dropdown

Sơ yếu lý lịch là gì? Cách viết sơ yếu lý lịch như thế nào?

Ngày đăng: 03/12/2020

Bộ hồ sơ xin việc với rất nhiều loại giấy tờ luôn khiến ứng viên phải đau đầu khi phân biệt. Nếu như CV là một hình thức đã quá phổ biến khi xin việc thì sơ yếu lý lịch vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ với nhiều ứng viên, thậm chí có không ít trường hợp còn nhầm lẫn giữa CV và sơ yếu lý lịch. Tuy nhiên vẫn có những công việc đặc thù yêu cầu ứng viên phải cung cấp sơ yếu lý lịch. Vậy sơ yếu lý lịch là gì và cách viết sơ yếu lý lịch như thế nào? Tất cả câu trả lời mà bạn đang tìm kiếm nằm ngay tại bài viết này!

Sơ yếu lý lịch là gì và cách viết sơ yếu lý lịch thế nào?
Sơ yếu lý lịch là gì và cách viết sơ yếu lý lịch thế nào?

 

Tạo CV xin việc

1. Sơ yếu lý lịch là gì?

Khái niệm sơ yếu lý lịch
Khái niệm sơ yếu lý lịch

Do đều mang những đặc điểm tương đồng nên dễ hiểu vì sao sơ yếu lý lịch hay bị nhầm lẫn với CV. Nhưng nếu để ý kĩ thì bạn sẽ thấy chúng có “ kha khá ” điểm khác nhau đấy! Thực tế là sơ yếu lý lịch có nội dung chi tiết hơn CV nhiều, nếu ở CV, bạn chỉ cần liệt kê một số thông tin liên hệ cơ bản thì sơ yếu lý lịch được hiểu như một bản kê khai bao gồm tất cả những thông tin như: Thông tin cá nhân ( họ tên, ngày/tháng/năm/sinh, quê quán...) , thông tin thân nhân ( thông tin của bố, mẹ, anh/chị/em , vợ/chồng...). Sơ yếu lý lịch giống như một dạng hồ sơ để xác thực xem bạn là một công dân hợp pháp, đủ điều kiện lao động và được pháp luật bảo vệ.

Sơ yếu lý lịch hay bị nhầm lẫn với CV
Sơ yếu lý lịch hay bị nhầm lẫn với CV

2. Những nội dung bắt buộc phải có trong sơ yếu lý lịch

Những nội dung bắt buộc phải có trong sơ yếu lý lịch
Những nội dung bắt buộc phải có trong sơ yếu lý lịch

Thông thường, ứng viên thường sử dụng những mẫu sơ yếu lý lịch đánh máy có sẵn vô cùng tiện lợi và nhanh chóng, bạn chỉ cần điền vào các mục là xong. Tuy nhiên nếu như bạn yêu thích sáng tạo, muốn tự mình tạo ra sơ yếu lý lịch cho bản thân, bạn cũng có thể trình bày sơ yếu lý lịch bằng cách viết tay. Lưu ý với bất kì hình thức nào thì sơ yếu lý lịch cũng phải đảm bảo các nội dung sau: 

- Ảnh chân dung kích thước 4x6

- Các thông tin cá nhân: Họ và tên, ngày/tháng/ năm sinh, hộ khẩu thường trú, tạm trú, nguyên quán, số chứng minh thư nhân dân/ số thẻ căn cước

- Trình độ: trình độ phổ thông, quá trình làm việc, ngày vào Đoàn, vào Đảng

- Quan hệ gia đình: Họ và tên, ngày/tháng/năm sinh, nghề nghiệp của bố mẹ, anh chị em, vợ/chồng, con cái.

