dropdown

Viết trình độ học vấn trong CV kích thích nhà tuyển dụng chọn bạn

Ngày đăng: 06/02/2021

Tạo CV xin việc

1. Tầm quan trọng của Trình độ học vấn trong CV

Trình độ học vấn là phần không thể thiếu của CV xin việc, thông qua đó sẽ giúp cho nhà tuyển dụng có thể phân loại và chọn lọc được ứng viên, phục vụ cho quá trình tuyển dụng ứng viên phù hợp với tiêu chí của doanh nghiệp.

Tầm quan trọng của Trình độ học vấn trong CV
Tầm quan trọng của Trình độ học vấn trong CV

Tuy nhiên, nhiều bạn không nhận ra hết tầm quan trọng của phần Trình độ học vấn và không đầu tư thời gian cho phần này khi viết CV xin việc. Để hiểu rõ hơn về phần Trình độ học vấn và vai trò của phần này thì chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu thông tin ngay bên dưới:

1.1. Định nghĩa Trình độ học vấn trong CV

Trình độ học vấn được hiểu một cách đơn giản chính là những kiến thức hiểu biết mà các cá nhân có được thông qua quá trình học vấn. Mỗi cấp bậc học sẽ có trình độ học vấn khác nhau. 

Trong CV xin việc, trình độ học vấn chính là trình độ cao nhất trong học tập mà mỗi người đã thực hiện và hoàn thành để được công nhận trong giáo dục. 

1.2. Vai trò quan trọng của trình độ học vấn

Trong mỗi bản CV đều có phần Trình độ học vấn, không phải tự nhiên mà trong CV lại xuất hiện phần này để làm đầy CV hay làm cho CV thêm dài dòng hơn mà nhờ vào đó các nhà tuyển dụng sẽ có được cách nhìn bao quát hơn về trình độ chuyên môn của ứng viên. 

Vai trò quan trọng của trình độ học vấn
Vai trò quan trọng của trình độ học vấn

Trình độ học vấn trong CV sẽ là một tiêu chí để giúp cho nhà tuyển dụng căn cứ vào đó để chọn ra ứng viên thích hợp. Nếu như phần này của bạn mà không ghi cẩn thận, không có sự phù hợp với công ty của họ thì CV của bạn sẽ bị loại ra khỏi danh sách các ứng viên được mời phỏng vấn.

Do đó, trước khi ghi phần trình độ học vấn thì bạn hãy nghiên cứu kỹ phần Mô tả công việc trong tin tuyển dụng để có thể biết được những thông tin cần thiết của bạn. Từng thông tin trong phần trình độ học vấn cần được ghi một cách chi tiết và phù hợp, đó cần phải là những thông tin quan trọng mà nhà tuyển dụng đang hướng tới.

2. Hướng dẫn viết trình độ học vấn trong CV chi tiết

Để viết thành công phần trình độ học vấn thì các bạn cần chuẩn bị tốt cho cả quá trình như sau:

Hướng dẫn viết trình độ học vấn trong CV chi tiết
Hướng dẫn viết trình độ học vấn trong CV chi tiết

2.1. Xác định các thông tin về trình độ cần đưa vào CV

Những thông tin cơ bản mà các nhà tuyển dụng muốn thấy trong phần trình độ học vấn gồm các thông tin cơ bản sau:

- Tên trường học.

- Loại bằng cấp của bạn.

- Lĩnh vực mà bạn theo đuổi.

- Thời gian học và tốt nghiệp.

- Điểm trung bình.

- Thành tích mà bạn có được.

Tùy vào mỗi nhà tuyển dụng mà sẽ có những yêu cầu khác nhau, do đó bạn cần phải tìm hiểu kỹ để biết mình nên trình bày những thông tin nào trong phần Trình độ học vấn của CV xin việc.

2.2. Bắt tay vào ghi trình độ học vấn

Đầu tiên, bạn cần phải ghi trình độ học vấn cao nhất ở phía đầu rồi dần dần tới trình độ học vấn thấp dần. Phần này được trình bày theo thứ tự thời gian từ thời điểm gần nhất trở về trước.

Ghi trình độ học vấn chi tiết
Ghi trình độ học vấn chi tiết

Tại mỗi trình độ học vấn thì bạn nên lựa chọn các thông tin: 

- Tên trường, tên chuyên ngành, tên bằng cấp, tên khóa học của bạn. 

Với mỗi loại thông tin này thì hãy gạch đầu dòng ra để trình bày, với cách trình bày này thì nhà tuyển dụng sẽ dễ thấy được các thông tin quan trọng và đây cũng chính là cách trình bày khoa học.

Bạn cũng có thể liệt kê tên của các khóa học chuyên môn có liên quan tới lĩnh vực mà bạn đang xin ứng tuyển. 

Về cơ bản thì ghi quá trình học vấn không có gì khó khăn, bạn chỉ cần cung cấp đủ thông tin trong phần này thì bạn đã đáp ứng cung cấp đủ ý vào phần này rồi. 

