Cập nhật ngay mẫu hợp đồng nguyên tắc mới nhất năm 2020
Ngày đăng: 17/06/2020
Mẫu hợp đồng nguyên tắc là gì? Bạn đã biết cách viết một mẫu hợp đồng mang đầy đủ tính chất pháp lý đồng thời không bỏ sót bất kỳ thông tin nào chưa? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn viết một bản hợp đồng nguyên tắc hoàn chỉnh và đưa ra cho bạn một bài lưu ý cần thiết giúp bạn không bỏ sót bất cứ thông tin nào.
1. Mẫu hợp đồng nguyên tắc là gì?
Hợp đồng nguyên tắc được hiểu là một văn bản cơ sở, thỏa thuận chung giữa hai bên tham gia ký để có thể tiến tới việc ký kết hợp đồng kinh tế chính thức. Bởi lẽ, đây là một văn bản nhằm mục đích điều chỉnh những thay đổi trong quá trình giao dịch nên cần phải soạn thảo một văn bản phải đầy đủ nội dung và đảm bảo rằng hình thức của văn bản phải rõ ràng, mạch lạc và chỉn chu.
Có các mẫu hợp đồng nguyên tắc như:
- Mẫu hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa
- Mẫu hợp đồng nguyên tắc cung cấp dịch vụ
- Mẫu hợp đồng nguyên tắc trong xây dựng
- Mẫu hợp đồng nguyên tắc trong vận chuyển hàng hóa
- …
Tuy nhiên các mẫu hợp đồng nguyên tắc này đều có một kết cấu chung và thông dụng nhất hiện nay đang được nhiều người sử dụng và dần trở nên phổ biến. Nếu như bạn không muốn mất thời gian soạn thảo văn bản thì bạn có thể tải ngay mẫu hợp đồng nguyên tắc tạo bài viết này để có thể chắc chắn về khâu nội dung cũng như hình thức của bản hợp đồng.
Ngoài ra ngay dưới đây, vnx.com.vn cũng sẽ hướng dẫn bạn cách viết của một bản hợp đồng nguyên tắc đầy đủ ngữ nghĩa nhất.
2. Kết cấu của mẫu hợp đồng nguyên tắc
Kết cấu chung của mẫu hợp đồng nguyên tắc đó là:
Thông tin của hai bên thỏa thuận
Nội dung chính gồm có 11 điều
- Điều 1: Nếu rõ nguyên tắc chung
- Điều 2: Giải thích từ ngữ
- Điều 3: Hàng hóa mua bán
- Điều 4: Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán
- Điều 5: Quyền và nghĩa vụ của 2 bên tham gia
- Điều 6: Phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại
- Điều 7: Vấn đề và phương pháp bảo mật
- Điều 8: Loại trừ trách nhiệm của mỗi bên tham gia
- Điều 9: Sửa đổi, tạm ngừng thực hiện và chấm dứt hợp đồng nếu xảy ra sơ suất
- Điều 10: Giải quyết tranh chấp như thế nào
- Điều 11: Các quy định chung về hiệu lực, giải quyết vấn đề tranh chấp hợp đồng
Ký và đóng dấu thỏa thuận hợp tác giữa hai bên
3. Hướng dẫn viết mẫu hợp đồng nguyên tắc
Để có thể hiểu rõ cũng như điền đầy đủ một số thông tin quan trọng, không bỏ sót những thông tin cơ bản thì đừng vội lướt qua mục này nhé.
Trước hết về thông tin giữa hai bên: Thông tin này được nêu ra để xác minh rằng công ty A chấp nhận giao kết hợp đồng với công ty B. Gồm những nội dung như:
- Tên công ty của bên mua và bên bán
- Địa chỉ hoạt động
- Số điện thoại văn phòng đại diện
- Số ĐKKD, ngày cấp, mã số thuế
- Người đại diện của công ty và nắm giữa chức vụ gì
- Lý do hai bên viết hợp đồng nguyên tắc là gì
Tiếp tới là mục các nội dung chính.
-
Điều 1: Các nguyên tắc chung
Giữa hai bên tham gia thỏa thuận cần phải dựa theo tính chất mối quan hệ Bạn hàng, bình đẳng và cùng nhau có lợi dựa theo đúng các quy định của Pháp luật nhà nước. Đồng thời thống nhất giữa 2 bên đó là bản hợp đồng này không thể tách rời với bản hợp đồng chính. Các mốc thời gian, địa điểm mua hàng sẽ được quy định trong hợp đồng chính và điều khoản nào mâu thuẫn giữa 2 hợp đồng sẽ được điều chỉnh dựa theo hợp đồng cơ sở (hợp đồng nguyên tắc)
Các tài liệu liên quan và gắn liền với hợp đồng cũng phải được nêu rõ và cụ thể, đính kèm với lúc ký kết.
-
Điều 2: Giải thích từ ngữ
Làm rõ vấn đề về từ ngữ như giải thích Hợp đồng nguyên tắc là gì, vv…
-
Điều 3: Hàng hóa mua bán
Giữa 2 bên tham gia ký kết phải đảm bảo các thông tin như Số thứ tự hàng hóa, tên hàng hóa, đơn vị tính, Chủng loại, xuất xứ, đơn giá có sự xác nhận giữa bên mua và bên ná, khối lượng cụ thể được quy định tại hợp đồng chính được ký kết.