- Quá trình công tác ( Thời gian, ngành nghề, đơn vị, chức vụ, các thành tích cá nhân như văn bằng, chứng chỉ có liên quan…)

- Khen thưởng, kỷ luật

- Lời cam kết

- Dấu và chữ ký xác nhận của địa phương

3. Cách viết sơ yếu lý lịch

Thông tin trong sơ yếu lý lịch phải chính xác tuyệt đối
Thông tin trong sơ yếu lý lịch phải chính xác tuyệt đối

Cách viết sơ yếu lý lịch như thế nào cho chuẩn – chỉ là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các ứng viên. Để có thể hoàn thiện bộ sơ yếu lý lịch với những thông tin đầy đủ nhất, tốt hơn hết là bạn nên chuẩn bị sẵn những giấy tờ liên quan như: chứng minh nhân dân/ căn cước, sổ hộ khẩu hay chứng minh thư để tiện đối chiếu thông tin. Chú ý thông tin trong sơ yếu lý lịch phải đảm bảo chính xác tuyệt đối, nếu như sai một thông tin nhỏ thì bạn sẽ phải làm lại sơ yếu lý lịch từ đầu, tốt hơn hết để tránh mất thời gian, đừng quên rà soát và kiểm tra lại các thông tin thật kỹ.

Cung cấp đầy đủ thông tin trong sơ yếu lý lịch để đảm bảo điều kiện ứng tuyển
Cung cấp đầy đủ thông tin trong sơ yếu lý lịch để đảm bảo điều kiện ứng tuyển 

Dưới đây là hướng dẫn viết một số thông tin trong sơ yếu lý lịch bạn có thể tham khảo:

- Mục thông tin cá nhân: Họ và tên, giới tính, ngày/ tháng/năm sinh: điền đúng số liệu như trong chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước, họ tên in hoa tất cả các chữ cái

- Mục nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: hộ khẩu thường trú khớp với các thông tin trong sổ hộ khẩu

- Mục Nguyên quán: là nơi sinh sống của ông bà nội, cha mẹ đẻ hoặc người đỡ đầu của bạn từ nhỏ

- Mục dân tộc: dân tộc gốc của bạn

- Tôn giáo: tên tôn giáo mà bạn đang tham gia, nếu không tham gia tôn giáo nào thì bạn điền là “ không ”

- Thành phần gia đình: công nhân, công chức, viên chức… gia đình bạn

- Trình độ văn hóa: 12/12 chính quy, 12/12 bổ túc văn hóa

- Trình độ ngoại ngữ: ghi rõ tên và kết quả các chứng chỉ hay bằng cấp về ngoại ngữ nếu có

- Ngày và nơi kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam/ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Ngày, tháng, năm kết nạp và nơi kết nạp.

- Trình độ chuyên môn: Ghi giống với văn bằng đã được cấp, thuộc chuyên ngành nào, học chính quy hay tại chức, có thể ghi nhiều bằng

- Cấp bậc: Cấp bậc theo chuyên ngànhTheo ngạch chuyên viên, kỹ thuật viên, quản lý, giám đốc,… (nếu có)

- Lương chính hiện nay: Ghi rõ mức lương hiện tại bạn đang được nhận, lưu ý tránh nhầm với mức lương mong muốn

- Hoàn cảnh gia đình: Mục này bạn trích dẫn các thông tin của thân nhân

Bố mẹ ( người nuôi dưỡng từ nhỏ ), ghi rõ họ và tên bố/mẹ, tuổi, nghề nghiệp, các hoạt động trước cách mạng tháng 8, trong kháng chiến chống thực dân Pháp, từ năm 1955 đến nay

Anh/ chị em ruột: họ và tên, nghề nghiệp, họ và tên vợ/chồng

Vợ (chồng), con cái: không có có thể bỏ qua không ghi

- Quá trình hoạt động của bản thân: Tên các hoạt động tham gia, tên trường học, tên nơi làm việc, chức vụ kèm theo mốc thời gian cụ thể

- Khen thưởng/ Kỷ luật: Thời gian được khen thưởng, hình thức được khen thưởng, lý so sai phạm, hình thức kỷ luật

Trên đây là một số thông tin cơ bản về sơ yếu lý lịch là gì và cách viết sơ yếu lý lịch bạn đọc có thể tham khảo. Hi vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về sơ yếu lý lịch. Đừng quên theo dõi vnx.com.vn để được cập nhật những thông tin mới nhất về việc làm bạn nhé.

Gợi ýHướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch viên chức mới nhất

Bạn chưa biết cách viết sơ yếu lý lịch viên chức? Xem ngay hướng dẫn viết sơ yếu lý lịch viên chức chi tiết nhất ngay tại đây:

Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch viên chức mới nhất

Tin liên quan

Xem nhiều nhất

Trở về Trở về back to top