Mách bạn cách viết trình độ văn hóa trong đơn xin việc chuẩn xác

Ngày đăng: 19/12/2020

Trong bất kỳ đơn xin việc hay CV nào, trình độ văn hóa cũng là một phần không thể thiếu. Trình độ văn hóa sẽ là thang đo, chứng minh bạn có những gì nổi bật hơn so với ứng viên khác. Thế nhưng làm thế nào để phần trình độ văn hóa trong lá đơn xin việc gãy gọn, đủ ý nhưng vẫn thể hiện được năng lực, phẩm chất của bạn? Đội ngũ vnx.com.vn xin gửi bạn hướng dẫn cách viết trình độ văn hóa trong đơn xin việc chuẩn nhất nhé.

1. Khái niệm trình độ văn hóa

Khái niệm trình độ văn hóa

Có rất nhiều khái niệm cho trình độ văn hóa. Thông thường trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo và các ngành nghề nói chung, trình độ văn hóa là thuật ngữ chỉ cấp học của cá nhân tương ứng với các bậc học từ tiểu học - trung học cơ sở - trung học phổ thông. Trong các văn bản, giấy tờ hành chính như sơ yếu lý lịch, bản kê khai chứng minh nhân dân, hộ khẩu… đây là phần không thể thiếu được các cơ quan hành pháp yêu cầu cập nhật đủ. Đánh giá trình độ văn hóa từng thời kỳ cũng có những khác biệt nhất định. 

Theo hệ 10 năm của thế hệ 6x, 7x trình độ văn hóa sẽ được xét theo thang 10. 

VD: Bạn học hết lớp 8, có trình độ văn hóa 8/10

Theo chương trình giáo dục hiện hành tại Việt Nam, trình độ văn hóa sẽ được xét theo thang 12. Khi bạn học xong lớp 12, đỗ kỳ thi tốt nghiệp THPT, trình độ văn hóa của bạn sẽ là 12/12.

Với các bậc giáo dục khác như Cao đẳng, Đại học hoặc hơn cũng có quy định chung trình độ văn hóa đều là 12/12. Còn ngành học, trường học của bạn sẽ được quy về trình độ chuyên môn. 

VD: Trình độ văn hóa bậc Đại học 12/12

Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm chuyên ngành Sư phạm Văn

2. Trình độ văn hóa có gì khác so với trình độ học vấn

Trình độ văn hóa có gì khác so với trình độ học vấn

Hiện nay, vẫn còn rất nhiều ứng viên nhầm lẫn 2 khái niệm trên, hoặc vô ý đành đồng 2 khái niệm này. Bạn cần phân biệt rõ để tránh những hiểu lầm không đáng có trong quá trình ứng tuyển. 

Trình độ học vấn có thể hiểu đơn giản là trình độ học ở cấp cao nhất của một ứng viên. Các cấp bậc trong thang đo bao gồm: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Trình độ văn hóa như đã nói bên trên, biểu thị sự hoàn thành của ứng viên với bậc học. Ngoài ra ở nghĩa rộng hơn, trình độ văn hóa thể hiện nét văn minh, lịch sự, quy tắc hành xử lễ nghĩa của một người. 

Trình độ văn hóa hay trình độ học vấn không hề liên quan, bổ trợ cho nhau. Trong thực tế, nhiều người có trình độ học vấn cao nhưng không hề có trình độ văn hóa cao. Một ứng viên có thể gây ấn tượng với trình độ học vấn cao, nhưng sẽ ngay lập tức mất điểm nghiêm trọng nếu như thiếu văn hóa, thiếu lễ độ. Chính vì lẽ đó, sẽ không có nhà tuyển dụng nào có thể từ chối khi tìm được ứng viên hội tụ đầy đủ cả hai yếu tố này đâu. 

3. Cách viết trình độ văn hóa trong đơn xin việc

Vậy trong đơn xin việc, cần trình bày trình độ văn hóa ra sao? Cùng theo dõi tiếp nhé. 

3.1. Ý nghĩa trình độ văn hóa trong đơn xin việc

Ý nghĩa trình độ văn hóa trong đơn xin việc

Trước tiên, trình độ văn hóa trong đơn xin việc sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được trình độ giáo dục của ứng viên và đưa ra căn cứ quyết định tuyển dụng, hệ số lương tương ứng, cấp bậc phù hợp. 

