Bỏ túi bí kíp viết đơn xin việc bác sĩ chinh phục nhà tuyển dụng
Ngày đăng: 30/11/2020
Y tế là một ngành đặc thù đòi hỏi rất khắt khe trình độ chuyên môn, vậy làm sao để chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy được bạn đủ điều kiện ứng tuyển khi bạn chưa có cơ hội tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với họ? Đơn xin việc bác sĩ sẽ giúp bạn thực hiện điều này! Bạn đã hiểu đúng về đơn xin việc bác sĩ hay chưa? Làm thế nào để có thể viết đơn xin việc bác sĩ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng? Tất cả thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp ngay trong bài viết này!
1. Tầm quan trọng của đơn xin việc bác sĩ
“ Nhất y nhì dược”, “ Lương y như từ mẫu ”, trải qua biết bao nhiêu thế hệ, vai trò của nghề y vẫn luôn không đổi. Đặc biệt là đặt trong bối cảnh xã hội phát triển chóng mặt kéo theo vô số hệ lụy, điển hình là hiệu ứng gia tăng bệnh tật, con người ta phải đối mặt với nhiều nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm hơn, khi nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng cao thì vai trò của người bác sĩ ngày càng trở nên quan trọng. Nghề bác sĩ nghiễm nhiên trở thành một nghề nghiệp được đề cao, trọng dụng. Cơ hội phát triển rộng mở, không ngạc nhiên khi nghành y tế luôn nằm trong top ngành thu hút nhiều ứng viên tham gia.
Để có thể trở thành bác sĩ, ngoài khả năng và đam mê ra, bạn cần phải “ nằm lòng ” một chút bí kíp để có thể chinh phục các nhà tuyển dụng vốn rất khắt khe và khó tính. Không cần phải tìm kiếm đâu xa, bí kíp hiệu quả nhất nằm ngay ở tờ đơn xin việc của bạn!
Khi nhà tuyển dụng chưa có cơ hội gặp mặt và trao đổi trực tiếp, đồng thời cũng chưa thể đưa ra hình thức kiểm chứng trình độ và chuyên môn của ứng viên, tờ đơn xin việc sẽ đóng vai trò quan trọng giúp họ tìm ra ứng viên tiềm năng. Thông qua quá trình sàng lọc hồ sơ, nếu như đơn xin việc của bạn phù hợp và đáp ứng đầy đủ những tiêu chí mà nhà tuyển dụng đề ra, bạn sẽ được nhà tuyển dụng liên hệ gặp mặt trực tiếp để thực hiện phỏng vấn.
Không giống như các ngành khác chỉ cần nộp CV hay một tờ đơn xin việc thôi là đủ, với việc làm bác sĩ, để có thể tham gia ứng tuyển thì trước tiên bạn cần phải gửi hồ sơ xin việc tới bệnh viện hoặc trung tâm y tế. Bộ hồ sơ xin việc bắt buộc phải có đầy đủ những văn bản theo yêu cầu, điển hình là các văn bản như: Sơ yếu lý lịch tự thuật, các văn bằng chuyên môn và chứng chỉ liên quan, giấy khám sức khỏe, sổ hộ khẩu, các văn bằng khác có liên quan... Trong số đó, văn bản quan trọng nhất là tờ đơn xin việc bởi nó bao gồm tất cả các thông tin của ứng viên mà nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu.
Bạn thắc mắc làm thế nào để có thể tạo ra một tờ đơn xin việc thu hút nhà tuyển dụng? Cùng tham khảo ngay hướng dẫn chi tiết cách viết đơn xin việc bác sĩ ngay dưới đây bạn nhé!
2. Bố cục chung của tờ đơn xin việc bác sĩ
Hiển nhiên một mẫu đơn xin việc có hình thức đẹp mắt sẽ thu hút các nhà tuyển dụng trước tiên, để đảm bảo yếu tố hình thức thì ứng viên cần xác định bố cục cho tờ đơn xin việc sao cho rõ ràng và hợp lý nhất có thể. Để có thể làm được điều này, trước tiên bạn cần phân tích và nghiên cứu kỹ lưỡng xem đâu là những thông tin quan trọng cần đặt lên trước, đâu là mục thu hút nhà tuyển dụng bạn phải làm cho nổi bật, sắp xếp chúng theo một trình tự thế nào cho logic.
