[Hướng dẫn] Đơn xin thực tập chuẩn nhất “đốn ngã” nhà tuyển dụng
Ngày đăng: 31/12/2020
Bạn sắp sửa ra trường và đang trong giai đoạn hoàn thành tín chỉ thực tập. Tuy nhiên để viết đơn xin thực tập đủ sức thuyết phục nhà tuyển dụng như nào bạn đã biết chưa. Hãy cùng vnx.com.vn hiểu rõ thêm về văn bản quan trọng giúp bạn có khởi đầu thuận lợi, ổn định công việc sau này nhé.
1. Thế nào là đơn xin thực tập?
Trong cuộc sống, học tập hay công việc, chúng ta thương nghe câu “vạn sự khởi đầu nan”. Phải vậy, bước đi đầu tiên bao giờ cũng là bước đầy khó khăn và thử thách. Có thể thấy, khi sở hữu trong tay một đơn xin thực tập hiệu quả chính là bạn đã “trang bị” cho mình “bộ giáp” cứng cáp để đương đầu với chúng. Vậy, bạn hiểu như thế nào là đơn xin thực tập?
Nhìn chung, đơn xin việc là một loại giấy tờ thường được đính kèm trong bộ hồ sơ xin việc của bạn, có thể được viết tay hay đánh máy. Trong đơn xin việc thực tập, hãy thể hiện tóm tắt về nguyện vọng được ứng tuyển vào nghề gì ở vị trí thực tập sinh, kèm theo đó là trình độ học vấn, kiến thức và kỹ năng mà mình có để đáp ứng yêu cầu công việc, đồng thời để lại số điện thoại, email liên hệ. Nhà tuyển dụng sẽ đọc đơn xin việc, xem xét các loại giấy tờ khác kèm theo để cân nhắc mời ứng viên tới phỏng vấn. Đơn xin việc thực tập có thiên hướng cá nhân, bạn được thể hiện cá tính, sự nhiệt huyết với công việc. Nó thuộc dạng như một bức thư ngỏ nhưng không thể thoải mái như khi viết một lá thư thông thường. Ở đây, cần sự chau chuốt của bạn để tạo điểm nhìn cao cho nhà tuyển dụng trao cơ hội cho ứng viên một việc làm đúng mong muốn.
2. Quốc hiệu, tiêu ngữ trong đơn xin việc thực tập
Trong mỗi văn bản hành chính, không thể không có quốc hiệu và tiêu ngữ, đơn xin việc thực tập cũng vậy. Mỗi người con Việt Nam không xa lạ gì với phần này.
Tuy nhiên, cũng nên nhắc ở đây cho các bạn chưa biết. Quốc hiệu là: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”, được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm và ở phía trên cùng, bên phải trang đầu tiên của văn bản. Tiêu ngữ là: “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”. Tiêu ngữ được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm và ở liền phía dưới Quốc hiệu; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ.
3. Mở đầu trong đơn xin việc thực tập
“Đập” vào mắt nhà tuyển dụng chính là phần mở đầu giới thiệu bản thân, gửi lời chào lịch sự mang tính như một bức thư đến nhà tuyển dụng. Đây chính là nơi phân biệt bạn với hàng ngàn đơn xin việc thực tập của các ứng viên khác. Vì vậy, bạn cần có một sự cẩn thận và câu cú đầy đủ đúng nhất để lấy điểm trong mắt các tuyển dụng viên.
Mục đầu tiên không thể thiếu là tên văn bản bạn đang tạo: “ĐƠN XIN VIỆC”. Sau đó là tên người bạn trao niềm tin về tương lai sáng phía trước, nơi bạn sẽ có một công việc tốt, ngon lành. Bạn cần ghi chính xác tên người nhận, tên công ty, phòng ban, bộ phận… Chẳng hạn:
- Kính gửi: Công ty TNHH Hồng Hoa
- Kính gửi: Ông Nguyễn Văn A - Trưởng phòng nhân sự Công ty English Center
Sau đó không thể không có các thông tin cá nhân của bạn: Họ tên, giới tính, quốc tịch, ngày sinh, quê quán, số điện thoại, địa chỉ email, địa chỉ thường trú.
