Tìm hiểu cách viết mẫu hợp đồng thuê nhà kinh doanh đúng chuẩn

Ngày đăng: 02/06/2020

Với nhu cầu kinh doanh buôn bán ngày càng nhiều trên thị trường hiện nay thì rất nhiều cá nhân hay những tổ chức có nhu cầu thuê mặt bằng để hoạt động kinh doanh, nhưng một số chủ đầu tư hay người thuê không biết chính xác về hợp đồng thue nhà kinh doanh nên trong một số trường hợp đã gây ra một số bất lợi cho cả đôi bên. Nên hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách thành lập mẫu hợp đồng cho thuê nhà kinh doanh và những thông tin cần thiết. Đọc tiếp bài viết dưới đây của vnx.com.vn để tìm hiểu nhé!

1. Những thông tin chính xác về mẫu hợp đồng thuê nhà kinh doanh

1.1. Khái niệm về hợp đồng thuê nhà kinh doanh

Hợp đồng thuê nhà kinh doanh là hợp đồng văn bản kí kết sự hợp tác giữa 2 bên là bên chủ nhà thuê và người thuê. Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời gian nhất định và bên thuê phải trả tiền như hợp đồng kí kết. Văn bản hợp đồng kinh doanh được bao gồm những thông tin về bên cho thuê nhà và bên thuê, những thông tin chung về như địa điểm, quy mô và giá mức sàn cho thuê và những vấn đề thông tin liên quan khác.

Ví dụ: Khi người thuê nhà muốn sửa chữa, nâng cấp nhà mới cần phải có sự đồng ý của bên cho thuê mới được tiến hành công việc.

1.2. Những thông tin cần chú ý trong hợp đồng thuê nhà kinh doanh

Hợp đồng thuê nhà kinh doanh chính là bản hợp đồng dân sự, trong đó bên cho thuê sẽ phải giao toàn bộ trách nhiệm quyền hạn sử dụng cho người thuê để họ thực hiện với mục đích kinh doanh, buôn bán trong một khoảng thời gian theo hợp đồng.

- Thông tin đầy đủ, xác thực của cả 2 bên: cần báo cáo đầy đủ những thông tin cá nhân về tên, địa chỉ, số tài khoản, CMND…, thông tin có liên quan đến mặt bằng kinh doanh. Hợp đồng cho thuê cũng cần cung cấp đầy đủ những thông tin như diện tích mặt bằng, diện tích sử dụng, diện tích mặt tiền là bao nhiêu? Tất cả những thông tin cụ thể đó đều được soạn, viết lên trên hợp đồng để đối tác họ dễ nắm bắt thông tin một cách chính xác và rõ ràng cụ thể hơn.

- Giới hạn/thời hạn cho thuê nhà: Thời hạn cấp phép cho thuê nhà cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng mà 2 bên thỏa thuận cần nắm rõ.

- Giá tiền cho thuê theo tháng/quý/năm: ngay từ khi kí kết hợp đồng về vấn đề tiền cho thuê cần thống nhất đầu tiên và chặt chẽ nhất về vấn đề này bởi nếu không làm rõ vấn đề này có thể sau này sẽ gây ra những vấn đề khúc mắc khó tránh khỏi và khó mà lường trước được. Bên cạnh về thỏa thuận giá tiền 2 bên cũng cần tìm hiểu về phương thức, hình thức trả tiền thuê bằng tiền mặt hay chuyển khoản ngân hàng. Người thuê nhà có thể thỏa thuận người chủ nhà về việc có thể trả theo tháng/quý hay là theo năm tùy vào hình thức mà bạn lựa chọn sao cho phù hợp nhất.

- Tiếp đến là những điều khoản về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ cũng là những yếu tố cần thiết bạn cần xem xét và cân nhắc kĩ lưỡng. Cần xác định rõ những quyền và nghĩa vụ của cả 2 bên ví dụ như:

+ Người thuê nhà sẽ nhận mặt bằng kinh doanh và những thiết bị hay nội thật theo như hợp đồng thỏa thuận. Được phép yêu cầu chủ nhà sửa chữa mặt bằng cho thuê nếu có những đồ vật bị hư hỏng, xuống cấp. Vẫn tiếp tục được thuê và sử dụng nếu thay đổi quyền sở hữu mặt bằng thương mại.

