dropdown

Biên bản góp vốn – dễ dàng hơn với các doanh nghiệp khi thành lập

Ngày đăng: 22/10/2019

Biên bản góp vốn là biên bản dành cho việc góp vốn của các cổ đông trong việc thành lập doanh nghiệp, hoặc làm công việc gì đó. Trong bài viết này, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về biên bản góp vốn kinh doanh của các doanh nhân nhé.

Tạo CV xin việc

1. Tìm hiểu về góp vốn thành lập doanh nghiệp

Hình thức góp vốn thường xuất hiện trong các công ty cổ phần. Hình thức góp vốn được hiểu là cách các cổ đông trong công ty đóng góp tài sản của mình vào việc thành lập mới của công ty, nhưng cũng có thể góp vốn thêm vào công ty để làm việc gì đó và đó chính là vốn điều lệ công ty.

tìm hiểu về góp vốn thành lập doanh nghiệp

Các tài sản được đem ra góp vốn rất đa dạng và phong phú. Tài sản có thể là tiền Việt Nam đồng, có thể là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ kinh doanh,... hoặc những tài sản khác được định giá thành tiền Việt. Còn với những tài sản không được đánh giá bằng giá trị tiền Việt thì sẽ được các chuyên gia thẩm định giá trị tài sản sang tiền Việt để có thể thực hiện góp vốn vào công ty.

Việc góp vốn thành lập các doanh nghiệp, góp vốn điều lệ công ty là rất quan trọng đối với những công ty có hoạt động kinh doanh. Đối với việc thành lập góp vốn để thành lập doanh nghiệp cần phải tuân theo những quy trình sau:

Quy trình góp vốn để thành lập doanh nghiệp mới

- Đối tượng góp vốn thành lập doanh nghiệp

Những đối tượng không được góp vốn thành lập doanh nghiệp bao gồm:

+ Những người đứng đầu, vợ, chồng, cấp phó của người đứng đầu của một cơ quan, tổ chức. Có cùng hoạt động kinh doanh với doanh nghiệp cần được góp vốn để thành lập, họ sẽ không được thực hiện góp vốn cho doanh nghiệp đó.

+ Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thì các cán bộ công chức sẽ không được thực hiện góp vốn vào công ty này.

+ Nếu cán bộ công viên chức muốn góp vốn vào việc thành lập vào doanh nghiệp thì họ được phép góp vốn vào công ty được thành lập dưới hình thức là công ty hợp danh, hoặc cũng có thể là công ty cổ phần. Tuy nhiên chỉ được đứng tên là cổ đông góp vốn chứ không được phép tham gia vào hội đồng quản trị của công ty đó.

Còn lại đối với những cá nhân, pháp nhân không nằm trong quy định tại điều 13 của luật doanh nghiệp Việt Nam thì đều có thể góp vốn vào thành lập công ty.

- Thứ hai chính là xác định tài sản trong góp vốn để thành lập các doanh nghiệp

Tài sản góp vốn rất đa dạng và phong phú, có thể là tiền Việt, cũng có thể là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ kinh doanh, hay bất kì một tài sản có giá trị nào đó. Đối với những tài sản phải chuyển đổi giá trị thì cần phải có chuyên gia thẩm định giá trị tài sản đó.

- Chứng nhận góp vốn trong việc thành lập doanh nghiệp

+ Đối với những doanh nghiệp cần phải góp vốn vào thành lập doanh nghiệp thì cần phải thông báo bằng văn bản để gửi đến các cơ quan có thẩm quyền về đăng ký kinh doanh về tiến độ góp vốn của công ty.

+ Đối với những công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên sau khi đã góp vốn xong thì các thành viên sẽ được cấp giấy chứng nhận về quyền góp vốn công ty.

+ Với những công ty cổ phần, ngay sau khi đã hoàn thành việc góp vốn thành lập công ty thì công ty sẽ thực hiện cấp trái phiếu theo yêu cầu của các cổ đông.

