[Download ngay] Mẫu bảng kê mua hàng hóa chuẩn nhất 2020

Ngày đăng: 09/11/2020

Đối với những ai làm nghề kế toán thì chắc chắn không còn xa lạ với mẫu bảng kê mua hàng hóa rồi phải không? Đây là thủ tục rất cần thiết khi kiểm kê và theo dõi hàng hóa trong doanh nghiệp. Và trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp đến cho bạn đọc thông tin chi tiết nhất liên quan đến mẫu bảng kê mua hàng, cùng theo dõi nhé!

1. Tìm hiểu mẫu bảng kê mua hàng hóa là gì?

Bảng kê mua hàng được biết đến là một trong số những mẫu văn bản hành chính bắt buộc cần có ở các doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là những tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu và thu mua hàng hóa. Có thể hiểu 1 cách đơn giản nhất thì đây là một loại chứng từ được lập ra trong 1 số trường hợp nhất định mà người bán là chủ sở hữu các loại vật tư, thiết bị, nguyên vật liệu, dịch vụ, hàng hóa trên thị trường. Theo đó, bảng kê mua hàng sẽ được xem là căn cứ quan trọng, là cơ sở dữ liệu để quá trình lập phiếu nhập kho hàng hóa cũng như các thủ tục liên quan được diễn ra nhanh chóng, chính xác.

Và bảng kê mua hàng hóa theo mẫu quy định của Bộ Tài chính thường được thể hiện dưới dạng các tập sổ giống như hóa đơn. Với mỗi tập sổ sẽ có các mã số riêng được đánh dấu sẵn, mỗi phiếu kê mua hàng sẽ được đánh số thứ tự từ nhỏ đến lớn và tổ chức, doanh nghiệp sẽ chỉ được sử dụng trong 1 năm.

2. Mẫu bảng kê mua hàng hóa sử dụng trong những trường hợp nào?

Việc sử dụng bảng kê mua hàng hóa khi nào có lẽ luôn là vấn đề lớn mà nhiều người quan tâm, nhất là những ai mới làm trong nghề kế toán thì cần phải biết phân biệt rõ ràng về các trường hợp sử dụng mẫu bảng kê hàng hóa. Trên thực tế, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thu mua hàng hóa, đặc biệt là nông sản, hàng gia công xuất khẩu ra nước ngoài đều sẽ cần sử dụng đến mẫu bảng kê mua hàng này, trong đó chủ yếu là các nhà cung cấp nguồn hàng là chính người dân và không có hóa đơn.

Cụ thể, việc lập bảng kê mua hàng hóa được sử dụng trong các trường hợp như sau:

- Trường hợp doanh nghiệp thu mua hàng từ những người dân chuyên về sản xuất và đánh bắt các loại thủy hải sản, nông lâm sản.

- Doanh nghiệp thu mua hàng hóa từ những người gia công thủ công các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ mây, tre, nứa, cói,… hoặc là từ các loại nguyên liệu mà họ tận dụng từ sản phẩm nông, lâm nghiệp.

- Việc lập bảng kê mua hàng hóa sẽ cần lập ra khi mà các doanh nghiệp thu mua từ các cá nhân tự khai thác các loại nguyên vật liệu xây dựng thô như là đá, sỏi, cát, đất,…

- Trường hợp doanh nghiệp thu mua hàng từ các cá nhân đi nhặt hay thu các loại phế liệu như giấy, bìa, ve chai,… và bán lại cho các doanh nghiệp tái chế.

- Khi doanh nghiệp thực hiện thu mua hàng hóa từ các hộ gia đình, các cá nhân không có chủ đích kinh doanh thì cũng cần lập mẫu bảng kê mua hàng.

- Một trường hợp nữa cũng cần lập bảng kê mua hàng đó chính là doanh nghiệp mua hàng hóa từ các chủ hộ gia đình, các cá nhân có chủ đích kinh doanh và có kèm các chính sách về chịu thuế VAT của các loại hàng hóa, dịch vụ.

Đối với vấn đề sử dụng bảng kê mua hàng hóa này thì các cá nhân đứng ra đại diện cho doanh nghiệp hay người đại diện về pháp luật, người đã được ủy quyền, có thẩm quyền sẽ đứng ra để ký kết các bảng kê mua hàng hóa. Do đó, các cá nhân này cũng sẽ cần chịu trách nhiệm theo đúng quy định của pháp luật đối với các loại giấy tờ này. Quá trình lập và ký kết các bảng kê mua hàng hóa cần thực hiện chuẩn chỉnh, chính xác, trung thực trong kê khai. Đồng thời, bảng kê mua hàng hóa sau khi được lập ra thì sẽ được ghi nhận vào khoản chi phí được trừ trong doanh nghiệp.

