Câu trả lời đầy đủ cho: chứng thực, công chứng giấy tờ ở đâu?
Ngày đăng: 15/05/2020
Nhu cầu công chứng giấy tờ luôn tăng cao khi các giao dịch tài sản, hoạt động xin việc làm, … diễn ra liên tục. Tuy nhiên không phải cơ quan nào cũng có thể công chứng loại hình giấy tờ bạn đang cần. Vậy chứng thực, công chứng giấy tờ ở đâu? Vnx.com.vn sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi
1. Câu trả lời chuẩn xác cho chứng thực, công chứng giấy tờ ở đâu?
Trong những trường hợp quan trong như nộp hồ sơ xin việc, thực hiện các thủ tục hành chính, … bạn đều cần công chứng giấy tờ cho mình. Tuy nhiên, trong những trường hợp này bạn lại không ở địa phương mình đang sinh sống. Vậy trong những trường hợp cần thiết chúng ta nên công chứng giấy tờ ở đâu? Những địa chỉ nào giúp công chứng giấy tờ có hiệu quả, hiệu lực pháp lý?
Hiên có rất nhiều cơ quan trong đó bao gồm cả cơ quan nhà nước và những cơ quan doanh nghiệp tư nhân có thẩm quyền công chứng một số giấy tờ cụ thể. Cùng tìm hiểu rõ hơn về những địa điểm này bạn nhé!
1.1. Công chứng, chứng thực giấy tờ tại phòng tư pháp địa phương
Mỗi địa phương từ cấp nhỏ nhất như xã, phường, thị trấn cho đến các cấp cao thuộc tỉnh thành phố. Đây đều là những cơ quan có thẩm quyền và có trách nhiệm thực hiện các công tác hành chính trong đó có công chứng giấy tờ.
Tại những cơ quan này, bạn có thể công chứng những văn bản hành chính sau:
- Công chứng các giấy tờ, các văn bản do cơ quan doanh nghiệp, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam. Công chứng giấy tờ cho các cơ quan hay tổ chức nước ngoài có thẩm quyền; công chứng giấy của các tổ chức Việt Nam liên kết với các tổ chức hay các cơ quan nước ngoài có thẩm quyền.
- Phòng tư pháp cũng chứng thực các chữ ký hay các xác nhận trong giấy tờ trong các văn bản hành chính và trong cả các văn bản nước ngoài được dịch sang tiếng Việt Nam hay ngược lại văn bản tiếng Việt được dịch sang tiếng nước ngoài có chữ ký của người thực hiện công tác phiên dịch.
- Đơn vị này cũng có thẩm quyền công chứng hợp đồng hay những giao dịch tài sản nói chung đặc biệt là những giao dịch bất động sản. Bên cạnh đó phòng tư phạm cũng công chứng các văn bản hành chính về những vấn đề liên quan đến tài sản, tư hữu hay phân chia tài sản, các bản khai về bất động sản hay di sản.
Tại phòng tư pháp, chức vụ có thẩm quyền thực hiện công tác công chứng đó là cáp cấp từ trường phòng cho đến phó phòng. Văn bản được công chứng đúng là văn bản thực hiện đúng các quy định chung của pháp luật, các quy định văn bản công chứng. Những văn bản này sẽ được đóng dấu và có chữ ký của trưởng - phó phòng tư pháp.
1.2. Công chứng, chứng thực giấy tờ tại Ủy ban nhân dân các cấp
Ngoài phòng tư pháp, một trong những cơ quan được người dân thường xuyên đến để thực hiện công chứng giấy tờ đó là ủy ban nhân dân các cấp địa phương là xã phường và thị trấn. Cơ quan hành chính nhà nước này công chứng hầu hết các giấy tờ các văn bản hành chính theo quy định của nhà nước. Đồng thời những giấy tờ này đều có giá trị pháp lý cap.
- Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm công chứng các giấy tờ bản sao cũng như các giấy tờ bản chính cùng với đó là các văn bản được các cơ quan có thẩm quyền các cấp chứng nhận hay do các cơ quan này cấp.
- Cơ quan này cũng chịu trách nhiệm chứng thực các chữ ký có trong các văn bản hay các giấy tờ. Tuy nhiên khác với phòng tư pháp ủy ban nhân dân không công chứng chữ ký trong các tài liệu, văn bản hành chính và trong cả các văn bản nước ngoài được dịch sang tiếng Việt Nam hay ngược lại văn bản tiếng Việt được dịch sang tiếng nước ngoài có chữ ký của người thực hiện công tác phiên dịch.
- Chứng thực hay công chứng các loại hợp đồng đặc biệt là những hợp đồng liên quan đến tài sản cũng như giao dịch tài sản, các hợp đồng về giao dịch và chuyển giao sử dụng đất theo luật đất đai. Chứng thực các hợp đồng về giao dịch nhà ở, chuyển giao tài sản là ở.
