Hướng dẫn cách viết Sơ yếu lý lịch viên chức mới nhất 2021
Ngày đăng: 20/11/2020
Bạn là một viên chức mà chưa biết phải kê khai thông tin cá nhân trong sơ yếu lý lịch như thế nào? Sơ yếu lý lịch dành cho viên chức có khác gì sơ yếu lý lịch thông thường hay không? Vậy hãy để vnx.com.vn giúp bạn làm rõ những thông tin này nhé!
1. Viết sơ yếu lý lịch viên chức cần những yêu cầu cơ bản nào?
- Viết sơ yếu lý lịch viên chức đúng và đầy đủ thông tin, không dài dòng, lan man và ghi sai thông tin
- Trình bày sạch sẽ, rõ ràng. Thống nhất về màu chữ, font chữ khi đánh máy, nếu viết tay thì không được tẩy xóa.
- Ảnh thẻ nghiêm túc, chọn đúng cỡ ảnh 4x6
2. Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch viên chức
2.1. Họ và tên
Bạn phải viết đúng họ và tên trong giấy khai sinh của mình và phải viết chữ in hoa.
2.2. Tên gọi khác
Tên gọi khác là tên gọi ở nhà, hoặc bí danh, hoặc tên đã được dùng trong lĩnh vực báo chí, hoạt động cách mạng hoặc văn học nghệ thuật (nếu có).
2.3. Ngày sinh
Bạn cần ghi đầy đủ thông tin về ngày, tháng, năm sinh như trong giấy khai sinh của bạn.
2.4. Nơi sinh
Trong phần nơi sinh, bạn phải ghi thông tin tên xã/phường/thị trấn, tiếp đó đến huyện/quận/thành phố (trực thuộc tỉnh) và đến tỉnh (hoặc thành phố trực thuộc trung ương) nơi bạn được sinh ra. Nhớ là bạn vẫn phải ghi đúng như trong giấy khai sinh đó nhé. Nếu có bất kỳ thay đổi về địa danh đơn vị hành chính thì ghi theo cú pháp <tên cũ>, nay là <tên mới>.
2.5. Quê quán
Ở mục này, bạn cần ghi nơi sinh của cha đẻ hoặc ông nội của bạn. Trong trường hợp đặc biệt đó là không rõ về cha, mẹ đẻ của mình, bạn có thể ghi quê quán của mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng mình từ bé.
Bạn phải điền rõ tên xã tên xã/phường/thị trấn, tiếp đó đến huyện/quận/thành phố (trực thuộc tỉnh) và đến tỉnh (hoặc thành phố trực thuộc trung ương).
2.6. Dân tộc
Bạn cần ghi rõ tên dân tộc theo quy định của Nhà nước như: Kinh, Thái, Nùng, Mông...
2.7. Tôn giáo
Nếu bạn không theo bất kỳ tôn giáo nào thì hãy ghi là KHÔNG chứ đừng nên bỏ trống nhé. Còn nếu bạn đang theo tôn giáo nào thì ghi tôn giáo đó. Ví dụ như Phật giáo, Hồi giáo,...
2.8. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì bạn cần ghi đầy đủ thông tin về số nhà, đường/phố/thôn/xóm/tổ, xã, huyện, thành phố, tỉnh nơi mình được đăng ký hộ khẩu thường trú tại đó.
2.9. Nơi ở hiện tại
Phần này bạn cũng ghi đầy đủ các thông tin về số nhà, đường/phố/thôn/xóm/tổ, xã, huyện, thành phố, tỉnh nơi mình đang sinh sống hiện tại.
2.10. Nghề nghiệp
Bạn cần ghi rõ trước khi được tuyển dụng viên chức thì bạn đã làm nghề. Nếu bạn vẫn đang sống phụ thuộc vào gia đình và chưa có nghề nghiệp gì thì hãy ghi là "không nghề nghiệp".
2.11. Ngày tuyển dụng
Mục này bạn nhớ ghi rõ ngày, tháng, năm khi bạn có quyết định tuyển dụng viên chức và ghi tên cơ quan ban hành quyết định tuyển dụng đó nhé.
2.12. Chức vụ hiện tại
Bạn cần phải ghi rõ về chức vụ bạn đang đảm nhiệm hoặc hay chức danh công việc chính mà bạn đang được phân công đảm nhiệm về chính quyền (hoặc Đảng và đoàn thể), kể cả chức vụ kiêm nhiệm
2.13. Công việc chính được giao
Mục này bạn nên ghi rõ cụ thể tên công việc chính mà bạn được lãnh đạo phân công đảm nhiệm thực hiện.