Ngoài ra, một vấn đề cần lưu ý đó chính là các khoản chi phí được giảm trừ này sẽ không cần phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đi kèm. Nếu như gặp trường hợp chi phí thu mua ở bảng kê mua cao hơn chi phí trên thị trường trong thời điểm nhất định nào đó thì các cơ quan và đơn vị thuế sẽ cần dựa vào các thông tin, cơ sở đó để thống nhất về giá cả, tính toán chi phí sao cho hợp lý.

Tóm lại, các doanh nghiệp chuyên hoạt động về thu mua hàng hóa cùng các sản phẩm từ hộ gia đình sản xuất chứ không có chủ đích về kinh doanh thì sẽ cần phải lập bảng kê mua hàng hóa theo quy định của pháp luật.

3. Hướng dẫn cách tạo mẫu bảng kê mua hàng hóa chuẩn nhất

Việc lập bảng kê mua hàng hóa như thế nào để đạt chuẩn và đúng quy định nhất có lẽ luôn là vấn đề mà các nhân viên kế toán mới vào nghề còn thắc mắc. Trên thực tế, mẫu kê mua hàng này đã được quy định bởi pháp luật, là một văn bản hành chính bắt buộc, do đó hầu hết các doanh nghiệp đều có mẫu sẵn hoặc các bạn có thể tìm kiếm trên các trang mạng để tải về. Tuy nhiên, đối với việc kê khai thông tin như thế nào thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách viết bảng kê mua hàng hóa chuẩn, mời các bạn cùng theo dõi nhé!

- Tại mục tên của đơn vị và bộ phận thể hiện ở góc trái bảng kê mua hàng, các bạn cần điền đầy đủ thông tin tên gọi của doanh nghiệp cũng như tên của bộ phận.

- Tiếp đó là mục họ tên của người mua, các bạn cần điền tên của người phụ trách việc mua hàng hóa thật đầy đủ, chính xác.

- Thông tin ở mục bộ phận, phòng ban sẽ phải điền tên chính xác của bộ phận, phòng ban mà người phụ trách đang làm việc.

- Đến cột A thì sẽ điền số thứ tự theo đúng số lượng của hàng hóa mà doanh nghiệp đã mua.

- Ở cột B, người mua hàng sẽ cần điền thông tin cụ thể về tên gọi của các mặt hàng, sản phẩm, quy cách của hàng hóa, các phẩm chất của hàng hóa như thế nào.

- Ở cột C, điền thông tin về việc hàng hóa, vật tư, thiết bị được mua ở đâu và địa chỉ này cũng cần đảm bảo chính xác tuyệt đối.

- Cột D sẽ ghi đơn vị của các loại hàng hóa như là chiếc, mét, kilogram,…

- Cột E bạn cần điền chính xác số lượng các vật liệu, hàng hóa đã mua kèm theo đơn giá của các hàng hóa đó. Phần này cần thật chính xác vì nếu đơn giá sai sẽ dẫn đến việc tính tiền hàng sai.

- Cột cuối cùng các bạn sẽ tính tổng số tiền theo số lượng hàng hóa đã mua bằng công thức là : số lượng hàng hóa x đơn giá = thành tiền.

- Ở phía dưới, các bạn cần tính tổng toàn bộ số tiền của các loại mặt hàng từ kết quả có được ở trên kèm theo các ghi chú ngoài lề cũng cần ghi chi tiết, rõ ràng.

- Sau khi đã hoàn thành các thông tin trên thì người lập bảng kê cần ký, ghi rõ họ tên của mình, đồng thời chuyển lên bộ phận kế toán để họ xem xét, phê duyệt.

Trên đây là những thông tin chi tiết về hướng dẫn cách lập bảng kê mua hàng hóa dành cho các bạn quan tâm. Hy vọng bài viết sẽ thực sự hữu ích, giúp các bạn có thể áp dụng hiệu quả vào công việc của mình nhé!

Để tải mẫu bảng kê mua hàng hóa chuẩn nhất về tham khảo, các bạn hãy click ngay vào file dưới đây nhé!

mau-bang-ke-mua-hang.doc

mau-bang-ke-mua-hang.pdf

Bảng-kê-mua-hàng-mẫu-06-VT-trên-excel-thông-tư-133.xlsx

Trọn bộ thông tin giấy chứng nhận đăng ký thuế cần biết hiện nay

Với các doanh nghiệp thì khi quyết định đăng ký hoạt động kinh doanh thì việc đăng ký thuế là điều cần phải được thực hiện. Vậy, giấy chứng nhận đăng ký thuế là gì? Và những quy định nào trong giấy chứng nhận đăng ký thuế cần biết? Cùng đọc bài viết sau để có câu trả lời nhé!

Giấy chứng nhận đăng ký thuế

Tin liên quan

Xem nhiều nhất