3. Những lưu ý khi trình bày trình độ học vấn trong CV

Để tạo ra ấn tượng trong phần trình độ học vấn thì các bạn cần trình phải lưu ý một vài vấn đề khi trình bày:

3.1. Hãy bỏ qua thông tin học vấn ở cấp I và II

Đối với các lĩnh vực tuyển dụng với các ứng viên có trình độ từ cấp Cao đẳng, Đại học trở lên thì các Nhà tuyển dụng sẽ không quan tâm tới các thông tin học cấp 1 và cấp 2 của bạn. Bạn không cần phải liệt kê thông tin ở các cấp bậc học dưới này làm gì để khiến cho bản CV của bạn trở nên dài dòng.

Nếu như tại cấp THPT của bạn mà đạt được những thành tích vang dội thì bạn có thể trình bày liệt kê ra các thành tích đó, còn nếu không có thì cũng không cần thiết phải ghi thông tin ở cấp bậc học này.

Những lưu ý khi trình bày trình độ học vấn trong CV
Những lưu ý khi trình bày trình độ học vấn trong CV

3.2. Vị trí viết Trình độ học vấn phù hợp

Trong các CV xin việc thì cần phải có bố cục rõ ràng, khoa học để nhà tuyển dụng nhanh chóng nhìn thấy các thông tin quan trọng. Do đó, các bạn cần phải xem xét và tính toán để đặt phần trình độ học vấn ở vị trí phù hợp có tác dụng tối đa trong việc làm nổi bật bản thân của mình. Tùy vào trình độ, khả năng chuyên môn của bạn mà bạn lựa chọn vị trí sao cho phù hợp. 

- Với các bạn sinh viên mới tốt nghiệp thì chưa có kinh nghiệm nhiều cho nên có thể tận dụng được những thành tích chuyên môn và chuyên ngành của mình ở trường Đại học để làm nổi bật bản thân, cùng những khóa học mà mình đã theo học, bằng cấp…

- Với các ứng viên đã ra trường lâu năm và có nhiều kinh nghiệm thì vẫn sẽ ưu tiên trình bày phần kinh nghiệm và kỹ năng lên phía trên.

4. Quy tắc vàng khi trình bày trình độ học vấn trong CV

Để tạo ra được một bản CV hoàn chỉnh thì các bạn cần phải hoàn chỉnh trong từng phần của CV xin việc. Trong đó phần trình độ học vấn luôn là phần quan trọng mà nhà tuyển dụng chú ý tới. 

Những nguyên tắc dưới đây sẽ giúp cho các bạn có phương hướng trình bày CV xin việc hiệu quả hơn. 

- Quy tắc lựa chọn thông tin học vấn:

Tham gia vào quá trình học tập thì có vô vàn thứ chúng ta cần học, thế nhưng bản CV thì chỉ vỏn vẹn 1 đến 2 trang giấy, phần trình độ học vấn cũng chỉ giới hạn vài dòng, việc đưa hết các thông tin học vấn vào phần này là điều không thể. 

Do đó các bạn cần phải chọn lọc ra các thông tin học vấn ấn tượng nhất, có sức thuyết phục nhất và liên quan tới việc làm đang ứng tuyển nhất.

- Đừng nên bỏ qua các chi tiết nhỏ:

Có rất nhiều chi tiết nhỏ nhưng lại có sức quyết định lớn trong phần học vấn như là: giải thưởng, thành tích, chứng chỉ,... có liên quan tới lĩnh vực mà bạn ứng tuyển. Đây sẽ là điểm cộng dành cho bạn.

Quy tắc vàng khi trình bày trình độ học vấn trong CV
Quy tắc vàng khi trình bày trình độ học vấn trong CV

- Hãy bỏ qua những thông tin không phù hợp: Nếu bạn bạn có bảng điểm không cao thì tốt nhất bạn đừng nên đưa vào phần học vấn của CV, đôi khi những yếu tố nhỏ như vậy sẽ khiến bạn mất điểm trầm trọng với nhà tuyển dụng. 

Bạn cũng hãy bỏ qua thông tin các cấp học xa vời như tiểu học, cấp 1, cấp 2, cấp 3. Trừ khi bạn ứng tuyển làm công nhân các nhà máy thì bạn hãy trình bày thông tin ở cấp 3 khi mà trình độ học vấn cao nhất của bạn dừng lại ở cấp 3.

- Hãy tôn trọng yếu tố sự thật:

Bạn đừng bao giờ có ý nghĩ sẽ thổi phồng những  thành tích của bạn lên, nhà tuyển dụng là người tinh tường, người ứng viên sẽ hiện nguyên hình khi giao tiếp với nhà tuyển dụng trong quá trình phỏng vấn, hoặc đơn giản là khi vào làm việc thì công việc cũng sẽ đào thải bạn nếu bạn thổi phồng quá mức thông tin để nhận công việc không phù hợp với năng lực của mình.

Trên đây là hướng dẫn trình bày phần quá trình học vấn trong CV giúp các bạn có thêm nhiều kinh nghiệm để đối phó với phần này khi chuẩn bị CV xin việc.

Gợi ýTrình độ học vấn trong đơn xin việc

Ngoài việc trình bày trình độ học vấn trong CV thì các bạn còn cần phải trình bày trình độ học vấn trong đơn xin việc. Do đó các bạn hãy tìm hiểu bài viết dưới đây để giúp bạn có kinh nghiệm viết trình độ học vấn trong đơn xin việc

Trình độ học vấn trong đơn xin việc

Tin liên quan

Xem nhiều nhất

Trở về Trở về back to top