2.14. Chức danh nghề nghiệp viên chức
Cá nhân ghi rõ tên chức danh nghề nghiệp viên chức mà cá nhân được bổ nhiệm bao gồm mã số chức danh, bậc lương và hệ số lương, ngày tháng năm được hưởng lương, hệ số phụ cấp chức vụ hoặc nếu có phụ cấp khác.
2.15. Trình độ giáo dục phổ thông
Cá nhân ghi rõ đã tốt nghiệp lớp mấy, thuộc hệ đào tạo phổ thông nào?
Ví dụ: Lớp 12/12 (đối với những người tốt nghiệp lớp 12 hệ 12 năm)
2.16. Trình độ chuyên môn cao nhất
Phần này bạn cần ghi rõ trình độ chuyên môn cao nhất và chuyên ngành được đào tạo, bồi dưỡng tại thời điểm kê khai như: Tiến sĩ, Kỹ sư, Thạc sĩ, cử nhân, kỹ sư, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp....
Ví dụ: đối với những viên chức có nhiều văn bằng đào tạo như tiến sĩ, cử nhân, cao đẳng, thì chỉ kê khai trình độ chuyên môn cao nhất hiện tại là: Tiến sĩ + chuyên ngành đào tạo.
2.17. Trình độ lý luận chính trị
Phần này bạn ghi trình độ lý luận chính trị cao nhất đã được đào tạo và bồi dưỡng như ví dụ như cao cấp, trung cấp, sơ cấp...
2.18. Trình độ quản lý nhà nước
Đối với mục trình độ quản lý nhà nước thì viên chức cần ghi chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ bồi dưỡng theo ngạch công chức ví dụ như chuyên viên cao cấp, ...
2.19. Trình độ nghiệp vụ theo chuyên ngành
Phần này cũng ghi theo vị trí việc làm của chức danh nghề nghiệp viên chức.
2.20. Trình độ ngoại ngữ
Đối với các viên chứng có chứng chỉ ngoại ngữ (tiếng Anh, Trung...) thì ghi tên ngoại ngữ + trình độ đào tạo A, B, C.
Ví dụ: Anh A, Trung B, Pháp A,…
Trong trường hợp viên chức có bằng ngoại ngữ từ trình độ cử nhân trở lên thì ghi tên văn bằng + tên ngoại ngữ.
Ví dụ: Cử nhân Nhật văn, Thạc sĩ Nga văn,…
2.21. Trình độ tin học
Viên chức cần ghi trình độ tin học cao nhất phù hợp với chứng chỉ, văn bằng được các cơ quan có thẩm quyền cấp.
2.22. Ngày kết nạp Đảng cộng sản Việt Nam
Phần này viên chức ghi rõ ngày, tháng, năm được kết nạp vào Đảng
2.23. Ngày tham gia tổ chức chính trị - xã hội
Viên chức cũng ghi rõ ngày, tháng, năm tham gia tổ chức Đoàn, Hội... và ghi rõ công việc mình làm trong tổ chức đó.
2.24. Ngày nhập ngũ
Ngày nhập ngũ là ngày, tháng, năm viên chức đi công an, bộ đội và ngày xuất ngũ. Ngoài ra có thể ghi thêm quân hàm hoặc chức vụ cao nhất nếu có.
2.25. Danh hiệu được phong tặng
Ghi rõ tên danh hiệu cao nhất như ghi danh hiệu anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, ... (nếu có).
2.26. Học hàm
Viên chức ghi rõ học hàm được phong ví dụ như giáo sư hoặc phó giáo sư và năm được phong.
2.27. Sở trường
Viết về sở thích cũng như sở trường mà bạn có.
2.28. Khen thưởng
Phần này cũng ghi mức thưởng cao nhất được khen thưởng.
2.29. Tình trạng sức khỏe
Ghi rõ tình trạng sức khỏe là tốt hay kém hay bình thường kèm với số đo chiều cao, tiền sử bệnh án (nếu có)
Dưới đây vnx.com.vn đã hướng dẫn bạn cách viết Sơ yếu lý lịch viên chức mới nhất 2021. Chúc các bạn hoàn thành bản sơ yếu lý lịch đầy đủ nhất.
Bạn có biết đơn xin việc viết tay rất quan trọng không? Bạn đã biết viết nó như thế nào chưa. Cùng tìm hiểu bài viết hướng dẫn cách viết đơn xin việc viết tay dưới đây nhé!
Tin liên quan
- Những điều cần biết về chứng minh công việc, bạn không thể làm ngơ!
- Ngành tài chính ngân hàng và cơ hội việc làm trong tương lai!
- Mẫu thư cảm ơn khi nhận được việc làm chi tiết nhất