dropdown

Trọn bộ thông tin giấy chứng nhận đăng ký thuế cần biết hiện nay

Ngày đăng: 12/10/2020

Với các doanh nghiệp thì khi quyết định đăng ký hoạt động kinh doanh thì việc đăng ký thuế là điều cần phải được thực hiện. Bởi lẽ, nộp thuế là một nghĩa vụ đã được quy định trong các văn bản luật được ban hành hiện nay. Và để chứng minh được doanh nghiệp đã đăng ký thuế và thực hiện nghĩa vụ của mình thì giấy chứng nhận đăng ký thuế là điều rất cần thiết. Vậy, giấy chứng nhận đăng ký thuế là gì? Và những quy định nào trong giấy chứng nhận đăng ký thuế cần biết?

Tạo CV xin việc

1. Tìm hiểu định nghĩa và ý nghĩa về giấy chứng nhận đăng ký thuế

Trước khi tìm hiểu về quy trình, thủ tục của giấy chứng nhận đăng ký thuế thì các bạn cần hiểu loại giấy này là gì và có ý nghĩa như thế nào với các doanh nghiệp hiện nay.

1.1. Khái niệm giấy chứng nhận đăng ký thuế?

Hiện nay, khái niệm về giấy chứng nhận đăng ký thuế hay có thể hiểu là giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế. Đây là một dãy số gồm các chữ số gắn liền với việc tồn tại và hoạt động của một cá nhân hay doanh nghiệp nào đó trên thị trường cạnh tranh như hiện nay. 

Cụ thể thì giấy chứng nhận đăng ký thuế là một tờ giấy cung cấp một mã dãy các chữ số. Với mỗi doanh nghiệp khác nhau thì dãy mã số đó cũng khác nhau. Thông thường, với giấy chứng nhận đăng ký thuế của các doanh nghiệp có tính chất là chi nhánh thì sẽ bao gồm 10 chữ số, còn dãy mã số 13 chữ sẽ là các doanh nghiệp thuộc kiểu văn phòng. 

Thực tế hiện nay, mã số chứng nhận đăng ký thuế này sẽ được cung cấp khi doanh nghiệp thực hiện việc đăng ký hoạt động kinh doanh. Điều này nhằm giúp cho các cơ quan quản lý có thể kiểm soát và nắm chắc hơn anh sách các doanh nghiệp cần phải nộp thuế cũng như việc thực hiện nộp thuế có đúng hạn theo như quy định hay không.

1.2. Ý nghĩa của giấy chứng nhận đăng ký thuế

Có thể nói, việc nộp thuế vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi của tất cả các cá nhân hay tổ chức, doanh nghiệp hiện nay. Với việc cung cấp mã số thuế, các cơ quan quản lý có thể thực hiện tốt chức năng của mình trong việc tính toán thuế, đặc biệt là những cá nhân có các khoản thu nhập phát sinh. 

Việc nộp thuế được coi là một sự đóng góp của công dân vào trong ngân quỹ chung của Nhà nước, góp phần giúp Nhà nước có một nguồn vốn ổn định để duy trì và phát triển. Vì thế, là một công dân của quốc gia, dân tộc, mỗi cá nhân có nghĩa vụ đóng góp để duy trì sự ổn định đó thông qua việc nộp thuế.

Hơn hết, ngân sách Nhà nước cũng không hoàn toàn sử dụng cho đất nước mà nguồn ngân quỹ ấy được phân chia một cách hợp lý. Tức là sẽ sử dụng trong các trường hợp phục vụ cho chính nhu cầu của công dân - những người trực tiếp nộp thuế. 

Việc đưa ra các luật thuế cũng như dãy mã số thuế nhằm mục đích cân bằng giữa các nhóm lợi ích với nhau, đảm bảo thị trường hoạt động một cách ổn định, giúp giảm bớt sự phân hóa giàu - nghèo cũng như góp phần thúc đẩy nền kinh tế được mở rộng và phát triển hơn.

Một điều có thể nhận thấy đó chính là việc cung cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế hay mã số thuế chính là việc thể hiện một quy trình quản lý gồm các thủ tục khác nhau được triển khai một cách quy củ. Điều này đồng nghĩa với việc không phải cứ thích nộp thuế là có thể nộp được ngay. Vì vậy, các cá nhân hay doanh nghiệp muốn thực hiện việc nộp thuế cần tuân theo các quy định nhất định. Do đó, việc quản lý và kiểm tra nộp thuế được thực hiện một cách cẩn thận và sát sao hơn rất nhiều.

2. Giấy chứng nhận đăng ký thuế gồm những loại nào?

Việc phân loại giấy chứng nhận đăng ký thuế giúp cho quá trình quản lý trở nên thuận tiện và đơn giản hơn. Hiện nay, có 2 loại giấy chứng nhận đăng ký thuế. 