Để có thể góp vốn vào thành lập doanh nghiệp không phải chuyện đơn giản, cũng không thể thực hiện theo ý muốn của các bên cổ đông. Mà khi thực hiện góp vốn thì cần phải đảm bảo rằng việc góp vốn đúng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Biên bản góp vốn kinh doanh

Biên bản góp vốn kinh doanh không giống như những biên bản thông thường. Biên bản góp vốn kinh doanh là thể hiện ý chí mong muốn của các bên, và thống nhất trong việc góp vốn để thành lập doanh nghiệp mới. Trong biên bản thỏa thuận góp vốn phải đáp ứng về mặt hình thức cũng như nội dung của biên bản góp vốn.

biên bản góp vốn kinh doanh

2.1. Về hình thức biên bản

- Biên bản phải có quốc hiệu và tiêu ngữ đúng với quy định của một văn bản thông thường. Thứ hai, phải tên biên bản, thông thường với biên bản với góp vốn kinh doanh tên của biên bản sẽ là “BIÊN BẢN GÓP VỐN KINH DOANH” tên biên bản sẽ được viết in hoa như vậy.

- Biên bản có thể được soạn trên máy tính, nhưng cũng có thể viết tay, tùy thuộc vào yêu cầu của các bên góp vốn. Tuy nhiên biên bản góp vốn phải được thể hiện trên 1 mặt giấy A4, lựa chọn phông chữ (time new roman, arial,..) và cỡ chữ (13, 14) sao cho dễ nhìn và và phù hợp là được.

- Khác với những bản CV xin việc, bạn có thể trang trí sao cho dễ nhìn và bắt mắt. Tuy nhiên đối với biên bản thì cần phải mang tính trang trọng và đúng theo quy định của một biên bản.

2.2. Nội dung của biên bản góp vốn

Nội dung của biên bản góp vốn rất quan trọng, nó phải đúng và đầy thông tin của các cổ đông góp vốn. Có bao nhiêu cổ đông góp vốn trong nội dung sẽ có bấy nhiêu mục người góp vốn, và người góp vốn sẽ được kèm theo các thông tin như sau: Giới tính, quốc tịch, số chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú. Bạn có thể nhìn ví dụ sau:

Ông/bà: Nguyễn Văn A, giới tính: Nam, quốc tịch: Việt Nam

Sinh ngày 21/09/1987

Chứng minh nhân dân: 17808376, ngày cấp: 12/6/2008, nơi cấp: Công an tỉnh Thanh Hóa

Hộ khẩu thường trú: 192 Lê Trọng Tấn- Khương Trung-Thanh Xuân- Thành phố Hà Nội

Ông/bà: Nguyễn Thị B, giới tính: Nữ, quốc tịch: Việt Nam

Sinh ngày 4/11/1985

Chứng minh nhân dân: 47907276, ngày cấp 3/6/2003, nơi cấp: Công an thành phố Hà Nội

Hộ khẩu thường trú: 197 Tây Sơn- Đống Đa- Thành phố Hà Nội

Ngay sau phần này giới thiệu về các cổ đông thì sẽ đến phần nội dung chính của biên bản góp vốn với những nội dung sau:

- Mục đích góp vốn của các bên

- Số vốn góp của các cổ đông và loại tài sản góp vốn của các cổ đông

- Thời hạn góp vốn

- Cử người quản lý phần góp vốn

- Cam kết của các bên trong việc góp vốn

- Nguyên tắc phân chia lợi nhuận của các bên khi hoạt động doanh nghiệp có lợi nhuận

Sau khi các bên cổ đông đã thống nhất và hoàn thành xong nội dung góp vốn thì cuối cùng là chữ ký của các bên cổ đông. Thể hiện sự đồng ý nhất trí về việc góp vốn thành lập doanh nghiệp.

Biên bản thỏa thuận góp vốn này rất quan trọng, chính vì thế mà cần đến sự có mặt đông đủ của các bên cổ đông. Trong trường hợp cổ đông không thể đến được thì cũng có thể ủy quyền cho một người khác đến thay.

Hiện nay, để có mẫu biên bản góp vốn không khó. Bạn có thể tự soạn biên bản với các nội dung như trên. Nhưng cũng có thể sử dụng các mẫu biên bản góp vốn kinh doanh trên mạng. Với một công cụ tìm kiếm thì quả thật không khó để bạn có thể sử dụng chúng. Bạn chỉ cần lên mạng đánh “mẫu biên bản góp vốn” sau đó thực hiện tìm kiếm và tải mẫu về để sử dụng là xong. Thật đơn giản đúng không nào?

Với những thông tin mà chúng tôi đã đem đến cho bạn trong bài viết này, hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức về biên bản góp vốn. Và nếu đang có dự định thành lập doanh nghiệp thì bạn cũng có thể tự soạn thảo biên bản góp vốn được.

Tin liên quan

Xem nhiều nhất

Trở về Trở về back to top