại hiệu quả cao và nhanh hơn còn về làm việc nhóm sẽ minh chứng cho sự đoàn kết thể hiện phần nào cho tố chất lãnh đạo.
Cùng đó các đam mê liên quan thể thao, vui chơi giải trí sẽ là dấu ấn về sự năng động của bạn. Vậy nên hãy minh chứng về sự dẻo dai và linh hoạt của cá nhân qua đó hay như cách mà bạn tận tụy cống hiến nhờ kỹ năng này.
Đừng bao giờ đưa ra bất kỳ điều gì một cách chung chung nhé và hơn hết là nói về sự thật rõ ràng dù là sở thích hay phẩm chất. Cụ thể là việc đam mê giao tiếp sẽ đáp ứng tốt cho kinh doanh, tinh thần đoàn kết sẽ tạo sự tương tác với đồng nghiệp,...
3.2. Nhấn mạnh mẽ vào quan điểm
Nếu bạn là người thực sự khéo léo thì việc đưa ra các quan điểm là yếu tố tốt nhất để gài gắn ẩn ý thể hiện về mình. Nhưng dù là ưu điểm có điều lời khuyên rằng đừng đưa các quan điểm mang tính chính trị hay tôn giáo riêng vì đó sẽ là sự nhạy cảm có phần nào đó chủ quan. Có thể là chúng ta biết mọi vấn đề là bình đẳng những sự khéo léo sẽ chẳng làm nhà tuyển dụng đưa ra lời chê trách nào.
Nhắc đến quy tắc chung thì bạn sẽ cần nắm bắt cụ thể cho phần thêm thông tin này là:
+ Trong bất cứ hành động hay như lời nói xin việc nào thể hiện đừng đề cập thêm về từ “sở thích” trước đó. Một điều thật thiếu chuyên nghiệp về sử dụng từ ngữ.
+ Chú trọng nhấn ý về triển khai hoạt động cá nhân tham gia và hãy chắc chắn về việc hoạt động đề cập là sự thành thạo nhất. Vì điều đó sẽ tạo sự an toàn hơn và tránh đề cập về các không tin ngoài lề như việc bạn có trải nghiệm đời sống.
Đặc biệt đừng ngập ngừng vì nhà tuyển dụng là chuyên gia đánh và họ biết được điều đó là thực hay dối nhé.
3.3. Hãy ra dấu hiệu về mục thông tin thêm
Tất nhiên sẽ có rất nhiều ý kiến cho rằng việc thông tin thêm sẽ chẳng quan trọng. Có điều dù có nhỏ đến đâu nó sẽ luôn có võ để mang lại cơ hội tốt cho ai biết tận dụng. Hay như phần nào đó mà nhà tuyển dụng căn cứ xem xét về ứng viên khác biệt.
Hơn nữa trong một bản CV quá nhiều thông tin thì việc ra dấu về phần thông tin sẽ càng khó khăn hơn. Tuy nhiên trong việc ứng tuyển trực tuyến như hiện nay thì lại rất dễ dàng tạo mẹo nhấn nhá cho mục này. Điều mà nhà tuyển dụng sẽ giúp bạn được đọc kỹ càng về hồ sơ xin việc.
4. Một vài điều lưu ý khác cần nắm cho phần thông tin thêm trong CV
Qua các phần thông tin có lẽ bạn đã phần nào nắm bắt được việc đề cập thông tin thêm trong CV xin việc của mình. Vậy để làm sao có sự tự tin mạnh dạn hơn nữa gửi tới nhà tuyển dụng một CV sáng tạo “bứt phá” nhất thì hãy cùng tham khảo một vài lưu ý dưới đây.
+ Thông tin thêm sẽ nhiều hơn một nội dung phụ do đó cần thực sự chú ý cân nhắc và xác định về các yếu tố cần thiết để đưa ra. Tránh kể lể nhiều về điều không liên quan hay như không thể hiện về năng lực của bạn.
+ Đừng bao giờ đưa phần thông tin này lên trên đầu CV xin việc cũng như giữa mà vị trí hợp lý nhất là phần cuối của CV. Cụ thể như cuối cùng sau phần thông tin người tham chiếu.
+ Đánh giá là cần và việc rà soát kiểm tra lại cần cần thiết hơn tránh việc sai sót thiếu, có lỗi hay hành văn kém,...
Dù là điểm cộng cho CV xin việc nhưng nếu có bất kỳ sai sót nào tại thông tin thêm trong CV cũng có thể làm mất đi sự chú ý từ nhà tuyển dụng đó nhé!
Sở thích trong CV là một trong những mục nội dung phụ nhưng tác dụng ghi điểm nhấn lại phần nào có sự quan trọng riêng. Vậy nên đừng bỏ lỡ trình bày một cách chi tiết, khéo léo và chân thực nhất trước mắt nhà tuyển dụng.
Tin liên quan
- CV lễ tân - Nắm bắt cách viết để trúng tuyển ngay tức thì
- CV xin việc Designer và những bí quyết ứng tuyển Designer
- CV xin việc điều dưỡng - Cơ hội dành cho các ứng viên cẩn thận?