4. Nội dung thiết yếu trong đơn xin việc thực tập
Đây là phần quan trọng nhất trong đơn xin việc thực tập của bạn.
Đầu tiên, bạn nên nêu lý do tại sao bạn biết đến thông tin tuyển dụng: Qua báo đài hay trên thông tin truyền thông đại chúng nào… Thông qua đó trình bày lý do ứng tuyển, lồng ghép vào là nêu bật khả năng chung của bạn nhưng không đánh bóng bản thân lên. Chẳng hạn như, nhận thấy bản thân có đủ trình độ, năng lực và kỹ năng để ứng tuyển vào vị trí thực tập tại công ty này. Tiếp theo, hãy tóm tắt quá trình học tập và công tác của bản thân từ trước đến nay.
Chẳng hạn như:
- Tháng/Năm ... đến..: Học ngành gì? trường gì? thành tích gì nổi bật?
- Tháng/Năm ... đến..: Làm vị trí gì? vai trò gì? tại cơ quan nào? thành tích gì nổi bật?
Lưu ý rằng, chỉ nên viết những công việc liên quan đến ngành nghề sau này của mình. Tránh viết dài dòng, cố nêu lên những công việc không thuộc phạm trù yêu cầu của công ty, bởi nhà tuyển dụng không những không quan tâm những việc ấy mà còn bị trừ điểm trong mắt họ.
Làm nổi bật những kỹ năng và khả năng phù hợp với ngành giáo viên, ví dụ như kỹ năng sử dụng tin học văn phòng, giao tiếp tiếng anh, cẩn thận, tập trung,...
Sau đó, cần có thêm những câu hứa của bản thân với công ty, cơ quan, tạo sự tin tưởng vững chắc cho nhà tuyển dụng, tăng thành công ứng tuyển. Bạn có thể tham khảo như: Nếu được nhận vào làm thực tập ở … , xin hứa sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chấp hành đầy đủ quy định và nội quy của công ty/trường/…, không ngừng nâng cao các kỹ năng bản thân phục vụ cho công việc…
5. Phần kết của đơn xin thực tập
Tại đây, bạn khẳng định lại những thông tin trong đơn xin việc thực tập là không hề sai: “Tôi xin cam đoan những gì nêu trên là đúng sự thật, nếu có sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.”
Dưới lời cam đoan là lời cảm ơn của bạn với nhà tuyển dụng
Cuối mỗi văn bản hành chính không thể thiếu địa chỉ thành phố và ngày tháng năm làm đơn kèm chữ ký người viết đơn.
6. Những lưu ý khi viết đơn xin thực tập
- Nội dung văn bản này được để ở cỡ chữ 14 và phông chữ Arial, sử dụng cỡ chữ linh hoạt cho tiêu đề
- Trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chính xác
- Sử dụng ngôn ngữ viết, cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu
- Dùng các từ ngữ phổ thông.
- Không được viết sai chính tả, tẩy xóa
- Chỉ nên dùng trên khổ giấy A4, mực in và loại giấy tốt, trình bày dễ nhìn, góp phần tạo ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng.
Vậy là bạn đã có trong tay cách viết một đơn xin thực tập đúng cách và hiệu quả rồi đấy. Mong rằng, bài viết trên của vnx.com.vn sẽ giúp bạn hoàn thiện bộ hồ sơ xin việc, tạo bước ngoặt mới trong tương lai. Chúc bạn thành công!
Bạn có thể tham khảo bài viết hướng dẫn tạo đơn xin việc dưới đây để cho mình thêm những ý tưởng mới mẻ độc đáo cho "đứa con tinh thần" của mình nhé
Tin liên quan
- Những điều cần biết về chứng minh công việc, bạn không thể làm ngơ!
- Ngành tài chính ngân hàng và cơ hội việc làm trong tương lai!
- Mẫu thư cảm ơn khi nhận được việc làm chi tiết nhất