dropdown

Gợi ý cách viết mẫu thư chia tay đồng nghiệp phù hợp nhất cho bạn

Ngày đăng: 12/10/2020

Với bất kỳ ai đi chăng nữa thì nghỉ việc hay phải rời đi dù bất cứ lý do nào cũng có thể xảy ra. Đặc biệt khi phải chia tay với những người đồng nghiệp đã “chiến đấu” với mình trong suốt một thời gian dài gắn bó. Liệu nếu rơi vào trường hợp đó thì bạn sẽ viết một bức thư chia tay đồng nghiệp như thế nào? Nếu muốn tìm hiểu về mẫu thư chia tay đồng nghiệp thì bài viết dưới đây là dành cho bạn. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Tạo CV xin việc

1. Ý nghĩa của mẫu thư chia tay đồng nghiệp

Khi quyết định rời đi và từ bỏ vị trí công việc của mình thì điều có lẽ mà khiến nhiều người buồn, day dứt và tiếc nuối nhất có lẽ chính là đồng nghiệp - những người anh em được coi là “vào sinh ra tử” với mình trong các cuộc chiến đấu. Những cái ôm, những lời cảm ơn đôi khi không thể truyền tải được hết những điều mà bạn muốn nói, muốn gửi tới những người đồng nghiệp của mình. Thậm chí, bạn sẽ có thể rơi vào trường hợp không thể thốt nên những lời mà mình muốn nói với những người “chiến hữu”. Khi đó, chính là lúc một mẫu thư chia tay đồng nghiệp phát huy tác dụng của mình.

Ý nghĩa của thư chia tay đồng nghiệp

Với thư chia tay đồng nghiệp, bạn có thể viết ra những điều mình muốn nói, những lời tâm tình, sẻ chia, những điều cảm ơn cũng như những trăn trở khi bản thân phải ra đi và rời xa đồng nghiệp. Việc viết ra sẽ giúp bạn đỡ ngại ngùng hơn so với việc trực tiếp nói ra bằng lời. Đồng thời, viết thư chia tay đồng nghiệp cũng sẽ là cơ hội giúp bạn có thể nói được nhiều hơn những điều mình muốn. Hơn hết, với cách này bạn sẽ không phải nói nhiều lần với nhiều người mà chỉ cần một bức thư thôi là có thể gửi tới rất nhiều người đồng nghiệp cùng một lúc.

Mẫu thư chia tay đồng nghiệp thường sẽ được sử dụng khi bạn chuẩn bị rời đi một cách đột xuất, sự đột ngột này khiến bạn không kịp để nói lời chào tạm biệt với từng người một. Thông thường nó sẽ là trước 1 ngày mà bạn rời đi. Đây sẽ là cơ hội giúp bạn nói những lời cảm ơn sâu sắc cũng như sự tiếc nuối của bản thân khi phải chia tay đồng nghiệp.

Vậy, bạn đã biết cách viết mẫu thư chia tay đồng nghiệp hay chưa? Nếu chưa thì hãy theo dõi phần thông tin được chia sẻ dưới đây nhé!

Chia sẻ những điều muốn nói

Xem thêm: Thoát khỏi lỗi lo tìm việc chỉ với 1 cú click. Nhanh tay nào!

2. Viết mẫu thư chia tay đồng nghiệp như thế nào?

Với mẫu thư chia tay đồng nghiệp thì thông thường sẽ bao gồm 3 nội dung chính là phần mở đầu, phần nội dung và phần kết thư.

- Phần mở đầu của mẫu thu chia tay đồng nghiệp

Với phần mở đầu, các nội dung trong phần này của mẫu thư chia tay đồng nghiệp sẽ bao gồm tiêu đề thư, tên người nhận thư, một lời chào và một lời thông báo về sự ra đi của bạn đối với đồng nghiệp.

Ví dụ, bạn có thể viết như sau:

“THƯ CHIA TAY

Bảo Anh thân mến/ Dear Bảo Anh,

Tôi rất tiếc khi phải thông báo điều này với bạn là tôi sẽ rời công ty vào ngày mai, ngày 15/10/2020 vì thông báo chuyển công tác đột ngột từ cấp trên chuyển xuống.”

Cách viết

Tùy vào đối tượng nhận thư bạn muốn gửi mà đối tượng nhận thư sẽ là một cá nhân cụ thể hay là một tập thể gồm rất nhiều đồng nghiệp cùng phòng ban, bộ phận với bạn. Việc nói thêm về sự rời đi của bạn thì bên ngoài lý do bạn có thể đề cập tới thời gian rời đi của mình ở ngay phần đầu này. Tuy nhiên, sẽ không cần phải quá chi tiết mà chỉ cần thông báo một cách chung chung mà thôi. Bởi phần nội dung sau đó sẽ triển khai vấn đề này một cách cụ thể hơn.

- Phần nội dung mẫu thư chia tay đồng nghiệp

Đây là phần nội dung chính của mẫu thư chia đồng nghiệp. Với phần này, các nội dung chính sẽ bao gồm việc tóm tắt sơ lược lý do bạn phải chia tay với họ - những người đồng nghiệp của mình cũng như lời cảm ơn sâu sắc của bạn với những người “chiến hữu” đó.