+ Ngược lại, bên cho thuê sẽ có những quyền và nghĩa vụ yêu cầu người thuê thanh toán đầy đủ và đúng hạn tiền và phí thuê nhà theo thỏa thuận, có quyền đồng ý với người thuê điều chỉnh giá cho thuê theo giá thị trường trong suốt thời hạn của hợp đồng và yêu cầu bên thuê chịu trách nhiệm sửa chữa với những bộ phận bị hư hỏng cũng như phải đền bù những thiệt hại do lỗi của bên thuê.

2. Những điều khoản đặc biệt chú ý trong mẫu hợp đồng thuê nhà kinh doanh

2.1. Cần chú ý đến tiền cọc thuê nhà

Tiền đặt cọc là khoản bắt buộc được quy định trong hợp đồng kinh doanh, đây là một trong những thông tin cực kì quan trọng cần được thể hiện rõ ràng trên hợp đồng thuê nhà.

Thông thường bạn sẽ phải đặt cọc từ 3-6 tháng tùy vào hợp đồng thỏa thuận đôi bên và dĩ nhiên tiền đặt cọc này sẽ được trả lại khi bạn chính thức bàn giao lại nhà cho chủ sở hữu. Vì thế để tránh những tổn thất về tài chính các bạn cần xem xét những thông tin quan trọng. Lưu ý tới vấn đề rằng chủ nhà sẽ hoàn trả toàn bộ số tiền đặt cọc khi hợp đồng hết hiệu lực và những điều kiện xung quanh cho việc tiền cọc bị hủy.

2.2. Tiền thuê nhà phải trả

Bạn cần xem xét giá mặt bằng kinh doanh hàng tháng và những điều cần lưu ý như: trong trường hợp tăng giá nhà thuê cần phải có sự đàm phán 2 bên mới có quyết định giá hoặc họ cần phải đưa ra thông báo bao nhiêu tháng trước để mình chuẩn bị.

2.3. Thực trạng nhà thuê khi bàn giao

Thực tế đây là điều khoản mà ít được chú ý đến những không phải vì thế mà nó không quan trọng. Trước khi dọn vào kinh doanh bạn cần lưu ý đến vấn đề về tình trạng mặt bằng như đường dây điện, đèn, tường, cửa, hệ thống cấp nước, vệ sinh…để đảm bảo chúng hoạt động tốt. Nếu chúng có hỏng hóc thì bạn cần báo với chủ nhà và yêu cầu họ tu sửa lại còn nếu sau khi kinh doanh bạn mới phát hiện ra thì đó là lỗi của bạn, bạn sẽ phải tự chịu trách nhiệm đến việc sửa chữa. Điều đó sẽ gây mất rất nhiều tiền nên bạn cũng cần chú ý.

2.4. Tìm hiểu về những loại thuế khi thuê nhà

Vì mục đích thuê nhà để kinh doanh nên lưu ý về vấn đề thuế rất quan trọng.

Ví dụ như thuế môn bài được thu 1 năm/lần được quy định rõ như sau:

- Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm sẽ phải đóng tiền thuế là 1 triệu đồng/năm

- Doanh thue trên 300-500 triệu đồng/ năm sẽ phải đóng tiền thuế là 500 đồng/ năm

- Doanh thu trên 100-300 triệu đồng/ năm sẽ phải đóng tiền thuế là 300 đồng/ năm

Bên cạnh đó còn những loại thuế như: Thuế GTGT hay Thuế TNCN

Bài viết trên là những thông tin về mẫu hợp đồng thuê nhà kinh doanh và những thông tin cần lưu ý có trong hợp đồng, hy vọng với những thông tin trên các bạn đã nắm bắt được phaàn nào về cách thức và hình thức của hợp đồng thuê nhà kinh doanh. Cảm ơn các bạn đã đón đọc những bài viết của vnx.com.vn và chúc các bạn mua may bán đắt nhé!

 

Tin liên quan

Xem nhiều nhất