dropdown

Vạn người mê CV quản lý cửa hàng nếu viết theo cách này

Ngày đăng: 13/11/2020

Dù có chung một khung xương sống nhưng không phải bản CV nào cũng giống nhau như cùng một khuôn đúc. Do đó, CV quản lý cửa hàng không thể có những nét tương đồng với CV cho vị trí nhân viên hay các CV việc làm khác. Làm thế nào để tạo nên sự khác biệt cho CV quản lý cửa hàng cũng như khiến bạn trở nên nổi bật với CV đó, tạo niềm tin cho nhà tuyển dụng về khả năng của bạn với vị trí quản lý cửa nhà chỉ thông qua CV mà chưa cần gặp mặt?

Tạo CV xin việc

Muốn tạo nên được những điều gì đó ấn tượng cho CV và hơn hết, làm nên nét đặc trưng khiến nhà tuyển dụng nhìn ngay ra sự thích hợp của bạn cho vị trí quản lý cửa hàng họ tuyển dụng thì nhất định bạn cần phải đọc bài viết dưới đây. Ngay sau đây sẽ là những bí quyết viết CV quản lý cửa hàng gây thương nhớ cho nhà tuyển dụng.

CV quản lý cửa hàng

1. CV quản lý cửa hàng – đừng trình bày như CV thường

Nếu là một người giàu kinh nghiệm viết CV khi đã kinh qua không ít vị trí, gửi CV xin việc tới không biết bao nhiêu doanh nghiệp thì bạn chắc chắn hiểu được cái quy luật thường tình của những người cùng viết CV như bạn, đó là sự ưu tiên liệt kê thành tích trong CV. Đây được cho là một kiểu, một cách làm kinh điển mà ai cũng dễ lựa chọn để làm thế nhưng bạn có biết, đó là điểm mấu chốt, quan trọng chỉ có ở một  dạng mẫu CV xin việc đơn thuần hay không?

Viết CV quản lý cửa hàng

CV xin việc quản lý cửa hàng của bạn liệu rằng khi đi theo sự kinh điển hết sức đơn thuần đó thì có thể thuyết phục nhà tuyển dụng chấp nhận bạn vào vị trí quan trọng như vậy? Nghe đã thấy sự khập khiễng đối nghịch thì việc thực hiện sẽ càng khó để trở thành hiện thực. Một bản CV xin việc quản lý cửa hàng chắc chắn không thể đơn thuần theo cách ai cũng sẽ thực hiện như vậy được, nó buộc phải khác biệt, sự khác biệt thể hiện rõ đặc trưng của bạn.

Vấn đề chúng ta cần giải quyết ở đây chính là làm thế nào để ạo ra sự khác biệt đó? Làm thế nào để CV xin việc không đi theo lối mòn kinh điển này? Có một bí quyết bật mí riêng cho những ai may mắn đọc được bài viết này và lại đang có ý định chuẩn bị CV xin việc quản lý cửa hàng: Thay vì chỉ tập trung phô bày thành tích, bạn cần khéo léo « nói bóng gió » về năng lực quản lý của mình, rằng bạn là một người hoàn toàn có thể dẫn dắt đội nhóm tạo ra lợi nhuận và định hướng được hoạt động của cửa hàng đi theo một chiều hướng tích cực.

Bí quyết viết CV quản lý cửa hàng

Tiếp đến đừng quên đưa kèm các kỹ năng mềm được đề cao trong nghiệp vụ quản lý cửa hàng như giao tiếp giỏi, thuyết phục và đàm phán hiệu quả, khả năng lan tỏa tinh thần và truyền tải những năng lượng tích cực cho người xung quanh. Điều này có thể tạo nên niềm tin cho nhà tuyển dụng rằng, bạn chính là nhân tố sẽ tạo ra được tầm ảnh hưởng lớn đối với mọi người xung quanh, họ bao gồm nhân viên dưới quyền quản lý và khách hàng, rất phù hợp với vị trí này vì trước mắt họ nhìn thấy sự phù hợp từ trong bản CV quản lý cửa hàng mà bạn gửi đến.