-
Điều 4: Giá trị hợp đồng và cách thức thanh toán
Giá trị hợp đồng sẽ phải được xác định giữa trên thời điểm ký, khối lượng thực tế mà người bán cung cấp và người mua yêu cầu.
Về cách thức thanh toán sẽ giữa trên hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản có kèm theo số tài khoản và tên ngân hàng.
-
Điều 5: Quyền và nghĩa vụ của 2 bên
Phải chỉ rõ các quyền của bên mua và bên bán là gì, Nghĩa vụ của 2 bên tham gia là như thế nào, để tránh xảy ra tranh chấp, đùn đẩy trách nhiệm
-
Điều 6: Bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm
Điều khoản này cần phải ghi rõ mức bồi thường cũng như quy định phạt như thế nào và phải phù hợp với quy định của pháp luật. Trong trường hợp hai bên xảy ra mâu thuẫn nên thống nhất trước sẽ sử dụng trọng tài thương mại hay tòa án để xét xử.
-
Điều 7: Bảo mật
vấn đề bảo mật được đặt ra để đảm bảo uy tín của hai bên và các bên phải giữ kín những thông tin liên quan cũng như thông tin khách hàng trong thời gian hợp đồng có hiệu lực.
-
Điều 8: Loại trừ trách nhiệm mỗi bên
Trong trường hợp một phía không thể thực hiện nghĩa vụ của mình ví dụ như giao hàng trước ngày 12.6.2020 nhưng do gặp một trận lở đất, thiên tai… khiến việc vận chuyển bị chậm sang ngày 17.6.2020 thì bên giao hàng sẽ được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
-
Điều 9: Sửa đổi, tạm ngừng thực hiện hoạt động và chấm dứt hoạt động
Nêu rõ tại sao tạm ngừng hợp đồng và tại sao lại chấm dứt hợp đồng. Và việc tạm ngừng hay chấm dứt sẽ chỉ có hiệu lực khi hai bên cùng chấp nhận.
-
Điều 10: Giải quyết tranh chấp
Hai bên cùng thống nhất về việc thương lượng hòa bình. Trong trường hợp không thể thương lượng thì nên sử dụng trọng tài hay tòa án để phân xử và tiền khởi kiện sẽ do bên thua chi trả.
-
Điều 11: Quy định về hiệu lực và giải quyết tranh chấp
Ghi rõ ngày tháng năm mà hợp đồng có hiệu lực ký kết và sẽ được lập thành 2 bản có giá trị như nhau để 2 bên nắm chắc nội dung và tránh trường hợp gian lận.
Cuối cùng đó là ký và ghi rõ tên họ, con dấu của người đại diện để đảm bảo rằng hợp đồng đã được ký kết.
4. Những lưu ý về nội dung và hình thức của mẫu hợp đồng nguyên tắc
- Hợp đồng nguyên tắc là hợp đồng cơ sở nhưng phải có đủ nội dung như bản hợp đồng chính thức. Đối với nội dung liên quan đến hàng hóa hay dịch vụ trong giao dịch thì hai bên sẽ giữa vào đơn đặt hàng, phụ lục trong bản Hợp đồng chính thức trong tương lai mà không thỏa thuận cụ thể trước
- Hợp đồng nguyên tắc được xác lập trong một thời gian nhất định và giữa các bên có thể ký nhiều lần để có thể chắc chắn nội dung trong bản hợp đồng gốc
- Giống như một bản hợp đồng chính thức thì hợp đồng nguyên tắc cũng cần phải có đầy đủ nội dung cũng như chuẩn chỉnh về mặt hình thức theo quy định của pháp luật. Đặc biệt không có những quy định bị cấm theo pháp luật hay nhưng nội dung không có giá trị gì. Sau khi hợp đồng đã ký thì hợp đồng nguyên tắc sẽ có giá trị, quan trọng đối với cả hai bên giao kết.
- Trong bất kể mẫu hợp đồng nguyên tắc nào cũng sẽ có đầy đủ các nội dung như: Chủ thể, Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm, phương thức giải quyết tranh chấp, cam kết chung…
- Về mặt hình thức, đây là một văn bản cơ sở của bản hợp đồng chính thế nhưng nó cũng có đầy đủ nội dung như một bản hợp đồng chính thức. Vì vậy yêu cầu đặt ra đó là văn bản phải có kết cấu với đầy đủ nội dung, gọn gàng chỉn chu và có bố cục, font chữ, kích thước theo đúng văn bản mà pháp luật yêu cầu.
Trên đây là những thông tin về Mẫu hợp đồng nguyên tắc phổ biến, mong rằng vnx.com.vn đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và kịp thời nhất.
Tin liên quan
- Địa chỉ download nội dung các mẫu phiếu thu mới nhất 2020
- Bảng đánh giá nhân viên – thông tin chi tiết, đầy đủ cho bạn
- Mẫu giấy biên nhận tiền đúng chuẩn quy định hành chính 2020