Nếu bạn chưa biết cách sắp xếp bố cục, bạn có thể tham khảo bố cục của đơn xin việc bác sĩ mẫu mà vnx.com.vn gợi ý dưới đây.
Nhìn chung bố cục của các mẫu đơn xin việc cơ bản bao gồm ba phần:
- Phần đầu của đơn xin việc bác sĩ gồm những thông tin: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tiêu đề của tờ đơn, họ và tên người làm đơn, ngày tháng năm, địa điểm làm đơn.
- Phần nội dung của tờ đơn xin việc bác sĩ bao gồm những thông tin của ứng viên: Kính gửi, họ và tên, ngày/tháng năm sinh, địa chỉ công tác, trình độ, kinh nghiệm, học vấn, kỹ năng, lý do viết đơn xin việc bác sĩ…
- Phần kết của tờ đơn xin việc bác sĩ bao gồm những thông tin: Lời cảm ơn, cam kết tuân thủ theo những yêu cầu, quy định của công ty, thời gian làm đơn, chữ ký của người viết đơn.
3. Hướng dẫn cách viết đơn xin việc bác sĩ
Đơn xin việc là yếu tố trực tiếp để nhà tuyển dụng đánh giá năng lực và trình độ của ứng viên, do vậy hãy chú trọng vào việc trình bày cả phần nội dung lẫn hình thức để đảm bảo tạo ra tờ đơn xin việc hoàn hảo nhất trước khi đưa đến tay các nhà tuyển dụng.
3.1. Cách viết phần mở đầu đơn xin việc bác sĩ
Phần mở đầu của đơn xin việc bác sĩ bao giờ cũng bắt đầu bằng mục “ Kính gửi ”, với đối tượng kính gửi là tên đơn vị mà bạn tham gia ứng tuyển. Thường đối tượng kính gửi mà các ứng viên thường đề cập đến sẽ là “ Kính gửi ban giám đốc bệnh viện... ”, “ Kính gửi ban nhân sự của bệnh viện... ”. Một mẹo nhỏ để gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng đó là bạn có thể đề cập trực tiếp đến tên của nhà tuyển dụng tham gia ứng tuyển bạn. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng, tìm hiểu thông tin về nơi làm việc và vị trí ứng tuyển từ trước sẽ cho nhà tuyển dụng thấy được bạn thật sự nghiêm túc và yêu thích công việc này.
Ví dụ: Kính gửi ông Ngô Thế Huân- trưởng phòng nhân sự bệnh viện Mắt Hà Nội.
Với các mục thông tin giới thiệu về bản thân như: Họ và tên, ngày/tháng/năm/sinh, quê quán, địa chỉ công tác cũ.. hãy đảm bảo những thông tin bạn đưa ra là đầy đủ và hoàn toàn chính xác. Đừng quên kiểm tra và rà soát lại một lần nữa sau khi hoàn thành những mục này để tránh sai sót không đáng có.
3.2. Cách viết phần nội dung đơn xin việc bác sĩ
Đây là phần quan trọng nhất của đơn xin việc, cũng có nghĩa đây sẽ là phần mà nhà tuyển dụng chú ý nhiều nhất. Nên nhớ với nhà tuyển dụng nào cũng vậy, điều mà họ thật sự hướng đến chính là năng lực và trình độ của mỗi ứng viên.
Vậy với một mẫu đơn xin việc bác sĩ chuẩn, phần nội dung sẽ bao gồm những mục gì?
3.2.1. Lý do và nguyện vọng viết đơn
Mở đầu phần nội dung là lý do và nguyện vọng viết đơn. Thường với phần này, ứng viên chỉ cần tập trung đưa ra câu trả lời xoay quanh những vấn đề như: Bạn đã tìm hiểu qua về nơi ứng tuyển hay chưa? Bạn biết gì về vị trí ứng tuyển? Bạn biết về thông tin ứng tuyển qua đâu? Bạn mong muốn nhận được gì trong quá trình công tác?... Chú ý trình bày đủ ý, tuy nhiên đừng biến nó thành một đoạn văn quá dài dòng bởi không nhà tuyển dụng nào cũng có thể kiên nhẫn đọc hết thông tin trong bản xin việc của ứng viên. Đảm bảo đầy đủ nhưng đừng quên ngắn gọn và súc tích nhất, nhờ đó hình thức của tờ đơn xin việc của bạn cũng sẽ trở nên đẹp mắt hơn.