- Loại 1: Giấy chứng nhận đăng ký thuế dành cho cá nhân: Đây là loại giấy chứng nhận đăng ký thuế dành cho các cá nhân hay hộ gia đình hoạt động kinh doanh riêng lẻ và có mức thu nhập thuộc diện chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đóng thuế của mình.

- Loại 2: Giấy chứng nhận đăng ký thuế dành cho doanh nghiệp: Loại giấy chứng nhận này áp dụng với các công ty, doanh nghiệp có quy mô lớn như các Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, các Tập đoàn,.... Mức thu chi cho các hoạt động kinh doanh của các tổ chức này thường là các khoản lớn vì vậy, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế là điều bắt buộc.

3. Những thông tin cơ bản về giấy chứng nhận đăng ký thuế

3.1. Những thông tin có trong giấy chứng nhận đăng ký thuế

Một giấy chứng nhận đăng ký thuế sẽ bao gồm những thông tin nào?

Những thông tin có trong giấy chứng nhận đăng ký thuế được quy định rõ tại khoản 1 điều 34 của Luật quản lý thuế năm 2019. Theo điều luật này thì các thông tin sẽ bao gồm:

- Thông tin họ tên về người nộp thuế.

- Thông tin về mã số thuế.

- Thông tin về số và thời gian của giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kinh doanh, hợp tác hay đầu tư.

- Thông tin về số và thời gian của tờ quyết định thành lập với tổ chức hoặc cá nhân không kinh doanh.

- Thông tin về cơ quan quản lý thuế trực tiếp.

- Thông tin về thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế.

3.2. Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế là bao lâu?

Với giấy chứng nhận đăng ký thuế thì các cơ quan quản lý có thẩm quyền sẽ thực hiện việc cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế cho các cá nhân hay doanh nghiệp đăng ký cấp giấy chứng nhận là 3 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký.

3.3. Thông tin về việc thông báo mã số thuế

Với mã số thuế có thể thay cho giấy cứng nhận đăng ký thuế, được ứng dụng trong các trường hợp:

- Các cá nhân thực hiện việc ủy quyền cho các tổ chức, các cá nhân thực hiện việc chi trả cho thu nhập đăng ký thuế.

- Các cá nhân thực hiện việc đăng ký thuế thông qua hồ sơ kê khai thuế.

- Các tổ chức hay cá nhân thực hiện đăng ký thuế để có thể khấu trừ thuế và thực hiện nộp thuế thay.

- Các cá nhân thực hiện việc đăng ký thuế thay cho người phụ thuộc.

3.4. Các lưu ý về giấy chứng nhận đăng ký thuế

- Với người nộp thuế, họ có trách nhiệm thực hiện việc thực hiện các thủ tục đăng ký thuế để cung cấp mã số thuế và các thủ tục đăng ký thay đổi các thông tin thuế với các cơ quan thuế.

- Mỗi cá nhân thực hiện việc nộp thuế chỉ có một mã số thuế duy nhất gắn liền với tư cách pháp nhân.

- Người chịu trách nhiệm thực hiện việc nộp thuế phải ghi đầy đủ mã số thuế trên các giấy tờ giao dịch, mua bán liên quan.

- Với các cá nhân khi chấm dứt việc ngừng hoạt động kinh doanh thì mã số thuế cũng phải chấm dứt hiệu lực. Mã số thuế sau khi bị hủy thì sẽ không được sử dụng lại nữa.

- Với người nộp thuế nếu có vi phạm về các đăng ký thuế hay sử dụng mã số thuế sẽ bị xử lý các vi phạm theo quy định. 

Dưới đây là một vài mẫu giấy chứng nhận đăng ký thuế các bạn có thể tham khảo:

giay-chung-nhan-dang-ky-thue (1).doc

giay-chung-nhan-dang-ky-thue (2).doc

Trên đây là những thông tin về giấy chứng nhận đăng ký thuế. Hy vọng với những thông tin này các bạn sẽ hiểu hơn về giấy chứng nhận đăng ký thuế cũng như có sự chuẩn bị tốt hơn cho việc xin giấy chứng nhận đăng ký thuế cho mình.

Gợi ýNhững lưu ý quan trọng khi viết Giấy đề nghị thanh toán

Theo pháp luật, có ghi cụ thể tại Thông tư 107/2017/TT-BTC và 133/2016/TT-BTC vừa mới cập nhật, ban thành về Giấy đề nghị thanh toán. Hai thông tư đã đưa ra những mẫu về hình thức cũng như nội dung của Giấy đề nghị thanh toán. Để hiểu sâu hơn về nội dung cũng như hình thức của một Giấy đề nghị thanh toán chuẩn, mang tính chất pháp lý, thì ngay sau đây Vnx.com.vn sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chuẩn xác nhất.

Giấy đề nghị thanh toán

Tin liên quan

Xem nhiều nhất

Trở về Trở về back to top