Cập nhất những mẫu bản cam kết thông dụng, mới nhất hiện nay
Ngày đăng: 18/06/2020
Mẫu bản cam kết là văn bản thể hiện sự chấp thuận giữa hai hay nhiều đối tượng với nhau. Tuy nhiên bạn đã biết cách soạn thảo mẫu bản cam kết chưa? Mẫu bản cam kết phải đảm bảo những nội dung và hình thức như thế nào? Nếu bạn vẫn còn gặp khó khăn trong khâu soạn thảo thì đừng vội bỏ qua bài viết này.
1. Mẫu bản cam kết là gì?
Trước hết hãy cùng định nghĩa “Cam kết là gì”. Thực tế, cam kết là một hành động thể hiện việc sẽ thực hiện một lời hứa đã được thống nhất giữa 2 hay nhiều bên tham gia. Và bản cam kết là một loại văn bản để thể hiện sự chấp thuận về việc thực hiện lời hứa đó giữa hai hay nhiều bên tham gia.
Hiện nay theo pháp luật có rất nhiều các loại mẫu bản cam kết ví dụ như:
- Bản cam kết nghỉ việc
- Bản cam kết thực hiện nội quy học sinh
- Bản cam kết chấp hành nội quy của công ty
- Bản cam kết an toàn trong khi thi công
Đây là một văn bản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hai bên tham gia thỏa thuận. Bởi lẽ, bản cam kết mang giá trị pháp lý cao đồng thời tính chất pháp luật không thua kém. Trong trường hợp nếu một bên không thực hiện đúng như những gì đã được cam kết thì người đó sẽ phải chịu sự toàn bộ trách nhiệm của pháp luật. Nhưng để có bản cam kết có hiệu lực thì văn bản phải có sự đồng ý chấp thuận từ hai bên tham gia, và phải có chữ ký hoặc con dấu xác minh rằng bản thân chấp nhận cam kết nội dung có trong văn bản.
Bản cam kết mang một ý nghĩa đặc biệt, nó thể hiện sự chắc chắn và đồng thuận giữa hai bên để tránh trường hợp có mâu thuẫn không cần thiết đồng thời còn giúp cho các bên có ý thức trách nhiệm hơn trong công việc. Hơn thế nữa, bản cam kết sẽ giúp cho sự tin giữa giữa hai bên trở nên bền vững và sâu sắc hơn.
Đây là một trong những văn bản mà bạn có thể dễ dàng bắt gặp ở nhiều trường hợp và lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt hơn, các bản cam kết thường được sử dụng nhiều nhất khi giải quyết các vấn đề về tranh chấp cũng như xung đột giữa hai hay nhiều bên tham gia ký kết.
2. Kết cấu chung của mẫu bản cam kết
Kết cấu chung của một bản cam kết gồm có:
- Thông tin về hai bên tham gia cam kết
- Nội dung về bản cam kết: Cam kết những nội dung gì, đề nghị những nội dung như thế nào.
- Ký và xác nhận cam đoan thực hiện hợp đồng
3. Hướng dẫn viết mẫu bản cam kết
3.1. Thông tin giữa hai bên thỏa thuận
Mục này cần phải ghi rõ, đầy đủ tất cả thông tin liên quan đến các bên tham gia. Đặc biệt là các thông tin như chứng minh thư nhân dân của người đại diện, mã số thuế công ty, email, số điện thoại và đơn vị công tác.
Trong trường hợp thông tin không đầy đủ, người đọc bản cam kết không rõ thông tin người viết giấy thì việc dễ dàng xảy ra thêm một mâu thuẫn giữa và trong trường hợp này thì hiển nhiên bản cam kết không còn mang tính chất pháp lý và không còn được chấp nhận nữa.
