dropdown

Cách xây dựng mẫu hợp đồng kinh tế sao cho chuẩn xác nhất!

Ngày đăng: 25/06/2020

Tạo CV xin việc

1. Những thông tin cần thiết để xây dựng lên mẫu hợp đồng kinh tế

Những thông tin cần thiết để xây dựng lên mẫu hợp đồng kinh tế

1.1. Bạn đã biết mẫu hợp đồng kinh tế có định nghĩa như thế nào chưa?

Dường như những ai đang làm việc trong lĩnh vực kinh doanh thì không còn xa lạ gì với khái niệm mẫu hợp đồng kinh tế phải không nào?

Hợp đồng kinh tế còn được biết đến với cái tên nghe khá học thuật là hợp đồng thương mại, hợp đồng kinh tế được cho là sự thỏa thuận đồng ý trên băn bản giữa 2 bên liên quan đến những vấn đề hay những quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ, nghiên cứu trao đổi hàng hóa sản phẩm và hợp đồng kinh tế được thành lập dựa trên mục đích thương mại.

Hợp đồng kinh tế được xem như là vật thể trung gian có vai trò kết nối quan hệ giữa những hợp tác làm ăn, vì thế mẫu hợp đồng kinh tế ngày nay đã đóng vai trò then chốt cho sự tồn tại và phát triển của công ty/doanh nghiệp. Hầu hết những người tham gia vào lĩnh vực kinh doanh thương mại đều để ý tới những loại văn bản như này bởi nó có giá trị vật chất tương đối lớn với sự nghiệp cũng như quá trình đầu tư, trao đổi của họ.

 Bạn đã biết mẫu hợp đồng kinh tế có định nghĩa như thế nào chưa?

1.2. Những điều bạn cần biết để có được hợp đồng kinh tế

Tất cả những điều khoản, những nội dung xuất hiện trong mẫu hợp đồng kinh tế đều đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cá nhân nói riêng và công ty/ doanh nghiệp nói chung. Tức là mỗi mẫu hợp đồng kinh tế được soạn thảo ra đều phải theo đúng những quy trình, quy định của cả 2 bên hợp tác, bên cạnh đó nó còn tuân thủ theo đúng những nội dung mà 2 bên đã đề cập. Mẫu hợp đồng kinh tế chuẩn thì phải có được những nội dung chính xác nhằm nổi bật được những quyền lợi, cam kết mà bên tham gia đã nhắc đến và mẫu hợp đồng kinh tế thường có những nội dung như sau:

Tên gọi của hợp đồng có thể được gọi bằng nhiều thể loại tên khác nhau, có thể là hợp đồng mua bán, hợp đồng dịch vụ hay hợp đồng ngoại thương.

Ngày/tháng/năm mà 2 bên tham gia kí kết hợp đồng cũng cần được xác định rõ ràng tránh những nhầm lẫn, sai sót có thể ảnh hưởng đến công việc sau này.

Những điều bạn cần biết để có được hợp đồng kinh tế

Chủ thế hợp đồng kinh tế cần phải ghi đầy đủ họ và tên, ghi rõ đầy đủ những thông tin cá nhân của cả bên mua và bên bán.

Người đại diện về mặt pháp lý sẽ đại diện, họ sẽ là những người được ủy quyền kí kết hợp đồng hoặc là có thẩm quyền ký kết hợp đồng.

Đối tượng hợp đồng kinh tế cần được ghi là những bên tham gia vào kí kết.

Về mục hàng hóa cũng cần được ghi một cách rõ ràng từng chi tiết như về số lượng, chủng loại, chất liệu, mẫu mã ra sao, khối lượng, trọng lượng, kích cỡ hay những giá trị thuế, hay loại phụ kiện, màu sắc.

Mục giao hàng cũng cần ghi rõ ràng về thời điểm nhận hàng và những thông tin chính xác về phí vận chuyển.

Bên cạnh đó mục thanh toán cũng cần ghi đầy đủ về những thông tin như phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán là khi nào hay những mức chiết khấu thành phẩm.

Điều khoản về quyền và những trách nhiệm của 2 bên tham gia đăng kí hợp đồng và khi soạn thảo, bạn cần ghi rõ những mệnh giá và những mức tiền phạt khi bên đối tượng vi phạm hợp đồng hay những mức tiền bồi thường thiệt hại.