2. Tập trung trình bày kỹ năng trong CV quản lý cửa hàng

2.1. giá trị của yếu tố kỹ năng trong CV quản lý cửa hàng

Trong CV quản lý cửa hàng, việc liệt kê ra các thành tích « oai hùng » liên quan đến nghiệp vụ quản lý dường như chẳng bao giờ là đủ. Nhà tuyển dụng luôn mong muốn có thể cảm nhận được nếu trao vị trí này đến tay bạn thì bạn sẽ thể hiện khả năng quản lý như thế nào tại cửa hàng của họ? Vì vậy, tốt nhất bên cạnh việc tạo ra bản CV xin việc chỉ thể hiện những ưu điểm liên quan tới thành tích bạn tạo ra trong quá khứ thì hãy tập trung thêm vào việc tổng hợp các kỹ năng mà bạn đã có được trong suốt quá trình hoạt động nghiệp vụ liên quan đến quản lý và bán hàng, nhất là những kỹ năng đã tạo ra cho bạn cơ hội đạt được những thành tích nổi trội đó.

Cách viết CV quản lý cửa hàng

Vậy, ở phần này, bạn cần trình bày những kỹ năng gì? Nói cách khác, bạn cần trả lời được câu hỏi: Nhà tuyển dụng muốn thấy những kỹ năng nào trong một ứng viên tiềm năng cho vị trí quản lý cửa hàng?

Vậy hãy trình bày trong CV của mình những kỹ năng phù hợp với vị trí quản lý cửa hàng dưới đây.

2.2. Những kỹ năng cần liệt kê trong CV quản lý cửa hàng để thuyết phục nhà tuyển dụng

Tầm nhìn xa trông rộng là kỹ năng mềm đầu tiên cần xuất hiện trong mục kỹ năng của CV. Kỹ năng này sẽ giúp nhà quản lý nhìn nhận sự phù hợp của các phương thức đang áp dụng và sẽ áp dụng cho hoạt động của cửa hàng, luôn làm mới để thay đổi sự cũ kỹ, truyền thống khiến cho hoạt động kinh doanh của cửa hàng trở nên trì trệ.

Kỹ năng thứ hai mà bạn có thể đưa vào CV của mình đó chính là khả năng hoạch định chiến lược, luôn thực hiện những hành động khôn ngoan, đồng thời có thể thúc đẩy người khác một cách mạnh mẽ.

Tác phong chuyên nghiệp tiếp tục là nội dung không thế thiếu trong danh sách các kỹ năng của người quản lý cửa hàng. Đôi đôi với kỹ năng này đó còn là sự uy tín, tác phong làm việc bình tĩnh khi xử lý mọi vấn đề diễn ra tại cửa hàng trong sự quản lý, giám sát của bạn nếu như được nhận vào làm việc.

Viết CV quản lý cửa hàng thành công

Nhìn chung, sẽ có rất nhiều kỹ năng quan trọng mà người quản lý sẽ phải có để đáp ứng được đòi hỏi của nghiệp vụ quản lý cửa hàng. Thế nhưng bạn sẽ bồi đắp thêm và hoàn thiện chúng trong quá trình làm việc. Còn khi ở ngưỡng cửa xin việc, hãy trình bày đầy đủ, rõ ràng những yếu tố vừa nêu trên vào trong CV xin việc quản lý cửa hàng bạn nhé. Có thể trình bày hoàn chỉnh những điều đó trong CV xin việc quản lý cửa hàng sẽ giúp cho bạn dễ dàng chiếm được cảm tình của nhà tuyển dụng rồi đó.

Gợi ýCách viết bảng mô tả công việc hiệu quả

Tìm hiểu cách viết bảng mô tả công việc là điều thiết yếu mỗi người nên học hỏi vì nó là phương pháp giúp chúng ta làm việc theo một trình tự nhất định. Hãy đọc bài viết sau đây để học hỏi những cách tối ưu, hiệu quả nhất để xây dựng thành công những bản mô tả công việc theo nhu cầu sử dụng của bản thân.

Bảng mô tả công việc

Tin liên quan

Xem nhiều nhất

Trở về Trở về back to top