dropdown

[Bật mí] Cách viết bản tự nhận xét đánh giá cá nhân khi đi xin việc

Ngày đăng: 20/02/2020

Bản tự nhận xét đánh giá cá nhân là yếu tố vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong quá trình xin việc làm hay xin đi du học của các ứng viên. Tuy nhiên, không phải ai cũng có khả năng tự đưa ra những lời đánh giá và nhận xét một cách khéo léo và phù hợp trong từng hoàn cảnh. Và bài viết dưới đây sẽ giúp bật mí cách để viết bản tự nhận xét đánh giá cá nhân chuẩn và chuyên nghiệp nhất, cùng theo dõi nhé

Tạo CV xin việc

1. Cách viết bản tự nhận xét đánh giá cá nhân hiệu quả nhất khi đi xin việc

Tự nhận xét đánh giá cá nhân có thể hiểu đơn giản chính là những lời nhận xét về bản thân của mình xoay quanh chủ đề về khả năng bạn làm được hay không làm được một việc gì đó. Và hiện nay, trong quá trình phỏng vấn, các nhà tuyển dụng cũng rất quan tâm đến việc ứng viên có thể đánh giá về bản thân như thế nào, từ đó lựa chọn ra những gương mặt xuất sắc nhất cho vị trí việc làm mà họ đang cần.

Ngoài ra, tự nhận xét đánh giá cá nhân cũng được áp dụng trong vấn đề xi đi du học của các bạn học sinh, sinh viên. Thông qua đó, hội đồng tuyển sinh sẽ có thể xem xét và đưa ra quyết định là bạn có xứng đáng được ưu tiên hay không. Và dưới đây sẽ là cách để bạn có được một bản tự nhận xét đánh giá cá nhân hiệu quả nhất, hãy cũng theo dõi nhé!

1.1. Tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng ngay từ “ánh nhìn” đầu tiên

Để có thể chinh phục được các nhà tuyển dụng thì chắc chắn rằng bạn sẽ phải có điểm gì đó tạo được ấn tượng với họ và trong bản tự đánh giá nhận xét cá nhân cũng vậy. Theo đó, điều đầu tiên cần phải làm chính xác định được mục đích cũng như những thứ bạn có thể mang đến cho nhà tuyển dụng, cho doanh nghiệp ứng tuyển.

Xét về hình thức, trước hết bạn cần thể hiện các tiêu đề thật rõ ràng, dễ nhìn và tạo được điểm nhấn đặc biệt. Đó có thể là font chữ hay màu sắc bạn lựa chọn. Tuy nhiên, có một điều cần chú ý chính là tạo sự nổi bật không đồng nghĩa với việc bạn lựa chọn cách trình bày nổi một cách quá đà, điều đó sẽ gây mất điểm với nhà tuyển dụng ngay lập tức.

Tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng ngay từ “ánh nhìn” đầu tiên

Điều quan trọng nhất đối với bản tự nhận xét đánh giá cá nhân mà bạn cần phải quan tâm chính là nội dung. Bạn cần trình bày ngắn gọn nhưng phải thể hiện được đầy đủ những tiêu chí mà nhà tuyển dụng cần như là kinh nghiệm làm việc, kiến thức chuyên môn, hiệu suất làm việc,... cùng với tiêu chuẩn về công việc một cách thật nổi bật thì mới có thể thu hút sự chú ý và có cơ hội chinh phục được nhà tuyển dụng ngày từ ánh mắt đầu tiên.

1.2. Cần thể hiện rõ được năng lực của bản thân phù hợp với công việc ứng tuyển

Một điều bạn cần lưu ý khi viết bản tự nhận xét đánh giá cá nhân chính là cần phải xem xét về năng lực của mình liệu có phù hợp với công việc ứng tuyển hay không? Bạn chắc chắn không thể gửi cùng một bản tự nhận xét đánh giá cá nhân đến cho nhiều doanh nghiệp khác nhau để ứng tuyển nếu như muốn kiếm một công việc ổn định và phù hợp nhất với mình. Bởi mỗi doanh nghiệp sẽ có tiêu chí tuyển dụng khác nhau, do đó bạn cần phải có sự thay đổi về chủ đề để phù hợp với từng công việc cụ thể, tập trung vào một mục tiêu nhất định thì mới có cơ hội trúng tuyển.