Các doanh nghiệp hiện nay không chỉ tìm kiếm những ứng viên giỏi về chuyên môn, mà họ còn muốn tìm những ứng viên có thái độ ứng xử, thái độ làm việc phù hợp với môi trường bên trong tổ chức. Có thể nói, sự thiếu sót về chuyên môn có thể bù đắp thông qua quá trình học tập, rèn luyện, nhưng những sự thiếu hụt về văn hóa, quy cách ứng xử thì rất khó để cải thiện. Với sự cởi mở hiện nay trong nhiều môi trường làm việc, bên cạnh kỹ năng mềm, kinh nghiệm thực tiễn, trình độ văn hóa là một tiêu chí vô cùng quan trọng quyết định sự thành bại của ứng viên. 

3.2. Cách viết trình độ văn hóa khi tốt nghiệp từ cấp THPT trở xuống

Cách viết trình độ văn hóa khi tốt nghiệp từ cấp THPT trở xuống

Như đã nói bên trên, theo bậc giáo dục hiện đại của Việt Nam hiện nay thang đo chung sẽ là x/12

- Nếu bạn học hết cấp trung học cơ sở, bạn có thể điền trình độ văn hóa theo hai hướng: 9/12 hoặc Trình độ văn hóa: Trung học cơ sở/ Cấp hai

- Nếu bạn học hết cấp trung học phổ thông, bạn có thể điền trình độ văn hóa theo hai hướng: 12/12 hoặc Trình độ văn hóa: Trung học phổ thông/ Cấp ba. 

- Trong trường hợp bạn dừng việc học dở dang tại một cấp nhất định, hãy dựa theo cấp lớp học cuối bạn tham gia để điền trình độ văn hóa. 

VD: Bạn dừng việc học năm lớp 10, trình độ văn hóa sẽ là 10/12

Một số trường hợp, ứng viên cần ghi rõ là hệ đào tạo chính quy, giáo dục thường xuyên hay trung cấp nghề. 

Trình độ văn hóa chung trong mọi văn bản hành chính gồm: mù chữ - tiểu học - trung học cơ sở- trung học phổ thông. Bạn hãy tham khảo để có cách điền chuẩn nhất nhé. 

3.3. Cách viết trình độ văn hóa khi tốt nghiệp từ bậc Đại học trở lên

Từ bậc Đại học trở lên, trình độ văn hóa được quy định chung trong các giấy tờ là 12/12. Tuy nhiên dựa theo chuyên ngành học, cấp bậc học các ứng viên có thể ghi chú thêm để nhà tuyển dụng nắm rõ. 

VD: Bạn tốt nghiệp Đại học Văn Minh khoa Luật

Trình độ văn hóa của bạn là 12/12, Cử nhân Luật. 

4. Lưu ý khi viết trình độ văn hóa trong đơn xin việc

Lưu ý khi viết trình độ văn hóa trong đơn xin việc

Như các bạn đã thấy, tuy trình độ văn hóa không hề khó viết nhưng đòi hỏi sự tỷ mẩn cũng như chăm chút. Sự trau chuốt trong bất kỳ công việc nào cũng vô cùng đáng quý. Nhất là trong những bước đầu tiên như đơn xin việc, CV sự cẩn trọng của bạn sẽ như một lời chào thân thiện đến các nhà tuyển dụng. Chính vì thế, hãy đảm bảo những thông tin bạn đưa ra là hoàn toàn chính xác bằng cách kiểm tra lại tối thiểu 2 lần trước khi gửi đơn nhé. 

Mục trình độ văn hóa nên trình bày ở phần thân đơn xin việc, trước phần trình độ học vấn. Dựa theo bố cục riêng trong đơn xin việc của bạn, bạn có thể xem xét để chỉnh sửa sao cho hài hòa nhất. Tuy nhiên, tuyệt đối không để mục này ở mở hay kết đơn nhé.

Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu trình độ văn hóa trong đơn xin việc là gì, có ý nghĩa ra sao, cần trình bày thế nào. Đội ngũ vnx.com.vn hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn được cộng thêm điểm và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Cùng đón xem nhiều bài đăng hữu ích trên trang vnx.com.vn nhé

Đơn xin việc giáo viên mới ra trường

Bạn mang trong mình đam mê với nghề giáo? Bạn mới ra trường và chưa biết cần làm thế nào để viết đơn xin việc giáo viên đúng nhất? Cùng tham khảo bài viết sau nhé. 

Đơn xin việc giáo viên mới ra trường

Tin liên quan

Xem nhiều nhất