3.2.2. Kinh nghiệm và thành tích bạn đã đạt được
Với những công việc đòi hỏi khắt khe về chuyên môn và trình độ như bác sĩ, kinh nghiệm và thành tích chính là phần “ linh hồn ” của bản xin việc, đồng thời là căn cứ để nhà tuyển dụng đưa ra quyết định có gọi bạn tham gia phỏng vấn hay không. Nói đến đây chắc hẳn bạn cũng đã nắm được tầm quan trọng của mục này rồi phải không?
Trình độ học vấn, những chứng chỉ và thành tích bạn đã đạt được, địa chỉ nơi công tác cũ, kết quả trong quá trình làm việc, các kinh nghiệm bạn đã trau dồi ... hãy ghi nhớ và liệt kê những thông tin này đầy đủ, cụ thể nhất có thể, sau đó sắp xếp những thông tin sao cho thật hợp lý, cách hiệu quả nhất để trình bày vẫn là dẫn thông tin theo trình tự mốc thời gian. Nếu những thông tin này quá dài, bạn có thể đánh số hoặc gạch đầu dòng các đầu mục để cho bố cục lá đơn xin việc trở nên thoáng hơn.
Trước khi liệt kê kinh nghiệm, thêm vào một câu dẫn sẽ giúp tờ đơn của bạn tăng tính thuyết phục hơn đấy! Dưới đây là ví dụ về một câu dẫn đốn tim nhà tuyển dụng bạn có thể tham khảo: “ Tôi tin rằng với những kinh nghiệm và thành tích tôi đã tích lũy được, tôi hoàn toàn phù hợp và đủ điều kiện để có thể ứng tuyển vào vị trí bác sĩ của bệnh viện Nhân Ái ”.
3.2.3. Mục tiêu nghề nghiệp
Để viết tốt phần mục tiêu nghề nghiệp, ứng viên có thể chia các mục tiêu thành hai dạng: Mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn. Chú ý với dạng mục tiêu nào thì bạn cũng chỉ nên đề cập đến những mục tiêu xoay quanh tính chất của công việc. Ngoài cho nhà tuyển dụng thấy được bạn có tầm nhìn, mục tiêu cũng thể hiện được đạo đức nghề nghiệp của ứng viên.
3.3. Cách viết phần kết đơn xin việc bác sĩ
Bạn đã làm tốt phần mở đầu và nội dung, giờ thì chỉ việc viết phần kết thật ấn tượng nữa là bạn đã có một tờ đơn xin việc hoàn hảo. Với đơn xin việc bác sĩ, trong phần kết đơn phải đảm bảo đầy đủ các mục như: Lời cam đoan, lời cảm ơn và chữ ký của người viết đơn xin việc.
Tùy vào dụng ý trình bày mà bạn có thể gộp các mục này thành một đoạn lớn hay tách chúng thành những đoạn riêng lẻ. Tuy nhiên với phần chữ ký, dù đơn xin việc của bạn là đánh máy hay viết tay thì cũng lưu ý chỉ để chữ ký ở vị trí góc dưới cùng bên phải của lá đơn, ngay sau lời cảm ơn. Bên trên phần chữ ký, đừng quên ghi rõ thời gian và địa điểm bạn viết đơn nhé.
Hi vọng rằng bài viết này đã truyền tải những thông tin hữu ích về cách viết đơn xin việc bác sĩ đến bạn đọc. Vnx.com.vn không quên gửi lời chúc đến bạn, hơn ai hết, chúng tôi hi vọng bạn sớm hiện thực hóa đam mê và gặt hái được nhiều thành công trên con đường phát triển sự nghiệp sau này.
Ngoài hướng dẫn viết đơn xin việc bác sĩ, bạn đọc có tham khảo thêm hướng dẫn cách viết đơn xin việc viết tay chuyên nghiệp nhất tại vnx.com.vn.
hướng dẫn cách viết đơn xin việc viết tay chuyên nghiệp nhất
Tin liên quan
- Những điều cần biết về chứng minh công việc, bạn không thể làm ngơ!
- Ngành tài chính ngân hàng và cơ hội việc làm trong tương lai!
- Mẫu thư cảm ơn khi nhận được việc làm chi tiết nhất