Những điều khoản giải quyết những vấn đề tranh chấp, kiện tụng cũng cần được liệt kê rõ ràng để có thể thỏa thuận trong những trường hợp bất đắc dĩ.

Bên cạnh việc khai báo ngày tháng năm khi tham gia kí kết hợp đồng, bạn cũng cần đề ra địa điểm kí kết và thời hạn hợp đồng có hiệu lực.

2. Cần chú ý những điều khoản gì trong mẫu hợp đồng kinh tế để có thể xây dựng được một cách hoàn chỉnh nhất

Bước soạn thảo hợp đồng kinh tế vô cùng quan trọng và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong những trường hợp trao đổi 2 bên hay những buổi đàm phán. Khi có được những kế hoạch cụ thể được đề ra trong bản hợp đồng bạn có thể nắm chắc được phần thắng cũng như tỷ lệ thành công cho buổi đàm phán, vì vậy để làm được những điều đó bạn cần chú ý và chuẩn bị những điều cần thiết gì, cùng chúng tôi tìm hiểu thêm nhé!

Cần chú ý những điều khoản gì trong mẫu hợp đồng kinh tế để có thể xây dựng được một cách hoàn chỉnh nhất

- Tìm hiểu kĩ về những bước soạn thảo hợp đồng là điều hết sức chú ý: bạn cần lên danh sách những điều lệ cần liệt kê trong hợp đồng để đưa ra những quyết định xử phạt tương xứng cho cả 2 bên và mang lại được nhiều quyền lợi cho bên công ty mình.

- Hiểu được những quy định của mẫu hợp đồng kinh tế, ví dụ như hiệu lực của hợp đồng kinh tế chỉ có thể được diễn ra khi cả 2 bên tham gia ký kết hoặc nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng mà bên nào có vi phạm hợp đồng sẽ bị xử phạt theo những quy định được được soạn ra trong hợp đồng. Để tranh những vấn đề nảy sinh mẫu thuẫn thì trước khi đặt bút kí kết chúng ta cần tìm hiểu thật kĩ những điều khoản cũng như những quy định hợp đồng.

Hợp đồng kinh tế được phân ra theo tính chất quan hệ hợp đồng và thời gian thực hiện hợp đồng. Với tính chất quan hệ hợp đồng thì sẽ gồm hợp đồng kinh tế mang tính chất đền bù và hợp đồng kinh tế mang tính chất tổ chức, còn đối với hợp đồng kinh tế dựa vào thời gian thực hiện hợp đồng thì sẽ được chia ra thành hợp đồng kinh tế ngắn hạn và dài hạn.

3. Những cách thức/ những bước để tạo nên được mẫu hợp đồng kinh tế là gì?

Soạn thảo những mẫu hợp đồng kinh tế theo đúng quy định thì mỗi cá nhân phải cần tuân thủ đúng những bước hay những quy cách đã có dựa trên khuynh hướng pháp luật cụ thể. Những bước bạn có thể soạn thảo hợp đồng kinh tế đúng chuẩn là:

Những cách thức/ những bước để tạo nên được mẫu hợp đồng kinh tế là gì?

Bước 1: Bạn cần soạn thảo ra hợp đồng kinh tế theo như những mẫu hợp đồng đã có sẵn hoặc có thể tự đánh máy ra những bản hợp đồng đó rồi điền những thông tin cần thiết cho hợp lí và nhất quán.

Bước 2: Sau khi đã đưa ra được những mẫu hợp đồng rồi, chúng ta cần đàm phán và chỉnh sửa bản hợp đồng để phù hợp với những điều lệ.

Bước 3: Kết thúc bản dự thảo hoàn chính và bắt đầu trực tiếp đi vào kí kết.

Những chia sẻ về “ Mẫu hợp đồng kinh tế” được vnx.com.vn khai thác triệt để những thông tin để người đọc có thể hiểu hơn về loại mẫu hợp đồng này và hy vọng bạn sẽ biết cách soạn thỏa hợp đồng sao cho hợp lí nhất!

 

Tin liên quan

Xem nhiều nhất

Trở về Trở về back to top