- Công chứng các di chúc để công nhân giá trị pháp lý của văn bản phân chia tài sản này. Đồng thời cũng chứng thực các văn bản từ chối nhận hay văn bản khai báo, thỏa thuận phân chia tài sản, di sản.
Tại ủy ban nhân dân các cấp thì chủ tịch và phó chủ tịch xã phường thị trấn sẽ là những người có thẩm quyền trong công tác công chứng bao gồm ký và đóng dấu văn bản được đem đi công chứng.
1.3. Tại các văn phòng công chứng
Hiện nay một trong những hình thức công chứng tư nhân dưới sự giám sát chạt chẽ của nhà nước đó là các văn phòng công chứng. Những công chứng viên sẽ có quyền thực hiện công chứng các giấy tờ bản sao và giấy tờ bản chính hay các văn bản của các tổ chức, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Công chứng viên trong các văn phòng công chứng cũng thực hiện công chứng các giấy tờ bản sao cũng như các giấy tờ bản chính cùng với đó là các văn bản được các cơ quan có thẩm quyền các cấp chứng nhận hay do các cơ quan này cấp. Công chứng giấy tờ cho các cơ quan hay tổ chức nước ngoài có thẩm quyền; công chứng giấy của các tổ chức Việt Nam liên kết với các tổ chức hay các cơ quan nước ngoài có thẩm quyền.
Công chứng viên trong các văn phòng công chứng cũng thực hiện cũng chịu trách nhiệm chứng thực các chữ ký có trong các văn bản hay các giấy tờ. Các văn phòng công chứng cũng có thể thực hiện công chứng chữ ký trong các tài liệu, văn bản hành chính và trong cả các văn bản nước ngoài được dịch sang tiếng Việt Nam hay ngược lại văn bản tiếng Việt được dịch sang tiếng nước ngoài có chữ ký của người thực hiện công tác phiên dịch.
1.4. Công chứng tại các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự quán có thẩm quyền
Các cơ quan đại diện ngoại giao hay các lãnh sự quán có thẩm quyền công chứng trong những trường hợp sau:
- Các giấy tờ bản sao cũng như các giấy tờ bản chính cùng với đó là các văn bản được các cơ quan có thẩm quyền các cấp chứng nhận hay do các cơ quan này cấp. Công chứng giấy tờ cho các cơ quan hay tổ chức nước ngoài có thẩm quyền; công chứng giấy của các tổ chức Việt Nam liên kết với các tổ chức hay các cơ quan nước ngoài có thẩm quyền.
- Công chứng các chữ ký có trong các văn bản hay các giấy tờ, bên cạnh đó các cơ quan đại diện ngoại giao hay lãnh sự quán cũng có quyền hạn thực hiện công chứng các chữ ký hay các xác nhận trong giấy tờ trong các văn bản hành chính và trong cả các văn bản nước ngoài được dịch sang tiếng Việt Nam hay ngược lại văn bản tiếng Việt được dịch sang tiếng nước ngoài có chữ ký của người thực hiện công tác phiên dịch.
Tại cơ quan này người có thẩm quyền công chứng là viên chức ngoại giao, viên chức này sẽ cần ký và đóng dấu văn bản công chứng.
Như vậy, hiện nay có tương đối nhiều các cơ quan có thẩm quyền công chứng giấy tờ cho bạn. Trong đó một số giấy tờ đặc biệt sẽ được phân ra những cơ quan đặc biệt có thẩm quyền công chứng.
2. Khi đi công chứng giấy tờ cần đem theo những gì?
Khi đi công chứng giấy tờ bạn cần mang theo bản gốc của văn bản công chứng đó trong trường hợp ban sinh sống ở quận huyện, tỉnh thành này nhưng lại công chứng giấy tờ ở quận huyện hoặc tỉnh thành khác. Nếu bạn công chứng giấy tờ bản sao như sổ hộ khẩu, … tại địa phương mình sinh sống bạn không cần đem theo bản chính.
Trong một số trường hợp đặc biệt, công chứng các giấy tờ đặc biệt liên quan đến việc sở hữu, phân chia tài sản như văn bản chuyển giao sở hữu nhà, đất, bất động sản nói chung hay di chúc thì văn bản công chứng buộc phải có các bên tham gia.
Việc thực hiện công chứng giấy tờ được tiến hành tại các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Trừ một số trường hợp người công chứng già yếu hay đang thi hành án tù không thể di chuyển được thì giấy tờ công chứng sẽ được linh động theo quy định của pháp luật.
Công chứng giấy tờ là nhu cầu thường xuyên của người dân. Sau khi công chứng hay chứng thực thì giấy tờ, văn bản cũng như tài liệu của bạn sẽ có giá trị pháp lý cao hơn. Hy vọng rằng vnx.com.vn đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về công chứng giấy tờ ở đâu cho mình.
Tin liên quan
- Tại sao cần chứng minh tài chính du lịch? Và các vấn đề liên quan
- Để chứng minh thu nhập bạn cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
- Biên bản góp vốn – dễ dàng hơn với các doanh nghiệp khi thành lập