Điều quan trọng nhất chính là trong bản tự nhận xét đánh giá cá nhân, bạn cần thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được năng lực thực sự của mình như thế nào, có thể làm được những gì cho doanh nghiệp. Trong đó, bạn cần phải định lượng được về hiệu suất làm việc của bản thân như thế nào, trách nhiệm trong công việc ra sao?... Từ đó, các nhà tuyển dụng mới có cơ sở để đánh giá và đưa ra được quyết định lựa chọn.

1.3. Kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và thành tích là những yếu tố cần làm nổi bật

Kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và thành tích là những yếu tố cần làm nổi bật

Việc nhấn mạnh về kiến thức chuyên môn, những kinh nghiệm, thành tích hay cả sở thích cá nhân chính là điều giúp bạn có thể ghi điểm nhanh chóng trong mắt nhà tuyển dụng khi viết bản tự nhận xét đánh giá cá nhân. Đó là việc nêu ra những gì bạn biết liên quan đến công việc, điều đó đã được kiểm chứng qua bằng cấp, chứng chỉ. Hay bạn có thể trình bày về những kinh nghiệm mà mình có được liên quan đến công việc, những thành tích tốt mình đạt được trong quá trình học tập, làm việc trước đó. Hãy khẳng định rằng bản thân mình có những điểm đáp ứng được tiêu chí của nhà tuyển dụng đưa ra.

Ngoài ra, bạn cũng có thể nhấn mạnh về phẩm chất, tính cách con người của mình nhưng cần đưa ra những điểm phù hợp với vị trí tuyển dụng. Đây là những yếu tố rất quan trọng mà bạn tuyệt đối không thể quên trong quá trình viết bản tự nhận xét đánh giá cá nhân để chinh phục được nhà tuyển dụng nhé.

1.4. Thể hiện sự chuyên nghiệp về hình thức trình bày bản tự nhận xét đánh giá cá nhân

Thể hiện sự chuyên nghiệp về hình thức trình bày bản tự nhận xét đánh giá cá nhân

Bên cạnh nội dung hấp dẫn thì bản tự nhận xét đánh giá cá nhân cũng cần phải thể hiện được sự chuyên nghiệp về hình thức. Bạn cần trình bày sao cho khoa học, bố cục rõ ràng giúp nhà tuyển dụng dễ đọc và dễ hiểu, cụ thể đó là:

- Bạn cần lựa chọn font chữ phù hợp, dễ nhìn, văn bản cần giãn cách dòng hợp lý và bạn có thể viết lên 2 trang giấy nếu cần thiết.

- Thay vì liệt kê từng công việc cụ thể thì bạn có thể hợp nhất lại với những công việc tương tự nhau.

- Không nên trùng lặp thông tin đối với một bản tự nhận xét đánh giá cá nhân.

- Cần trình bày ngắn gọn hết sức có thể và giới hạn những thông tin quan trọng nhất.

2. Một số vấn đề cần lưu ý khi viết bản tự nhận xét đánh giá cá nhân

Có thể thấy, bản tự nhận xét đánh giá cá nhân là phần không thể thiếu trong việc bạn có tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng hay không. Chính vì vậy, bạn cần tuyệt đối không để lại sai sót, điều này sẽ khiến cơ hội của bạn nhanh chóng vụt mất.

2.1. Bạn thiếu kinh nghiệm hay bằng cấp không phù hợp với vị trí ứng tuyển

Rất nhiều bạn mới ra trường và chưa từng tiếp xúc với công việc, do đó việc thiếu kinh nghiệm là điều chắc chắn xảy ra. Bạn tuyệt đối không nên viết là thiếu kinh nghiệm hay bỏ qua phần này bởi đây là vấn đề mà các nhà tuyển dụng rất quan tâm cũng như là tiêu chí để họ lựa chọn ứng viên. Chính vì vậy, bạn cần lưu ý trình bày một cách khéo léo về những hoạt động nổi bật của mình có liên quan đến nghề nghiệp trong quá trình học tập. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao về những bạn năng động, nhiệt tình với công việc. Do đó, đây là vấn đề có thể giải quyết được.