Với lý do chia tay, mặc dù bạn đã thông báo ở trên nhưng ở phần này thì thông tin sẽ được tiết lộ một cách chi tiết, cụ thể hơn. Sau đó sẽ là những lời cảm ơn về những điều mà đồng nghiệp đã làm cho bạn, những bài học về kiến thức chuyên môn hay những kinh nghiệm được chia sẻ và cả những điều trong cuộc sống. Tốt nhất là hãy chia sẻ những điều tích cực hơn là nói về những điều khiến bạn không hài lòng hay mang ý nghĩa tiêu cực. Bởi điều này sẽ phần nào thúc đẩy được tinh thần của những người ở lại, tạo động lực cho họ và giúp họ cảm nhận được sự chân thành từ chính bạn.

Tùy từng nội dung

Đây là một điều mà bạn nên ghi nhớ bởi nó cũng sẽ đánh giá sự tinh tế của bạn trong văn hóa giao tiếp - ứng xử cũng như trong cách viết thư chia tay của mình. 

- Phần kết thư trong mẫu thư chia tay đồng nghiệp

Là phần cuối cùng của mẫu thư chia tay đồng nghiệp. Với phần này, bạn nên để lại những lời chúc có ý nghĩa tốt đẹp nhất dành cho đồng nghiệp của mình. Những lời động viên phấn đấu, hoàn thành tốt công việc cũng như sự may mắn đi kèm để có thể gặt hái được những thành công mới trong công việc sẽ là những lời chúc không thể thiếu khi bạn phải rời xa họ. 

Bên cạnh việc đưa ra những lời chúc thì bạn có thể đưa ra những lời mời về một buổi gặp mặt trong tương lai khi có được thời gian phù hợp. Với việc này thì sẽ đồng nghĩa với việc bạn cần để lại thông tin liên lạc của mình để bạn và những đồng nghiệp cũ có thể liên hệ với bạn cho cuộc hẹn sau đó. Điều này thường rất nhiều người quên thế nhưng bạn cần phải ghi nhớ đặc biệt là khi bạn thay đổi phương thức liên lạc của mình.

Cách viết phù hợp

Trên đây là những phần thông tin cơ bản của một mẫu thư chia tay đồng nghiệp. Thực tế, tùy thuộc, vào đối tượng nhận thư bạn sẽ có những sự thay đổi phù hợp với nội dung bên trong thư để việc chia tay đồng nghiệp trở nên bớt “sướt mướt” và buồn hơn. Tuy nhiên, để có thể có được một mẫu thư chia tay đồng nghiệp có được những hiệu quả cần đạt thì việc nắm bắt các lưu ý trong quá trình viết thư là khá cần thiết.

3. Một vài lưu ý khi viết mẫu thư chia tay đồng nghiệp

Trong quá trình viết thư chia tay đồng nghiệp thì việc cần để ý một số điều để bức thư phát huy được tác dụng của mình một cách tốt nhất là điều cần thiết. Vậy, các lưu ý đó là gì?

- Viết quá nhiều, dài dòng và lan man

Một vài lưu ý

Đây là điều rất dễ xảy ra khi bạn sắp phải chia tay mà có quá nhiều điều muốn nói nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu. Vì thế bạn cứ viết một cách trong vô thức. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến thư của bạn quá dài và không rõ được nội dung và ý nghĩa của nó. Vì vậy, bạn cần chọn lọc những thông tin cơ bản cần được đưa ra trong thư chia tay của mình.

- Đưa ra những lời “hứa suông”

Đôi khi việc chia tay khiến bạn đau buồn và bạn bắt đầu nghĩ đến một vài cuộc hẹn có thể được thiết lập khi bạn đã ổn định công việc mới. Lời hứa hẹn được đưa ra thế nhưng thực tế bạn lại không thể thực hiện được những điều mình nói. Vì vậy, nếu như không thể chắc chắn việc thực hiện lời hứa của mình thì tốt nhất bạn không nên hứa.

- Hãy sử dụng từ ngữ đơn giản, dễ hiểu và dung dị

Sử dụng từ ngữ phù hợp

Với thư chia tay đồng nghiệp, bạn không cần phải sử dụng những từ ngữ quá trang trọng hay quá “đắt giá” trừ khi đó là cấp trên của bạn. Điều này phần nào sẽ khiến cho mối quan hệ của bạn và đồng nghiệp trở nên xa cách hơn cũng như không có được sự thân quen như trước đây. Thay vào đó, hãy sử dụng các từ ngữ quen thuộc, dung dị và gần gũi. Những từ ngữ này sẽ giúp cho mối quan hệ “đồng chí” đó trở nên được bền chặt hơn rất nhiều. 

Dưới dây sẽ là một vài mẫu thư chia tay đồng nghiệp các bạn có thể tham khảo:

mau-thu-chia-tay-dong-nghiep (1).docx

mau-thu-chia-tay-dong-nghiep (2).docx

Trên đây là những thông tin về mẫu thư chia tay đồng nghiệp. Mong rằng, qua bài viết này các bạn đã nắm rõ được vai trò, ý nghĩa của mẫu thư cũng như cách viết mẫu thư chia tay đồng nghiệp phù hợp nhất cho mình.

Gợi ýHướng dẫn chi tiết cách tạo một số mẫu đơn xin chuyển trường

Việc chuyển trường do nhiều vấn đề gây nên như gặp khó khăn về tài chính đối với trường con em mình đang học tập, người thân chuyển công tác, chuyển nơi ở mới, gặp vấn đề với môi trường trường học đang theo học. Đó là những vấn đề dẫn đến việc chuyển trường, nhưng bạn không biết làm thế nào để tạo lập một mẫu đơn xin chuyển trường hợp lí và đúng cách, theo dõi bài viết sau đây để biết thêm thông tin chi tiết.

Mẫu đơn xin chuyển trường

Tin liên quan

Xem nhiều nhất

Trở về Trở về back to top