3.2. Nội dung cam kết
Tùy thuộc vào mỗi lĩnh vực, vấn đề khác nhau cũng sẽ có những nội dung không giống nhau. Điều này yêu cầu người soạn thảo cần phải linh hoạt để có thể đưa vào giấy những nội dung cần thiết. Ví dụ như Mẫu cam kết đảm bảo an toàn thi công thì cần phải chia ra những đề mục để giúp cho việc đọc trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Khi phải cam kết nếu được phép xây dựng cải tạo công trình được giao thì tôi xin cam kết vấn đề như chất lượng, thời gian…
Đặc biệt như đã nêu ở trên, khi nội dung của bản cam kết hoàn thành và được ký chấp nhận thỏa thuận thì hai bên phải thực hiện đúng như cam kết.
3.3. Quy trình viết bản cam kết có hiệu lực pháp lý
Bước 1: Trước hết bạn không thể bỏ qua việc đọc một lượt nội dung của mẫu bản để đánh giá mức độ hợp lệ nhưng như tránh xảy ra sai sót về nội dung cũng như hình thức của mẫu bản cam kết
Bước 2: Ghi đầy đủ các thông tin cá nhân, người đại diện doanh nghiệp ‘
Bước 3: Ghi rõ thỏa thuận và cam kết giữa hai bên, nếu trong trường hợp có bên vi phạm hợp đồng thì sẽ có đề xuất rằng bên đó sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào.
Bước 4: Kiểm tra lại một lượt các thông tin quan trọng để hai bên có thể thống nhất ý kiến và tiến hành đến việc ký xác nhận cam kết.
Bước 5: Chuẩn mẫu cam kết đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền để thực hiện xác nhận và công chứng. Điều này để đảm bảo tính pháp lý của văn bản đồng thời việc công chứng sẽ giúp cho bản cam kết có hiệu lực pháp lý.
4. Một số mẫu bản cam kết thông dụng
4.1. Bản cam kết nghỉ việc
4.2. Bản cam kết chấp hành nội quy của công ty
4.3. Bản cam kết an toàn trong khi thi công
5. Những lưu ý khi viết bản cam kết
Tuy nhiên để tránh việc thỏa thuận giữa hai bên xảy ra xung đột thì cần phải đảm bảo kỹ các vấn đề sau:
- Thông tin giữa hai bên thỏa thuận: Cần phải xác nhận lại các thông tin như họ tên, chứng minh thư nhân dân, đơn vị công tác, số điện thoại… Tất cả thông tín sẽ cần phải đảm bảo tính rõ ràng, cụ thể và càng rõ ràng càng cụ thể thì càng tốt cho hai bên thỏa thuận.
- Nội dung trong bản cam kết phải được chắc chắn rằng được trình bày ngắn gọn, dễ hiểu, khoa học và chính xác. Trasnht trường hợp bản cam kết bị tẩy xóa quá nhiều, sai chính tả và hình thức quá ẩu.
- Cần phải ghi rõ những đề nghị về vi phạm hợp đồng tránh xảy ra mâu thuẫn về sau. Đồng thời nếu người viết giấy có quan điểm đặc biệt thì cần phải nêu vào trong bản cam kết. Ví dụ như Bản cam kết nội quy công ty thì phải ghi rõ thời gian làm việc, quy định hoạt động ra sao, cơ chế quản lý, hoạt động như thế nào…
- Đặc biệt, bản cam kết sẽ chỉ có hiệu lực khi có đủ chữ ký của 2 bên tham gia, và được công chứng rõ ràng tại các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Trên đây là những thông tin cơ bản về Mẫu bản cam kết, mong rằng với những kinh nghiệm mà vnx.com.vn đúc kết được sẽ giúp bạn có thể viết được một bản cam kết đúng với quy định của pháp luật.
Tin liên quan
- Địa chỉ download nội dung các mẫu phiếu thu mới nhất 2020
- Bảng đánh giá nhân viên – thông tin chi tiết, đầy đủ cho bạn
- Mẫu giấy biên nhận tiền đúng chuẩn quy định hành chính 2020