Bạn thiếu kinh nghiệm hay bằng cấp không phù hợp với vị trí ứng tuyển

Bên cạnh đó, bạn yêu thích công việc này nhưng lại không đúng chuyên ngành và lo lắng rằng bằng cấp không phù hợp. Vậy thì bạn cũng không cần quá lo lắng mà chú ý nhấn mạnh về năng lực, kỹ năng của bản thân đối với vị trí mà mình ứng tuyển như thế nào. Mặc dù vậy, bạn cũng không nên bỏ qua phần học vấn và bằng cấp để nhà tuyển dụng có thể đánh giá về nền tảng học vấn của bạn như thế nào?

2.2. Bạn thường xuyên nhảy việc

Đối với những bạn thường xuyên nhảy việc và lo lắng liệu nhà tuyển dụng liệu có chấp nhận điều đó hay không? Thực tế thì có thể bạn đã từng làm 4 – 5 công việc nhưng trong quá trình đó bạn đã có nhiều cố gắng và có sự thăng tiến thì đó chắc chắn không phải là điều bất lợi. Bạn vẫn có thể liệt kê vào bản tự nhận xét đánh giá cá nhân và khẳng định về những kinh nghiệm, kỹ năng và trình độ của mình. Tuy nhiên, với những công việc thời gian dưới 2 tháng thì bạn có thể không đưa vào.

Bạn thường xuyên nhảy việc

2.3. Tự nhận xét, đánh giá bản thân quá dài và không sát thực tế

Đối với mỗi doanh nghiệp tuyển dụng đều sẽ có những tiêu chí, yêu cầu riêng về một bản tự nhận xét đánh giá cá nhân. Và thông thường sẽ chỉ trong khoảng 1 trang giấy, nếu cần thiết và bạn là người dày dặn kinh nghiệm thì có thể viết đến 2 trang. Bạn cần phải xác định được đâu là thông tin quan trọng cần phải đưa vào bản tự nhận xét của mình. Tuyệt đối không trình bày quá dài dòng, lan man và không đi đúng trọng tâm, gây mất thời gian cho người đọc và nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ đánh giá không cao về bạn.

Tự nhận xét, đánh giá bản thân quá dài và không sát thực tế

Một điều nữa cũng cần lưu ý đó là phải trình bày sát với thực tế, đúng với năng lực thực sự của bản thân bạn. Không được nói quá khoa trường và sai sự thật bởi nhà tuyển dụng sẽ có cách để biết được bạn đang nói dối hay nói thật chỉ cần qua một vài câu hỏi phỏng vấn. Do đó, hãy hết sức lưu ý về vấn đề này khi viết bản tự nhận xét đánh giá cá nhân.

2.4. Sử dụng từ ngữ chưa phù hợp hay sai lỗi chính tả trong bản tự nhận xét đánh giá cá nhân

Có thể nói, bản tự nhận xét đánh giá cá nhân chính là một chiếc cầu nối quan trọng giữa bạn và nhà tuyển dụng và để đảm bảo được sự chuyên nghiệp, bạn cần sử dụng những từ ngữ thật phù hợp với văn phong ứng tuyển cũng như thể hiện được cụ thể, chi tiết điều mình muốn nói, không sử dụng những từ ngữ quá chung chung.

Sử dụng từ ngữ chưa phù hợp hay sai lỗi chính tả trong bản tự nhận xét đánh giá cá nhân

Ngoài ra, lỗi chính tả là điều bạn tuyệt đối không được mắc phải trong bản tự nhận xét đánh giá cá nhân, điều đó sẽ thể hiện bạn là người làm việc thiếu chuyên nghiệp, không cẩn thận và chắc chắn sẽ khó có cơ hội trúng tuyển. Do đó, đây cũng là điều quan trọng cần lưu ý.

Viết bản tự nhận xét đánh giá cá nhân thực tế không phải là điều đơn giản mà ai cũng có thể làm được. Hy vọng rằng bài viết trên đây sẽ giúp các bạn nắm được các bước cũng như những vấn đề quan trọng về cách viết bản tự nhận xét đánh giá cá nhân. Từ đó có thể tạo được những ấn tượng tốt nhất để chinh phục nhà tuyển dụng một cách dễ dàng và nắm lấy cơ hội việc làm nhé!

Tin liên quan

Xem nhiều nhất

Trở về Trở về back to top